Viêm khớp háng là một trong những loại viêm khớp gây ra triệu chứng khó chịu và hạn chế vận động ở người bệnh. Việc chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể hạn chế biến chứng gặp phải trong tương lai. Nội dung dưới đây sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu chi tiết về bệnh này.
Nội dung:
I – Viêm khớp háng là như thế nào?
Bệnh viêm khớp háng trái, viêm khớp háng phải là một dạng tổn thương, viêm nhiễm xảy ra ở vùng khớp háng gây ra những cơn đau nhức kéo dài, đặc biệt là khi người bệnh đi lại.
Viêm khớp háng được phân chia thành hai loại chính:
– Viêm khớp háng nguyên phát: Tình trạng này chủ yếu là do tuổi tác đến thời kỳ các khớp xương bị lão hóa, không sản sinh dịch khớp.
– Viêm khớp háng thứ phát: Tình trạng này được phân chia nhỏ thành nhiều dạng khác gồm viêm khớp háng do chấn thương, thoái hóa khớp sau biến chứng, viêm khớp háng trên nền dị dạng cũ.
Tình trạng khớp háng bị viêm
Bệnh này chủ yếu xuất hiện nhiều ở những người bước vào giai đoạn trung niên, người cao tuổi khi cơ thể không thể tự sản sinh ra các dịch khớp để di chuyển khớp xương.
Tuy nhiên những người trẻ tuổi và trẻ nhỏ vẫn có thể mắc bệnh này do nhiều nguyên nhân khác nhau. Ngoài ra phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ sau khi sinh có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so tỉ lệ viêm khớp háng ở nam giới.
II – Nguyên nhân gây viêm khớp háng
Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng bệnh viêm khớp háng ở cả người lớn và trẻ nhỏ.
1. Nguyên nhân gây viêm khớp háng ở trẻ em
– Do di truyền: Một số ít bệnh nhân là trẻ nhỏ đã bị viêm khớp háng do di truyền từ bố mẹ, tỉ lệ này không cao nhưng vẫn có những trường hợp đã được ghi nhận.
– Do chấn thương: Những trường hợp trẻ bị ngã, tai nạn hay va đập gây tổn thương khớp háng có thể dẫn đến viêm đau khớp háng.
– Do béo phì: Khi thừa cân, phần thân trên cơ thể sẽ tích tụ nhiều mỡ thừa tăng áp lực cho hai chân phải chống đỡ, lúc này khớp háng sẽ bị tác động lực rất mạnh gây nên viêm nhiễm, chấn thương.
Nguyên nhân gây viêm khớp háng ở trẻ có thể là do béo phì
2. Nguyên nhân gây viêm khớp háng ở người lớn
Ngoài những nguyên nhân giống bệnh viêm khớp háng ở trẻ, đối với người lớn bị viêm khớp háng còn có thể do những nguyên nhân điển hình sau:
– Viêm khớp háng do lão hóa: Đây thường là nguyên nhân phổ biến nhất do người bệnh bắt đầu có tuổi, dịch khớp không sản sinh ra, các khớp xương bước vào thời kỳ thoái hóa, phá vỡ cấu trúc bên trong.
Những sụn khớp bị phá hủy rồi rất khó để có thể lành và phục hồi lại, đây là nguyên nhân chính gây nên bệnh viêm khớp háng ở nhiều người.
– Tính chất công việc: Những người thường xuyên phải mang vác vật nặng hoặc di chuyển nhiều bằng xe đạp, thể dục thể thao quá độ sẽ khiến khớp háng dễ bị thoái hóa dẫn đến viêm nhiễm, sưng đau.
– Do bệnh lý: Một số bệnh xương khớp gặp di chứng có thể gây ra viêm và sưng đau ở khớp háng như thoát vị bẹn, viêm khớp háng dạng thấp, tiểu đường, bệnh viêm gân, viêm bao màng hoạt dịch…
– Do thiếu chất: Thiếu các dưỡng chất như Canxi, Glucosamine, Mangan, Kali, Magie, Vitamin B12, Acid Folic, Vitamin B1 cũng có thể gây ra tình trạng viêm đau khớp, đặc biệt là ở các đối tượng người già, phụ nữ mang thai, viêm khớp háng sau sinh.
