Viêm khớp vai là gì? Nguyên nhân và cách điều trị viêm khớp vai phải, trái

Dược sĩ tư vấn: Vũ Thị Hậu

Viêm khớp vai với những cơn đau khó chịu luôn là nỗi ám ảnh của nhiều bệnh nhân. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra bệnh này, nhận biết thế nào, điều trị ra sao? Hãy cùng tham khảo những thông tin dưới đây.

I – Tìm hiểu về viêm khớp vai

Nắm rõ viêm khớp vai bệnh học gồm khái niệm, nguyên nhân, triệu chứng sẽ giúp người bệnh nhận biết sớm để kịp thời thăm khám điều trị bệnh.

1. Viêm khớp vai là gì?

Viêm khớp vai là hiện tượng vùng khớp vai bị viêm kèm theo cảm giác đau nhức khó chịu có thể dẫn đến hạn chế chức năng vận động.

Bộ phận bị viêm có thể là gân, cơ, dây chằng, sụn khớp… Ngoài đau thì viêm khớp bả vai còn . Đây là bệnh phổ biến hiện nay, xuất hiện ở nhiều đối tượng khác nhau.

Theo thống kê, ở Việt Nam có khoảng 2% số người có khớp vai bị viêm. Trong các bệnh viêm khớp nói chung thì viêm ở khớp vai chiếm khoảng 12,5%.

Bệnh viêm khớp vai là gìViêm khớp vai chiếm 12,5% trong các bệnh viêm khớp

2. Nguyên nhân gây viêm khớp vai

Viêm khớp vai nguyên nhân gồm có:

– Thoái hóa đốt sống cổ: Người lớn tuổi là đối tượng dễ bị thoái hóa xương khớp. Không chỉ khiến cho phần gáy bị đau mà khớp vai cũng bị chèn ép dẫn đến viêm đau. 

– Thoát vị đĩa đệm cổ: Khi đĩa đệm cổ bị bệnh, nhân nhầy sẽ bị tràn ra ngoài, chèn ép lên các dây thần kinh. Tình trạng kéo dài sẽ ảnh hưởng đến khớp vai, gây bệnh lý viêm khớp vai với những cơn đau kéo dài, lan rộng sang nhiều bộ phận khác.

– Chấn thương: Những chấn thương vùng bả vai không điều trị kịp thời sẽ dễ bị viêm nhiễm, đau nhức. Đặc biệt là ở khu vực xoay của khớp vai, làm cho các hoạt động xoay, vặn cánh tay bị hạn chế.

– Lao xương khớp: Tác nhân chính là vi khuẩn lao tấn công lên xương khớp, làm cho các khớp bị sưng đau, rò mủ, teo cơ…

– Ăn uống, sinh hoạt không khoa học: Những hoạt động hàng ngày cũng có thể dẫn đến viêm khớp vai gáy như làm việc không đúng tư thế, thường vác đồ nặng… thời gian dài sẽ làm tổn thương khớp vai.

Bên cạnh đó chế độ ăn uống không lành mạnh, thiếu một số dưỡng chất như kali, Magie, Mangan, Canxi, Vitamin B1,… cũng góp phần làm tăng nguy cơ bị viêm khớp vai.

Bị viêm khớp vai nguyên nhânCó rất nhiều nguyên nhân gây viêm khớp vai 

( → Xem thêm: Bệnh viêm khớp háng: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị)

3. Triệu chứng của bệnh viêm khớp vai

Bệnh viêm khớp vai có triệu chứng rõ ràng và rất dễ nhận biết. Cụ thể như sau:

– Đau nhức vai: Cảm giác đau nhức ở vai theo các mức độ khác nhau, tùy theo tình trạng bệnh nặng nhẹ mà vùng đau có thể lan rộng sang gáy, lưng hay cả cánh tay. Những cơn đau xuất hiện nhiều về đêm hoặc khi thời tiết lạnh.

– Hạn chế trong cử động: Người bệnh thường khó khăn khi cử động khớp vai, đồng thời các vận động ở cánh tay cũng bị hạn chế. 

– Teo cơ: Cơ phần khớp vai nếu viêm có thể bị co rút và teo nhỏ.

Tê bì: Trường hợp nặng, biểu hiện của bệnh viêm khớp vai là thấy cánh tay, bàn tay hay bị tê râm ran.

– Nóng rát, sưng đỏ: Chú ý nhìn kỹ vùng khớp vai bị đau có thể thấy da bị sưng nhẹ, đỏ hơn bình thường. Đôi khi bị nóng rát, khó chịu.

