Bị thoái hóa khớp gối là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Dược sĩ tư vấn: Vũ Thị Hậu

Khớp gối có vai trò rất quan trọng, gánh toàn bộ trọng lượng cơ thể và là khớp vận động nhiều nhất. Tuy nhiên nhiều người bị thoái hóa khớp gối dẫn đến hạn chế khả năng vận động ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sinh hoạt. Nội dung bài viết dưới đây sẽ giúp người đọc tìm hiểu chi tiết các thông tin về bệnh này.

I – Tìm hiểu về bệnh thoái hóa khớp gối

Tỉ lệ bệnh nhân mắc bệnh thoái hóa khớp gối không ngừng tăng lên mỗi năm, nhất là những người cao tuổi khiến không ít người hoang mang, lo lắng. Chính vì vậy, khái niệm, nguyên nhân, dấu hiệu là những điều cần tìm hiểu trước tiên.

1. Bệnh thoái hóa khớp gối là gì?

Khớp gối có vị trí tiếp giáp giữa ba xương: đầu dưới của xương đùi, đầu trên của xương chày và mặt sau của xương bánh chè, được che phủ bởi sụn khớp. 

Bệnh thoái hóa khớp gối là gìHình ảnh giải phẫu khớp gối

Thoái hóa khớp gối bệnh học (thoái hóa khớp gối tiếng anh là Degenerative Knee) là tình trạng sụn khớp bị bào mòn, trở nên xù xì và mỏng, mất tính đàn hồi hoặc rách nứt, biến mất khiến cho xương trong khớp bị va chạm, chà sát lên nhau gây ra các triệu chứng sưng, đau, cứng khớp và hạn chế khả năng vận động.

Đây là căn bệnh có diễn biến âm thầm nên rất khó phát hiện. Khi lớp sụn tự nhiên ở gối bị hao mòn, người bệnh sẽ phải đối diện với hàng loạt các vấn đề sức khỏe do bệnh thoái hóa khớp gối gây ra.

( → Xem thêm: Bệnh viêm khớp cổ chân: Nguyên nhân và cách điều trị viêm khớp cổ chân)

2. Nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối là bệnh do rất nhiều nguyên nhân gây ra, gồm có:

– Tuổi tác: Tuổi càng cao thì quá trình tái tạo sụn khớp càng suy giảm. Đồng thời, ở độ tuổi trưởng thành, những tế bào sụn sẽ không có khả năng sản sinh và tự tái tạo nữa.

– Thừa cân, béo phì: Cân nặng tăng nhanh sẽ gây chèn ép lên các khớp khiến cho lớp sụn nhanh chóng bị bào mòn và suy yếu dần theo thời gian. Tỉ lệ những người bị thoái hóa khớp gối ở tuổi 40 khi bị béo phì tăng gấp 6 lần so với người bình thường.

– Giới tính: Phụ nữ mắc bệnh thoái hóa khớp gối nhiều hơn nam giới bởi lớp dây chằng ở khớp gối yếu hơn. Bên cạnh đó, thói quen đi giày cao gót nhiều sẽ gây áp lực lên sụn khớp, thúc đẩy lớp sụn bị thoái hóa dẫn đến thoái hóa khớp gối ở người trẻ tuổi.

Nguyên nhân bị thoái hóa khớp gối bệnh họcPhụ nữ có tỉ lệ mắc bệnh thoái hóa khớp gối nhiều hơn nam giới

– Di truyền: Những gen đột biến do di truyền sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm thoái hóa khớp gối. Sụn khớp không được nuôi dưỡng thay vì bảo vệ khớp sẽ nhanh chóng tự sản sinh ra cơ chế hủy hoại sụn khớp gây ra bệnh.

Chấn thương: Những người gặp phải các chấn thương như giãn, đứt dây chằng, gãy xương bánh chè, đau nhức xương đùi, các cơ lỏng lẻo,… sẽ có nguy cơ cao bị thoái hóa khớp gối.