Thiếu dưỡng chất cũng làm tăng nguy cơ viêm xương khớp
( → Nên đọc: Đau khớp háng SAU KHI SINH do đâu? Cách giảm đau khớp háng sau sinh)
III – Dấu hiệu viêm khớp háng
Triệu chứng bệnh viêm khớp háng được thể hiện rõ ràng qua 3 giai đoạn của bệnh:
– Giai đoạn đầu: Các triệu chứng thường không rõ ràng và gắn liền với những tình trạng khác. Người bệnh chủ yếu thấy xuất hiện những cơn đau ở vùng háng, bẹn, thỉnh thoảng lan truyền đến vùng đùi và chân, không đứng được lâu, mỏi, di chuyển hơi khó khăn.
– Giai đoạn giữa: Bắt đầu có những triệu chứng rõ ràng, những cơn đau, buốt xuất hiện nhiều hơn khiến việc đi lại gặp khó khăn hơn. Cơn đau ập đến khi đột ngột di chuyển, dạng chân hoặc gập người, đặc biệt là khi ngủ dậy.
– Giai đoạn sau: Các cơn đau xảy ra liên tục với tần suất cao hơn, thậm chí là cả ngày. Vùng khớp háng đau đớn, cứng hông, không thể di chuyển được, không xoay được người, gập hay dạng háng.
Các cơ khớp bị thoái hóa và teo nhỏ lại. Giai đoạn này bệnh rất dễ xảy ra những biến chứng nhất định, nguy hiểm đến người bệnh, nghiêm trọng nhất là liệt hai chân.
IV – Bệnh viêm khớp háng có chữa được không?
Các triệu chứng bệnh nếu được khám viêm khớp háng, chẩn đoán và điều trị sớm có thể làm chậm sự phát triển của bệnh, giảm triệu chứng đau, giúp bệnh nhân vận động, trở lại cuộc sống bình thường.
Viêm khớp háng nếu điều trị sớm có thể khắc phục triệu chứng bệnh
Nếu để bệnh chuyển sang giai đoạn nặng sẽ rất khó khăn trong việc điều trị, có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng như gia tăng nguy cơ tàn tật vĩnh viễn, tổn thương nội tạng, nhiễm trùng huyết, viêm cầu thận,…
V – Viêm khớp háng nên ăn gì, kiêng ăn gì?
Việc áp dụng chế độ ăn uống hợp lý và nhất là kiêng kỵ trong ăn uống khi điều trị các bệnh viêm xương khớp có ý nghĩa rất quan trọng.
Do đó người bệnh cần chú ý:
1. Viêm khớp háng nên ăn gì? Những thực phẩm nên ăn
– Cá béo
Những dòng cá béo, đặc biệt là cá thu, cá hồi hoặc cá mòi là sự lựa chọn hiệu quả nhất cho người bị viêm khớp. Chúng có rất nhiều axit béo omega 3 với tác dụng kháng viêm mạnh mẽ.
– Tỏi
Sở hữu hàm lượng allicin dồi dào, tỏi được dùng như một phương thuốc kháng sinh tự nhiên giúp chống lại hiện tượng nhiễm trùng trong khớp, giảm sưng viêm.
– Rau bina
Rau bina đặc biệt giàu thành phần chất chống oxy hóa thực vật, nhất là kaempferol giúp bảo vệ sụn, ức chế sự phát triển của một số gốc tự do gây hại cho khớp, đồng thời chống viêm, giảm sưng đau ở khớp.
– Gừng
Gừng cung cấp rất nhiều zingerone, sắt, kẽm, kali có tác dụng tăng cường tưới máu tới nuôi dưỡng khớp mắc viêm, giúp tổn thương bên trong nhanh được chữa lành.
– Bông cải xanh
Có chứa thành phần sulforaphane chống oxy hóa, ngăn chặn sự hình thành các chất dẫn đến phản ứng viêm tại khớp, nhờ đó cải thiện những triệu chứng bệnh.
Bông cải xanh là thực phẩm tốt cho người bị viêm khớp
– Các quả mọng
Bao gồm dâu tây, việt quất, anh đào, dâu tằm… chứa quercetin và rutin – một số hợp chất thực vật có khả năng ức chế sự hình thành của phản ứng viêm tại khớp.