Triệu chứng của bệnh viêm khớp vai phảiVùng vai bị viêm có thể bị sưng nhẹ, nóng đỏ

4. Viêm khớp vai bao lâu thì khỏi? Có tự khỏi không?

Đối với viêm khớp vai, người bệnh nên sớm tiến hành thăm khám, chữa trị bởi càng sớm điều trị thì cơ hội hồi phục càng cao.

Bệnh này không thể tự khỏi mà dễ gây biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Đây cũng là giải đáp cho thắc mắc bệnh viêm khớp vai có tự khỏi được không? Viêm khớp vai có chữa được không?

Thời gian khỏi bệnh sẽ phụ thuộc vào mức độ bệnh, hiệu quả của phương pháp điều trị và quá trình chăm sóc của bệnh nhân. Do đó, người bệnh cần thăm khám, điều trị sớm để nhanh chóng đẩy lùi bệnh.

5. Viêm khớp vai có nguy hiểm không?

Viêm khớp vai nếu không điều trị kịp thời, người bệnh có thể gặp phải hàng loạt các biến chứng do bệnh gây ra như:

– Hạn chế vận động

Bệnh nhân viêm khớp vai cấp tính không chỉ bị ảnh hưởng đến sức khỏe mà các hoạt động, sinh hoạt hàng ngày gặp nhiều khó khăn. Về lâu dài, có thể không cử động được nếu không có biện pháp kiểm soát kịp thời.

– Biến dạng khớp vai

Viêm khớp vai phải, viêm khớp vai trái gây tổn thương xung quanh khớp gây đau nhức dữ dội. Tình trạng kéo dài sẽ khiến cho người bệnh bị tràn dịch khớp, phá hủy cấu trúc của khớp. Lâu dần gây biến dạng khớp vai.

Bị viêm khớp vai có nguy hiểm khôngViêm lâu ngày có thể gây biến dạng khớp vai

– Liệt, tàn phế

Đây là một trong những biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm khớp vai có dịch. Khi khớp vai bị viêm lâu ngày sẽ rất dễ gây ra tình trạng tổn thương sâu, suy giảm chức năng hoạt động. Cuối cùng, khớp vai có thể ngưng hoạt động dẫn đến tình trạng liệt, tàn phế, mất khả năng hồi phục.

– Hoại tử xương

Viêm khớp vai sẽ gây hoại tử xương do thiếu máu cục bộ khiến cho các tế bào xương bắt đầu chết đi, mỏng manh, dễ gãy. Đồng thời, các mạch máu nhanh chóng bị hẹp và xương khớp dễ bị chấn thương trong sinh hoạt.

– Viêm khớp nhiễm khuẩn

Các loại vi khuẩn thông qua mạch máu hoặc vết thương hở nhanh chóng xâm nhập gây tổn thương khớp vai gây đau nhức, sưng tấy, bầm tím ở khớp vai.

– Hội chứng khớp vai đông lạnh

Viêm khớp vai thể đông cứng là tình trạng khớp vai bị đau nhức, cứng khớp.

– Gãy xương vai

Khi khớp vai bị viêm, cơ và xương khớp liên tục bị đau nhức, người bệnh không có khả năng xoay cánh tay, vận động sai tư thế rất dễ khiến cho xương khớp vai bị gãy.

Viêm khớp vai có dịchXương vai dễ bị gãy khi bị viêm lâu ngày

II – Viêm khớp vai kiêng ăn gì và nên ăn gì?

Chế độ ăn uống với người bị bệnh viêm khớp là rất quan trọng. Theo đó bệnh nhân nên tăng cường bổ sung thực phẩm có lợi cho xương khớp đồng thời chú ý kiêng một số món ăn để tránh làm bệnh tình thêm nặng.

1. Viêm khớp vai nên ăn gì?

– Cá: Đối với hầu hết những người bị bệnh viêm khớp, cá là nguồn thực phẩm rất có lợi vì nó chứa lượng axit béo omega – 3 phong phú. Chất này đã được chứng minh có tác dụng giảm viêm. 

– Súp lơ xanh: Súp lơ xanh không chỉ chứa vitamin C và K mà còn chứa cả Sulforaphane làm chậm quá trình phá hủy sụn trong các khớp dẫn đến hiện tượng viêm đau.

– Trái cây có múi: Trái cây có múi như: cam, chanh, bưởi,… cũng có mặt trong danh sách thức ăn cho người bị viêm khớp, giúp tổng hợp collagen và tăng cường sức khỏe gân cốt, dây chằng và xương khớp, đặc biệt có lợi trong việc chống oxy hóa và kháng viêm.