– Vận động quá sức: Vận động quá sức ở cường độ cao sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh thoái hóa khớp gối tràn dịch hoặc thúc đẩy quá trình thoái hóa khớp diễn ra nhanh hơn.

Sử dụng thuốc corticoid: Lạm dụng thuốc corticoid hoặc sử dụng thuốc không đúng cách sẽ rất dễ làm tăng mức độ thoái hóa khớp gối.

Chế độ ăn uống: Việc ăn uống thiếu khoa học sẽ khiến cho túi hoạt dịch nhanh chóng tiết ra chất nhờn, làm cho lớp sụn khớp bị hủy hoại gây ra bệnh thoái hóa khớp gối.

Mắc bệnh lý khác: Thoái hóa khớp gối còn do người bệnh mắc một số bệnh lý khác như viêm khớp dạng thấp, tiểu đường, gout, hội chứng rối loạn chuyển hóa,…

3. Dấu hiệu khi khớp gối bị thoái hóa

Theo EULAR 2009: Chẩn đoán thoái hóa khớp gối dựa vào:

– Ba triệu chứng cơ năng: đau, cứng khớp, hạn chế chức năng.

– Ba triệu chứng thực thể: lạo xạo (bào gỗ), hạn chế vận động, chồi xương.

Dấu hiệu bị thoái hóa khớp gối m17Thoái hóa khớp gối làm hạn chế vận động

Chẩn đoán khi có 3 triệu chứng cơ năng và có 3 triệu chứng thực thể

Những người bị thoái hóa khớp gối sẽ gặp phải các biểu hiện điển hình bao gồm:

– Đau nhức xương khớp

– Sưng tấy ở khớp gối

– Cảm giác nóng trong khớp, sưng đỏ ở khớp

– Cứng khớp gối, không thể cử động gối, nhất là vào buổi sáng hay khi ngồi lâu

– Xuất hiện tiếng kêu rắc rắc, lộp cộp khi người bệnh chuyển động đầu gối

– Cơn đau thường xuất hiện liên tục và nhanh chóng tăng lên khi người bệnh di chuyển. Tình trạng đau đớn khớp gối sẽ giảm khi người bệnh nghỉ ngơi.

Thoái hóa khớp gối M17 –  theo mã icd thoái hóa khớp gối dựa theo phân loại Quốc tế ICD-10 là từ giai đoạn 2 trở lên làm hạn chế khả năng vận động của đầu gối, gặp nhiều khó khăn khi đi bộ, leo lên cầu thang hoặc bước vào xe ô tô.

II – Bị thoái hóa khớp gối nên ăn gì và kiêng ăn gì?

Bên cạnh áp dụng các phương pháp điều trị thì một chế độ ăn hợp lý cũng góp phần quan trọng để cải thiện tình trạng bệnh. Một vài gợi ý dưới đây có thể giúp người bệnh tham khảo để xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp:

1. Bị thoái hóa khớp gối ăn gì?

– Các loại cá béo

Được đánh giá là loại thực phẩm tốt nhất cho những người bị mắc các bệnh về xương và khớp bởi trong cá béo chứa nhiều axit omega 3 có khả năng kháng viêm tốt.

Vì vậy câu trả lời cho thắc mắc bị thoái hóa khớp gối nên ăn gì chính là các loại cá như cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá mòi,… Mỗi tuần nên ăn ít nhất 1 bữa cá.

Bị thoái hóa khớp gối nên ăn gìCác loại cá béo tốt cho người bệnh thoái hóa khớp gối

– Sữa  

Hàm lượng canxi trong sữa rất cao sẽ giúp cho xương chắc khỏe hơn. Bên cạnh đó, sữa còn giàu vitamin D, magie cũng như protein nên sẽ giúp cho cơ bắp được cải thiện. Người bệnh có thể uống sữa tươi không đường, ăn sữa chua hay phô mai mỗi ngày.