– Trái cây có múi
Trái cây có múi như cam, quýt, chanh hoặc bưởi,… bổ sung hàm lượng vitamin C dồi dào cho cơ thể giúp kháng viêm, kích thích tái tạo mô sụn và tế bào xương
– Thực phẩm giàu canxi
Việc bổ sung đầy đủ canxi có khả năng giảm mức độ nghiêm trọng của những biểu hiện bệnh, ngăn chặn viêm khớp tiến triển nặng hơn.
2. Thực phẩm người bị viêm khớp háng cần kiêng
– Hạn chế ăn những thực phẩm gây mất canxi: Thực phẩm giàu phốt pho như thịt, phủ tạng, muối, đường, rượu bia.
– Hạn chế ăn những thực phẩm tạo một số chất gây kích thích phản ứng viêm và thúc đẩy kết dính tiểu cầu, gây giãn mạch, xung huyết, tăng cảm giác đau như sản phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa, dầu như bơ, đồ ăn nhanh, thức ăn sẵn, thức ăn chiên quá kỹ và nhiều dầu.
– Hạn chế thực phẩm gây tăng chất lipit máu gây bất lợi cho người đang bị viêm khớp vì xúc tác phản ứng viêm tấy ở mặt trong bao khớp như thịt mỡ, bơ, xúc xích, dăm-bông, bánh kẹo.
Hạn chế các thực phẩm gây khiến bệnh nặng hơn
– Tránh các thực phẩm có thể gây ra dị ứng tăng viêm như như ngô (bắp), bơ sữa, đồ nếp đã qua chế biến, cua, tôm.
– Kiêng các thực phẩm giàu a-xít oxalic như nam việt quất, mận, củ cải.
– Kiêng đồ ăn nhiều gia vị, các đồ uống có cồn, có chất kích thích.
VI – Viêm khớp háng điều trị như thế nào?
Ngay khi có những triệu chứng của bệnh viêm khớp háng người bệnh nên đến cơ sở y tế chuyên khoa xương khớp để tiến hành khám, chẩn đoán và có phác đồ điều trị tốt nhất theo từng nguyên nhân và tình trạng bệnh. Đây cũng là câu trả lời cho thắc mắc chữa viêm khớp háng ở đâu.
1. Cách điều trị viêm khớp háng ở trẻ em
Điều trị viêm khớp ở trẻ em cần lưu ý hơn so với ở người lớn. Các phương pháp được áp dụng chủ yếu gồm có:
– Phương pháp nội khoa: Các loại thuốc giảm đau kháng viêm được kê nhằm làm giảm triệu chứng. Trẻ có thể được kê đơn thêm một vài loại thuốc bổ sung canxi, vitamin để hỗ trợ giúp xương chắc khỏe hơn.
– Vật lý trị liệu: Áp dụng kết hợp điều trị bằng nội khoa để giảm thiểu lượng thuốc Tây cần dùng. Các bài tập tại nhà được bác sĩ chỉ định nên thực hiện đúng cách. Ngoài ra, các bé có thể tập các bài tập nhẹ nhàng khác như yoga hỗ trợ cải thiện bệnh lý xương khớp.
Vật lý trị liệu có thể áp dụng cho trẻ em bị viêm khớp
– Chỉnh hình khớp: Những trường hợp khớp háng bị chấn thương nặng, loạn sản xương hông sẽ được chỉ định chỉnh hình sớm để không ảnh hưởng đến chức năng vận động sau này.
– Phẫu thuật: Áp dụng khi các phương pháp điều trị khác không mang lại hiệu quả. Phẫu thuật đối với trẻ nhỏ là một vấn đề rất lớn, các bác sĩ sẽ trực tiếp trao đổi, cân nhắc với phụ huynh trước khi tiến hành.
2. Cách trị viêm khớp háng cho người lớn
Các hình thức điều trị viêm khớp háng ở người lớn cơ bản như sau:
- Sử dụng thuốc Tây
Các loại thuốc thường được kê đơn để điều trị viêm khớp háng bao gồm:
– Các loại thuốc giảm đau, kháng viêm (nhóm thuốc chống viêm phi Steroid, thuốc giảm đau Opioid…).