Ngũ cốc: Các sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt là nguồn cung cấp phong phú chất xơ, vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa, có tác dụng rất lớn trong việc kiểm soát cân nặng, hạn chế và phòng bệnh viêm khớp vai cũng như giảm bớt các triệu chứng đau do viêm xương khớp gây ra.

– Trứng: Trứng nhiều chất dinh dưỡng tốt, được khuyên nên dùng cho bệnh nhân viêm khớp.

Bệnh lý viêm khớp vai kiêng ăn gìThực phẩm tốt cho người bị viêm khớp

2. Thực phẩm viêm khớp vai cần kiêng

– Đồ chiên xào: Đồ chiên xào chứa một lượng lớn dầu mỡ, hàm lượng béo cao trong các món ăn được chế biến theo cách này có thể làm những cơn đau ở khớp vai xuất hiện nhiều hơn.

– Nhóm thịt đỏ: Một vài loại thịt mà bệnh nhân viêm khớp không nên ăn nhiều như thịt trâu bò, thị bê, thịt cầy, thịt mèo…

– Rượu bia, các chất kích thích khác dễ khiến cho tình trạng viêm khớp trở nên trầm trọng hơn.

III – Các phương pháp điều trị viêm khớp vai 

Để điều trị viêm khớp vai bệnh nhân có thể đến các chuyên khoa về xương khớp, sau khi thăm khám tùy theo từng tình trạng bệnh bác sỹ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Một số giải pháp phổ biến gồm có thuốc Tây, Đông Y, phẫu thuật hoặc tự thực hiện một số biện pháp điều trị tại nhà.

1. Viêm khớp vai uống thuốc gì? 

Tùy từng tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ kê các đơn thuốc phù hợp cho người bị viêm khớp vai. Vậy viêm khớp vai nên dùng thuốc gì?

Trong điều trị, bác sĩ thường chỉ định cho bệnh nhân sử dụng các loại thuốc đặc trị bệnh viêm khớp vai như kháng sinh, kháng viêm, giảm đau hoặc tiêm corticoid tại chỗ. 

Các loại thuốc điều trị viêm khớp vai này sẽ giúp giảm nhanh cơn đau, ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm ở khớp vai.

Ngoài ra, người bệnh còn có thể áp dụng phương pháp sử dụng sóng ngắn kháng viêm hoặc giảm đau bằng điện xung.

 Bệnh nhân nên tuân theo những chỉ dẫn từ bác sĩ, không nên tự ý dùng hoặc ngưng thuốc.

Bệnh viêm khớp vai uống thuốc gìDùng thuốc điều trị theo chỉ dẫn của bác sỹ

( → Xem thêm cách điều trị viêm khớp gối TẠI ĐÂY)

2. Chữa viêm khớp vai bằng đông y

Y học Cổ truyền có nhiều bài thuốc viêm khớp vai khác nhau. Viêm khớp vai nên uống thuốc gì sẽ tùy theo tình trạng thực tế của từng người bệnh mà sẽ có sự kết hợp các vị thuốc cũng như liều lượng phù hợp.

Bài thuốc đông y trị viêm khớp vai phổ biến là độc hoạt ký sinh gia giảm.

Nguyên liệu gồm có: Quả đại táo, cam thảo nam, nhục quế, xích thược, xuyên khung, tần quy, sinh địa, phòng phong, tần giao, kim bồn thảo, khương thanh, phục linh.

Sắc thuốc mỗi ngày dùng 1 thang chia ra làm 2 lần uống để cải thiện bệnh.

3. Chữa viêm khớp vai bằng diện chẩn

Với phương pháp diện chẩn thì thầy thuốc sẽ sử dụng cụ như cây lăn, que dò, búa gõ hoặc là day ấn bằng tay…

Mục đích của phương pháp là nhằm tác động lên huyệt đạo tương ứng và hệ thần kinh đa hệ của nội tạng và ngoại vi trên cơ thể, tất cả sẽ được phản chiếu được bởi đồ hình. 

Cách thức này sẽ giúp người bệnh khai thông được kinh mạch, quá trình trao đổi sẽ dễ dàng hơn, tăng cường hệ miễn dịch và làm giảm đau nhức.

Cách chữa bệnh viêm khớp vai được thực hiện với hai bước như sau:

  • Bước 1: Khai thông huyệt đạo

Dùng ngón tay hoặc dụng cụ lăn để xoa bóp với lực tác động vừa phải lên vùng bả vai trong khoảng 5 phút, cào nhẹ vùng bạn vừa xoa bóp, thực hiện khoảng 2 phút.