– Rau có màu xanh đậm

Sở dĩ ăn rau có màu xanh đậm tốt cho người bị khớp, thoái hóa khớp gối là bởi trong loại rau này có hàm lượng vitamin D lớn, giúp cho việc hấp thụ canxi tốt hơn. Nhờ đó, cơ thể không chỉ được tăng cường hệ miễn dịch mà còn có thể chống nhiễm trùng.

– Súp lơ xanh

Trong thành phần của súp lơ có chứa Sulforaphane – là hợp chất làm chậm quá trình lão hóa. Bên cạnh đó, ăn súp lơ còn giúp bạn hạn chế các cơn đau do chứng thoái hóa, viêm khớp gây ra. Tìm hiểu thoái hóa khớp gối ăn gì tốt không nên bỏ qua thực phẩm này.

Bị thoái hóa khớp gối ăn gìSúp lơ xanh giúp hạn chế cơn đau do thoái hóa, viêm khớp

– Các loại quả mọng

Các loại quả mọng cũng là nguồn thực phẩm tốt cho bệnh nhân thoái hóa khớp gối, chúng chứa nhiều vitamin và khoáng chất rất có lợi cho xương khớp. Vì thế, nên bổ sung dâu tây, dâu ta (dâu đen), việt quất hoặc nho nếu bị thoái hóa khớp gối.

– Dầu ô liu

Những người bị khớp sử dụng dầu ô liu thường xuyên sẽ giảm các triệu chứng viêm khớp, đau và sưng tấy một cách cực kỳ hiệu quả.

– Các loại nước xương

Trong thành phần của nước xương có chứa nhiều canxi và collagen, giúp cho hệ xương khớp thêm phần chắc khỏe hơn, rất tốt cho việc hình thành các đầu sụn.

2. Thoái hóa khớp gối kiêng ăn gì?

– Thực phẩm nhiều đường

Thực phẩm giàu đường có thể thay đổi phản ứng miễn dịch của cơ thể đối với bệnh tật. Điều này khiến cho tình trạng viêm sưng tồi tệ hơn và khiến các khớp xương bị suy yếu đi.

– Thực phẩm nhiều muối

Hàm lượng natri cao trong muối có thể khiến các tế bào của cơ thể bị sưng lên do bị tích nước. Vì thế, muối là thực phẩm tiếp theo trong danh sách kiêng mà người bị thoái hóa khớp gối cần hết sức lưu ý.

Viêm thoái hóa khớp gối kiêng ăn gìHạn chế sử dụng các món ăn chứa nhiều muối

– Đồ chiên, xào

Những thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa như khoai tây chiên hay bánh rán cũng nằm trong danh sách câu trả lời thoái hóa khớp gối không nên ăn gì vì sẽ làm tăng nguy cơ viêm nhiễm trong cơ thể và nhất là sẽ khiến những cơn đau khớp trở nên nghiêm trọng hơn.

Những loại dầu thường dùng để chiên đồ ăn có thể làm gia tăng Cholesterol trong cơ thể, có thể dẫn đến viêm khớp do các mô cử động ở đầu xương bị mòn dần.

– Đồ ăn nhiều Axit béo Omega – 6

Omega – 6 có thể làm gia tăng mức độ viêm trong cơ thể và khiến cơn đau khớp nặng hơn. Vì vậy, người bệnh nên hạn chế ăn nhóm thực phẩm chứa nhiều axit béo Omega – 6 như lòng đỏ trứng và thịt có màu đỏ như thịt bò, thịt dê, thịt cừu, thịt ngựa…

– Đồ ăn từ bột tinh chế

Các sản phẩm từ bột tinh chế như bánh mỳ, mỳ ống, ngũ cốc dinh dưỡng đóng gói cũng là tác nhân kích thích phản ứng viêm của cơ thể thổi bùng lên cơn đau viêm khớp. 

– Thuốc lá và rượu

Sử dụng thuốc lá và rượu bia tác động tiêu cực đến mọi mặt của sức khỏe, trong đó có các vấn đề  liên quan đến xương khớp. 