– Thuốc viêm khớp háng – Corticosteroid: Prednisone, Hydrocortison, Methylprednisolone, Triamcinolon, Dexamethason…
– Chữa viêm khớp háng bằng đông y
Đông y sử dụng thảo dược từ thiên nhiên để trị chứng phong thấp, từ đó cải thiện và phục hồi, tái tạo lớp sụn giúp bôi trơn cho khớp.
Một số bài thuốc Đông Y điều trị viêm khớp háng hiệu quả như:
– Bài thuốc từ ngũ gia bì
100gr ngũ gia bì cắt nhỏ, sao trên chảo đến khi vàng rồi ngâm chung với 300ml rượu trắng trong vòng 10-15 ngày. Mỗi ngày uống khoảng 30ml rượu ngũ gia bì vào buổi tối trước khi đi ngủ.
Vị thuốc Đông y chữa viêm khớp háng
– Bài thuốc từ Hy Thiêm
10g Bột Hy thiêm, 3g bột Thiên niên kiện, 2g bột Xuyên khung. Trộn các loại bột lại với nhau, thêm chút nước rồi ve lại thành viên tròn. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần từ 4-5 viên, cách xa bữa ăn.
– Bài thuốc từ Thổ Phục Linh
20g Thổ phục linh, 16g cỏ nhọ nồi, 16g hy thiêm, 12g ngải cứu, 12g ngưu tất, 12g thương nhĩ tử. Sắc thuốc với 300ml nước đến khi còn 200ml là hoàn thành. Mỗi ngày uống 1 thang thuốc.
- Điều trị Ngoại khoa
Y học hiện nay rất hiện đại, người bệnh có nhiều lựa chọn hình thức để điều trị viêm khớp háng sao cho phù hợp với tình hình sức khỏe hiện tại của mình.
- Vật lý trị liệu
Những bài tập từ đơn giản đến phức tạp tùy theo tình trạng sức khỏe có tác dụng tăng cường tuần hoàn, lưu thông máu, và sự linh hoạt của các khớp xương.
- Phẫu thuật chữa viêm khớp háng
Trong một vài trường hợp nhất định việc uống thuốc và vật lý trị liệu không đem lại tác dụng, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật để giảm bớt đau đớn và tăng cường chức năng vận động.
Phẫu thuật chữa khớp háng sẽ được thực hiện khi có chỉ định chỉ định và theo dõi sát sao của bác sĩ.
Phẫu thuật khớp háng
Bên cạnh các phương pháp điều trị trên, người bệnh cần chú ý việc bổ sung các dưỡng chất cần thiết tùy vào thể trạng sức khỏe của mình.
Trong đó việc bổ sung canxi là điều vô cùng cần thiết, bên cạnh chế độ dinh dưỡng giàu canxi, người bệnh có thể tham khảo ý kiến bác sỹ để uống thêm thuốc canxi giúp tăng cường sức khỏe xương khớp, phòng ngừa loãng xương và nhiều bệnh lý xương khớp.
NextG Cal là viên uống bổ sung canxi giúp cung cấp canxi cho cơ thể, dùng trong các trường hợp do thiếu canxi gây ra như: loãng xương, đau lưng, thoái hóa khớp gối, viêm khớp háng…
Đây là sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên được làm từ xương bò non của Úc, đặc biệt, với cấu trúc vi tinh thể, chứa vitamin D3 và K1, canxi sẽ dễ dàng được hấp thu và vận chuyển đến tận các mô xương.
Canxi NextG Cal có nguồn gốc từ tự nhiên
* Số giấy xác nhận quảng cáo NextG Cal: 2/2019/XNQC-QLD.
Trên đây là toàn bộ nội dung về bệnh viêm khớp háng, nếu phát hiện những triệu chứng bệnh, người bệnh nên thăm khám sớm để xác định nguyên nhân và áp dụng phương pháp điều trị hiệu quả.
Nếu cần tìm hiểu thêm về các triệu chứng thiếu canxi hoặc thông tin sản phẩm NextG Cal bạn có thể để lại bình luận cuối bài viết, đặt câu hỏi trong khung chat hoặc gọi tới tổng đài 1800 1125 (miễn phí cước gọi) để được dược sỹ tư vấn.