Nên thực hiện lần lượt từ vai trái sang vai phải, đặc biệt vai phải vì đây là vùng chứa nhiều huyệt đạo và dây thần kinh.

  • Bước 2: Day huyệt đạo

Dùng hai bàn tay day vào các huyệt đạo ở vùng khớp vai.

Dùng con lăn để lăn vùng huyệt 332-360-16. Rồi lăn vùng 73 xéo lên 330. Kết hợp day ấn đối với các huyệt 477-97-98-99-106-34. Gõ vào huyệt 05.

Chia sẻ cách điều trị viêm khớp vai tại nhàDiện chẩn

4. Phẫu thuật

Phẫu thuật chữa viêm khớp có thể giúp các phần bị biến dạng phục hồi lại chức năng. Viêm khớp vai chữa thế nào? thường áp dụng các phương pháp như thay khớp, chỉnh hình khớp, cắt bỏ đầu xương…

Chuyên khoa xương khớp là nơi thực hiện các phẫu thuật này, đây cũng là giải đáp cho thắc mắc chữa viêm khớp vai ở đâu.

5. Cách điều trị viêm khớp vai tại nhà

  • Chườm lạnh

Bị viêm khớp vai cách chữa bằng chườm lạnh có thể giúp giảm sưng, giảm đau nhức, hỗ trợ điều trị viêm quanh khớp vai gáy. Cách thực hiện chỉ cần cho ít đá viên vào trong túi chườm sau đó chườm lên vùng khớp vai. Mỗi ngày không nên chườm lạnh quá 5 lần, mỗi lần kéo dài trong khoảng 15 phút.

  • Bổ sung dưỡng chất cho cơ thể

Bên cạnh các phương pháp điều trị trên, người bệnh cần chú ý việc bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể để nâng cao sức khỏe, ngăn ngừa và cải thiện các triệu chứng viêm khớp.

Trong đó việc bổ sung canxi đầy đủ là điều vô cùng cần thiết, giúp tăng cường sức khỏe xương khớp, làm chậm quá trình thoái hóa, phòng ngừa loãng xương và nhiều bệnh lý cơ xương khớp khác.

Nếu chế độ dinh dưỡng không đảm bảo cung cấp đủ lượng canxi cho cơ thể, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để bổ sung thêm canxi từ thuốc hoặc thực phẩm chức năng.

Điều trị viêm khớp vai tráiBổ sung canxi giúp tăng cường sức mạnh xương khớp

NextG Cal là viên uống cung cấp canxi, giúp bổ sung canxi trong các trường hợp do thiếu canxi như: loãng xương, đau lưng, thoái hóa khớp, viêm khớp,… 

Đây là sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên được làm từ xương bò non, đặc biệt, với cấu trúc vi tinh thể, chứa  vitamin D3 và K1, canxi sẽ được hấp thu tối ưu và vận chuyển đến tận mô xương, giúp xương khớp chắc khỏe.

* Số giấy xác nhận quảng cáo NextG Cal: 2/2019/XNQC-QLD.

Nội dung trên đây về nguyên nhân, triệu chứng viêm khớp vai và cách điều trị chắc hẳn đã giúp người bệnh hiểu rõ hơn về bệnh lý này. Nếu có biểu hiện viêm đau cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để thăm khám, tránh để bệnh tiến triển kéo dài gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Nếu cần tìm hiểu thêm về các triệu chứng thiếu canxi  hoặc thông tin sản phẩm NextG Cal bạn có thể để lại bình luận cuối bài viết, đặt câu hỏi trong khung chat hoặc gọi tới tổng đài 1800 1125 (miễn phí cước gọi) để được dược sỹ tư vấn.

5/5 - (1 bình chọn)

Bình luận (0)

Trả lời

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.

Bài viết liên quan

Bầu ăn lòng heo được không? Tốt thế nào cho thai phụ?

Mặc dù là món ăn khoái khẩu của nhiều người, tuy nhiên lòng lợn lại là phần nội tạng, điều…

Chi tiết

Bầu ăn cháo lòng được không? Nên lưu ý những gì?

Cháo lòng là món ăn dồi dào dinh dưỡng nhưng do sử dụng nhiều loại nội tạng động vật nên…

Chi tiết

Bầu ăn được Socola được không? 8 công dụng cho mẹ và bé!

Có bầu ăn socola được không? là câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm của chị em phụ nữ…

Chi tiết

Bầu ăn rau sống được không? Ăn được những loại nào?

Rau sống được biết tới là món ăn sống, tiềm ẩn nguy cơ cao nhiễm khuẩn nên dù loại rau…

Chi tiết