Bị thoái hóa khớp gối không nên ăn gìThuốc lá và bia rượu là những chất có hại mà bệnh nhân cần kiêng 

III – Bị thoái hóa khớp gối nên uống thuốc gì? Thuốc trị thoái hóa khớp gối

Đối với căn bệnh thoái hóa khớp gối, người bệnh nên nhanh chóng tiến hành thăm khám và áp dụng phương pháp điều trị bệnh sớm. Tùy thuộc vào từng mức độ bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp chữa cũng như kê đơn thoái hóa khớp gối uống thuốc gì phù hợp cho tình trạng bệnh.

Một số hướng điều trị bệnh nhân có thể tham khảo:

1. Y học hiện đại

– Ở mức độ nhẹ, người bệnh thoái hóa khớp gối có thể sử dụng thuốc kháng sinh, kháng viêm để kiểm soát các triệu chứng sưng tấy, đau nhức, khó chịu do bệnh gây ra.

Bên cạnh thuốc chữa thoái hóa khớp gối, bệnh nhân cũng có thể dùng các chất bổ sung cho cơ thể như glucosamine, chondroitin,… 

Thoái hóa khớp gối độ 2: Người bệnh vẫn sử dụng các loại thuốc giảm đau theo hướng dẫn của bác sĩ đồng thời cần phải áp dụng phác đồ điều trị thoái hóa khớp gối bằng một số bài tập vật lý trị liệu để giúp tăng cường sức khỏe và hỗ trợ giúp xương khớp linh hoạt hơn. 

– Ở giai đoạn 3, người bệnh vẫn sử dụng thuốc đặc trị thoái hóa khớp gối. Một số loại thuốc được áp dụng điều trị bệnh trong thời gian này là thuốc giảm đau OTC.

Ngoài ra, bệnh nhân còn tiêm corticosteroid hoặc axit hyaluronic để kiểm soát bệnh tùy thuộc vào mức độ mắc bệnh thoái hóa khớp gối của bệnh nhân. 

– Ở giai đoạn 4 người bệnh cần phải tiến hành phẫu thuật. Đây là phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối cuối cùng giúp người bệnh có thể vận động và di chuyển được.

Tuy nhiên, chỉ những trường hợp cần thiết, người bệnh điều trị bằng thuốc không thành công hoặc gặp nhiều biến chứng mới phẫu thuật để thay thế hoặc sửa lại khớp gối.

Bị thoái hóa khớp gối nên uống thuốc gìPhẫu thuật thoái hóa khớp gối cho những trường hợp nặng

Một số phương pháp phẫu thuật chữa thoái hóa khớp gối như nội soi khớp, thay thế khớp mới, cắt bỏ xương, tế bào gốc,…

2. Y học cổ truyền (Đông y – Thuốc nam)

Thông thường, phương pháp này chỉ nên thực hiện ở những bệnh nhân mắc bệnh ở mức độ nhẹ và không phải người bệnh nào cũng thích hợp với cách chữa trị này.

Do đó, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi chữa trị bệnh bằng Y học cổ truyền và dùng thuốc điều trị thoái hóa khớp gối.

Một vài biện pháp khắc phục thoái hóa khớp gối bằng y học cổ truyền như:

  • Sử dụng thuốc Đông y 

Để điều trị căn bệnh này, Đông y chú trọng đẩy lùi căn nguyên gây bệnh, giúp khí huyết lưu thông, phục hồi tạng phủ, tăng cường sức khỏe,… 

Những bài thuốc Đông y giúp tiêu viêm, giảm đau, giúp người bệnh đi lại dễ dàng hơn. Tuy nhiên, cách chữa thoái hóa khớp gối bằng đông y có tác dụng chậm, đòi hỏi bệnh nhân phải kiên trì thực hiện trong khoảng thời gian dài mới có thể kiểm soát các triệu chứng bệnh thoái hóa khớp gối.

Các bài thuốc nam trị thoái hóa khớp gối

Một số bài thuốc Nam hay bài thuốc dân gian chữa thoái hóa khớp gối với các nguyên liệu tự nhiên như lá lốt, bột quế, lá đinh lăng, mật ong,… có tác dụng giúp giảm đau, tiêu sưng, hỗ trợ cải thiện bệnh thoái hóa khớp gối. Thuốc nam chữa thoái hóa khớp gối khá an toàn, lành tính, chi phí thấp. 

Bài thuốc trị thoái hóa khớp gốiCác loại thuốc nam có công dụng tốt cho người bị thoái hóa khớp

Cách trị thoái hóa khớp gối tại nhà bằng thuốc Nam thường được sử dụng như sau:

Thuốc uống: Lá đinh lăng, lá lốt, bột quế,…

Thuốc đắp, chườm: Ngải cứu, xương rồng, gạo, giấm,…

Thuốc xoa: Rượu gừng, rượu tỏi, rượu bìm bịp,…

  • Vật lý trị liệu

Người bệnh thoái hóa khớp gối có thể áp dụng một số phương pháp vật lý trị liệu chữa trị bệnh như sóng cao tần, tia hồng ngoại, tia laze, chườm nóng, nhiệt điện, bấm huyệt chữa thoái hóa khớp gối… Đây là cách tác động vào cơ khớp giúp giảm đau, giảm phù nề, sưng tấy khớp,… 

Người bệnh nên kết hợp giữa uống thuốc, vật lý trị liệu và bài tập yoga chữa thoái hóa khớp gối để nhanh chóng đẩy lùi bệnh.

3. Bổ sung canxi giúp ngăn ngừa và cải thiện thoái hóa khớp

Bên cạnh những phương pháp và bài thuốc trị thoái hóa khớp gối ở trên, người bệnh nên tham khảo bổ sung đủ canxi bằng viên uống NextG Cal và chất dinh dưỡng từ thức ăn mỗi ngày.

Việc này giúp tăng cường sức khỏe của xương khớp, hạn chế loãng xương và giúp người bệnh nhanh hồi phục sức khỏe.

Thuốc điều trị thoái hóa khớp gốiCanxi Nextg Cal được nhiều bác sỹ khuyên dùng trong phòng và cải thiện bệnh

NextG Cal là viên uống bổ sung canxi giúp phòng ngừa được nhiều chứng bệnh do thiếu canxi gây ra như: loãng xương, đau lưng, thoái hóa khớp gối,… và được nhiều bác sĩ dinh dưỡng khuyên dùng.

Đây là sản phẩm có nguồn gốc hữu cơ được làm từ xương bò non của Úc, đặc biệt, với cấu trúc vi tinh thể, chứa  vitamin D3 và K1, canxi NextG Cal sẽ len lỏi vào các vùng xương khớp bị thiếu canxi để bù đắp vào đó. Tăng cường sức mạnh cho vùng cột sống lưng đang bị thoái hóa.

Sản phẩm có thể dùng được cho trẻ em từ 3 tuổi trở lên, giúp bổ sung canxi cho phụ nữ mang thai, cho con bú, người bị loãng xương.

Ưu điểm của phương pháp bổ sung này là giúp tăng cường sức mạnh của xương khớp từ bên trong.

* Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng!

>> Xem VIDEO lý do khiến canxi NextG Cal được hàng ngàn người Việt tin dùng <<

video cách chữa thoái hóa khớp gối

IV – Thoái hóa khớp gối nên làm gì? Cách chữa thoái hóa khớp gối

Ngoài các phương pháp tây y, đông y và bài thuốc dân gian trị thoái hóa khớp gối trên, một vài hướng điều trị dưới đây cũng giúp cải thiện tình trạng thoái hóa khớp:

1. Điều trị thoái hóa khớp gối bằng chất nhờn

Acid hyaluronic là một polysacharid có ở trong thành phần dịch khớp với hàm lượng từ 2,5 – 4,0mg/ml, với nhiệm vụ đệm giảm xóc, bôi trơn và bảo vệ khớp. Nó có các tính chất nhớt và đàn hồi tùy thuộc vào lực tác động. 

Ở những bệnh nhân thoái hóa khớp gối, lượng acid hyaluronic so với bình thường chỉ còn một nửa đến hai phần ba, do đó xảy ra hiện tượng dịch khớp giảm độ nhớt, và mất khả năng bảo vệ sụn khớp, dẫn đến tiến triển hủy hoại khớp.

Cách điều trị thoái hóa khớp gối bằng chất nhờnĐiều trị thoái hóa khớp gối bằng chất nhờn giúp cải thiện chức năng của khớp

Tiêm bổ sung chất nhờn acid hyaluronic vào trong khớp thì trọng lượng và nồng độ phân tử của acid hyaluronic nội sinh sẽ tăng lên. Nhờ đó mà giảm đau, cải thiện đáng kể chức năng của khớp. Tác dụng sẽ kéo dài trong vài tháng.

Tiêm bổ sung acid hyaluronic giúp tăng hoạt tính men TIMP nên ức chế sự thoái hóa của sụn khớp. Đồng thời kết nối các proteoglycan và giúp tăng sinh tổng hợp tế bào sụn khớp, rất tốt cho người bị thoái hóa khớp gối.

2. Châm cứu điều trị thoái hóa khớp gối

Châm cứu là phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối y học cổ truyền không cần dùng thuốc. Dùng kim châm vào các huyệt hoặc dùng mồi ngải cứu ấm lên các huyệt.

Châm cứu là phương pháp điều trị thoái hoá khớp gối không cần dùng thuốc. Dùng kim châm vào các huyệt hoặc dùng mồi ngải cứu ấm lên các huyệt.

3. Tiêm tế bào gốc trị thoái hóa khớp gối

Đây là phương pháp áp dụng tế bào gốc tự thân, lấy từ mô mỡ ở thắt lưng của chính người bệnh (khoảng 50ml/lần) để tách chiết lấy tế bào gốc rồi cấy nhân lên sau đó tiêm vào khớp gối nhằm điều trị triệu chứng bệnh án thoái hóa khớp gối 2 bên.

Tiêm tế bào gốc trị thoái hóa khớp gối ở người giàPhương pháp điều trị thoái hóa khớp gối bằng tế bào gốc

Việc gây tê để hút mỡ tự thân không gây đau cho bệnh nhân. Tuy nhiên, tuổi càng cao thì tế bào gốc trong mô mỡ càng ít và việc nuôi cấy để nhân tế bào gốc lên càng chậm.

Vì vậy các chuyên gia khuyên người trẻ nên lưu trữ tế bào gốc tại cơ sở y tế để sau này phục vụ việc điều trị nếu bị thoái hóa khớp gối.

V – Thoái hóa khớp gối –  Những thắc mắc thường gặp

Thoái hóa khớp gối không phải là bệnh xa lạ với tất cả chúng ta tuy nhiên nhiều vấn đề liên quan đến bệnh này vẫn là khái niệm mơ hồ. Dưới đây là những giải đáp cho các thắc mắc thường gặp:

1. Thoái hóa khớp gối có nguy hiểm không?

Thoái hóa khớp là tình trạng mãn tính có thể gây viêm khớp, đau kéo dài và dẫn đến suy nhược cơ thể. Bên cạnh đó, đôi khi tình trạng thoái hóa có thể dẫn đến trầm cảm, rối loạn lo lắng và các vấn đề tâm lý liên quan khác.

Theo một số báo cáo thống kê, bệnh thoái hóa khớp có thể dẫn đến một số tình trạng nghiêm trọng như:

Thoái hóa khớp gối ở người già có nguy cơ té ngã hoặc chấn thương cao gấp 2.5 lần so với người không bị thoái hóa khớp gối. 

Bị thoái hóa khớp gối có nguy hiểm khôngNguy cơ té ngã chấn thương cao ở người già bị thoái hóa khớp gối

Gây viêm khớp hoặc đau đớn nghiêm trọng và ảnh hưởng đến khả năng vận động, sinh hoạt hàng ngày. 

Tình trạng đau đớn và khó vận động có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng công việc.

Nếu tình trạng thoái hóa khớp gây viêm hoặc gãy xương có thể dẫn đến chảy máu và nhiễm trùng bên trong, xung quanh khớp. 

Làm tăng nguy cơ đứt gân hoặc các dây chằng xung quanh khớp gối.

Xương, sụn bị ảnh hưởng có thể gây áp lực lên các dây thần kinh, dẫn đến chèn ép các dây thần kinh. 

– Bên cạnh đó, các loại thuốc chữa trị thoái hóa khớp gối thường là thuốc chống viêm không chứa Steroid có thể dẫn đến các ảnh hưởng đến các chức năng dạ dày, tim mạch, gan, thận,…

2. Thoái hóa khớp gối có nên tập yoga?

Yoga là bộ môn tập luyện nhẹ nhàng nhưng tác dụng đem lại cho cơ thể, đặc biệt là các bệnh nhân thoái hóa khớp gối rất hiệu quả.

Với thắc mắc bị thoái hóa khớp gối có nên tập yoga câu trả lời là có, bệnh nhân có thể tập yoga với các bài tập phù hợp theo hướng dẫn của các chuyên gia.

3. Thoái hóa khớp gối có nên tập gym?

Tập gym đều đặn sẽ có tác dụng tốt, hỗ trợ cho quá trình chữa thoái hóa khớp.

Bị thoái hóa khớp gối nên tập gìNgười bị thoái hóa khớp vẫn có thể tập gym

Cụ thể,quá trình vận động giúp làm lỏng các khớp bị co cứng, những động tác nhịp nhàng giúp giảm đau các khớp hiệu quả.

Sự dẻo dai vững chắc này giúp người bệnh vận động dễ dàng hơn, trả lại chức năng và khả năng hoạt động linh hoạt cho khớp xương.

Đồng thời tập gym còn giúp hạn chế tình trạng thừa cân, béo phì, giúp giảm thiểu khả năng mắc bệnh.

Tuy nhiên người bị thoái hóa khớp gối nên tập các động tác phù hợp, vừa sức mình.

4. Thoái hóa khớp gối có chữa được không?

Bệnh thoái hóa khớp gối có thể chữa trị được nếu người bệnh có biện pháp kiểm soát và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, đây là căn bệnh có chuyển biến phức tạp, phần đầu sụn và đệm giữa 2 đầu xương bị hỏng sẽ rất dễ gây ra tình trạng hư hỏng, sưng viêm khớp, chất dịch nhầy bị giảm sút,… khó phục hồi như trước.

Mặc dù vậy người bệnh vẫn có thể điều trị phục hồi tối đa chức năng của các khớp.

Đó cũng là giải đáp cho thắc mắc thoái hóa khớp gối có chữa khỏi được không?

5. Thoái hóa khớp gối có nên đạp xe?

Đạp xe là môn thể thao khá nhẹ nhàng và được rất nhiều người dùng như một phương pháp trị liệu cho căn bệnh thoái hóa khớp gối. 

Thoái hóa khớp gối có nên đạp xe khôngĐạp xe với tư thế và vận tốc phù hợp sẽ có lợi cho bệnh xương khớp

Ngồi lên yên xe và điều chỉnh tư thế sao cho thật thoải mái. Nên để lưng thẳng, hai chân đều nhau, chọn chiếc xe đạp có chiều cao vừa phải, tránh tình trạng vớ chân không tới.

6. Thoái hóa khớp gối khám ở đâu?

Bệnh nhân nên lựa chọn những địa chỉ thăm khám uy tín, chất lượng để giúp bệnh nhanh chóng khỏi.

Thông thường, người bệnh sẽ tiến hành chụp lấy hình ảnh x quang thoái hóa khớp gối, siêu âm khớp, cộng hưởng từ MRI,…Căn cứ vào kết quả thu được, bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh phương pháp chữa trị phù hợp nhất.

Một số địa chỉ khám thoái hóa khớp uy tín như bệnh viện E, bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện quân y 103, bệnh viện Hữu Nghị, Việt Đức, bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh viện nhân dân 115, bệnh viện Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh, Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP.HCM,…

7. Thoái hóa khớp gối có quan hệ được không?

Các bệnh cơ xương khớp thường gây trở ngại hoạt động tình dục vì sau mỗi lần quan hệ dễ gây đau đớn, uể oải, tiêu hao nhiều năng lượng, dễ bị đau mỏi xương khớp.

Do thoái hóa khớp có xu hướng ít đau nhất vào buổi sáng nên hoạt động tình dục có thể diễn ra vào những thời điểm phù hợp trên nhằm giảm thiểu đau do bệnh lý gây ra.

8. Thoái hóa khớp gối có nên chạy bộ và tập thể dục?

Các chuyên gia xương khớp cho biết, khi bị thoái hóa khớp gối người bệnh vẫn có thể đi bộ thể dục mỗi ngày. 

Thoái hóa khớp gối tập thế dục được khôngNgười bị thoái hóa khớp gối nên hạn chế chạy bộ

Tuy nhiên với bộ môn chạy bộ thì nên hạn chế bởi chạy bộ, nhất là với cường độ mạnh sẽ làm tăng áp lực lên khớp gối và làm cho bệnh nặng nề thêm.

Thoái hóa khớp gối tập thể dục nên chọn những bài tập vận động tại chỗ, dưỡng sinh, nhẹ nhàng và có cường độ chậm, tránh dồn quá nhiều trọng lượng vào chân.

Đây cũng là một gợi ý cho bệnh nhân đang băn khoăn bị thoái hóa khớp gối nên tập gì?

9. Phòng chống thoái hóa khớp gối như thế nào?

– Duy trì trọng lượng cơ thể ở mức độ thích hợp, phải giãm cân nếu thừa cân.

– Luyện tập thể dục thể thao đều đặn và vừa phải. 

– Luôn luôn sinh hoạt và làm việc ở tư thế đúng.

– Tránh các tư thế hay động tác có hại cho khớp. 

– Tránh nằm lâu, ngồi lâu, đứng lâu hoặc duy trì 1 tư thế trong thời gian dài..

– Giữ cho nhịp sống luôn thoải mái, có chế độ làm việc, dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý.

Trên đây là toàn bộ nội dung về bệnh thoái hóa khớp gối. Nếu còn thắc mắc nào về bệnh hoặc tìm hiểu cách bổ sung canxi phòng bệnh có thể để lại bình luận cuối bài viết, đặt câu hỏi trong khung chat hoặc gọi tới tổng đài 1800 1125 (miễn phí cước gọi) để được dược sỹ tư vấn chi tiết.

* Số giấy xác nhận quảng cáo NextG Cal: 2/2019/XNQC-QLD

3.7/5 - (3 bình chọn)

Bình luận (0)

Trả lời

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.

Bài viết liên quan

Bầu ăn cháo lòng được không? Nên lưu ý những gì?

Cháo lòng là món ăn dồi dào dinh dưỡng nhưng do sử dụng nhiều loại nội tạng động vật nên…

Chi tiết

Bầu ăn được Socola được không? 8 công dụng cho mẹ và bé!

Có bầu ăn socola được không? là câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm của chị em phụ nữ…

Chi tiết

Bầu ăn rau sống được không? Ăn được những loại nào?

Rau sống được biết tới là món ăn sống, tiềm ẩn nguy cơ cao nhiễm khuẩn nên dù loại rau…

Chi tiết

Bầu ăn lạp xưởng được không? Rủi khi mẹ bầu ăn lạp xưởng!

Lạp xưởng là món ăn được rất nhiều người ưa thích bởi hương vị thơm ngon, béo ngậy. Tuy nhiên…

Chi tiết