Viêm khớp cổ chân là bệnh lý thường xảy ra ở người lớn tuổi nhưng hiện nay bệnh này có xu hướng trẻ hóa. Vậy nguyên nhân gây viêm khớp chân là gì? Có nguy hiểm không và làm thế nào để chữa khỏi bệnh? Dưới đây là những thông tin về bệnh lý này.
Nội dung:
I – Tìm hiểu về bệnh viêm khớp cổ chân
Khớp cổ chân là một trong những khớp có vai trò rất quan trọng, gánh toàn bộ trọng lượng của cơ thể. Việc vừa phải chịu tác động từ áp lực bên trong lẫn bên ngoài sẽ khiến cho khớp cổ chân rất dễ bị tổn thương và phát sinh bệnh lý.
1. Bệnh viêm khớp cổ chân là gì?
Viêm khớp cổ chân xảy ra khi dịch nhầy bôi trơn các khớp bị suy giảm khiến cho phần sụn đĩa đệm nằm ở giữa hai đầu xương bị tổn thương và hư hỏng. Lúc này, người bệnh sẽ gặp phải các triệu chứng như cứng khớp và đau nhức ở vùng mắt cá chân.
Viêm khớp cổ chân là bệnh lý ngày càng phổ biến
Tùy thuộc vào mức độ tiến triển của bệnh có thể chia thành 2 giai đoạn khác nhau:
– Giai đoạn khởi phát: Là giai đoạn mới phát triển của bệnh, người bị viêm khớp chân sẽ cảm thấy mệt mỏi kèm theo đau nhói và sưng đỏ ở cổ chân. Cơn đau sẽ nhanh chóng lan ra xung quanh khi người bệnh vận động và giảm dần khi nghỉ ngơi.
– Giai đoạn thứ phát: Là giai đoạn bệnh phát triển mạnh mẽ, phần xương dưới sụn bị tổn thương sẽ bắt đầu hình thành gai xương chèn ép lên các rễ thần kinh gây đau nhức dữ dội.
2. Nguyên nhân gây viêm khớp cổ chân
Viêm khớp cổ chân là bệnh lý xảy ra do tác động của rất nhiều yếu tố khác nhau, trong đó có cả chủ quan lẫn khách quan. Điển hình là các yếu tố sau:
– Do quá trình lão hóa: Quá trình lão hóa tự nhiên khiến cho khả năng hoạt động của các cơ quan bên trong của cơ thể bị ảnh hưởng và suy yếu dần.
Lúc này, hệ thống xương khớp sẽ dần bị thoái hóa, hoạt động bôi trơn và phục hồi tại các khớp cũng bị suy giảm, từ đó làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý viêm khớp cổ chân trái, viêm khớp cổ chân phải.
Quá trình lão hóa làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp cổ chân
(→ Xem thêm nguyên nhân bị đau khớp cổ tay TẠI ĐÂY)
– Viêm khớp cổ chân sau chấn thương: Bệnh viêm khớp cổ chân cũng có thể xảy ra khi vùng khớp này bị chấn thương do các hoạt động sinh hoạt bình thường gây gãy xương, bong gân, trật khớp sẽ tác động tiêu cực đến vùng khớp cổ chân, từ đó kích thích phản ứng viêm và gây ra bệnh.
– Bị viêm khớp cổ chân do thừa cân, béo phì: Khớp cổ chân là bộ phận phải gánh chịu toàn bộ trọng lượng cơ thể, nếu cân nặng bị tăng mất kiểm soát sẽ gây ra một sức ép lớn lên khớp cổ chân, từ đó khiến chúng dễ bị tổn thương và gây viêm nhiễm.
– Lười vận động: Lười vận động sẽ khiến cho quá trình sản xuất ra dịch bôi trơn ở khớp bị suy giảm, kéo theo khả năng vận động của người bệnh cũng bị ảnh hưởng.
– Bệnh lý: Viêm khớp chân trái, chân phải cũng có thể xảy ra khi mắc một số bệnh lý về rối loạn chuyển hóa hoặc các bệnh về xương khớp khác như bệnh gout, loãng xương, viêm gân, tiểu đường, viêm đa khớp, thoái hóa khớp,…
Viêm khớp cổ chân có thể là do thiếu canxi
– Do dinh dưỡng: Chế độ ăn uống hàng ngày không đầy đủ dưỡng chất, đặc biệt là canxi và omega-3 khiến các khớp bị yếu dần và dễ bị bào mòn, gây đau, viêm khớp cổ chân có dịch.
– Nguyên nhân bị viêm khớp cổ chân khác: Bệnh viêm khớp cổ chân cũng có thể xảy ra do một số yếu tố ít gặp khác như di truyền, căng thẳng kéo dài, dị dạng bẩm sinh ở khớp,…
3. Dấu hiệu viêm khớp cổ chân
Các triệu chứng của bệnh tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ bệnh trạng ở mỗi người. Tuy nhiên, đa số các trường hợp đều có dấu hiệu điển hình sau đây:
– Đau nhói cổ chân khi vận động: Cơn đau thường xuất hiện một cách đột ngột và giảm dần khi nghỉ ngơi, nếu thời tiết có sự thay đổi đột ngột sẽ khiến cơn đau trở nên ngày càng nghiêm trọng hơn.
– Cứng khớp vào buổi sáng: Buổi sáng sau khi ngủ dậy, người bị viêm khớp cổ chân sẽ có triệu chứng cứng khớp gây khó khăn cho việc di chuyển.
– Cổ chân bị viêm sưng, tấy đỏ: Viêm khớp cổ chân sẽ khiến vùng khớp ở đây bị sưng tấy và nóng đỏ.
– Phát ra tiếng kêu khi di chuyển: Khi người bệnh thực hiện các động tác di chuyển sẽ khiến vùng khớp cổ chân phát ra các tiếng kêu lắc rắc hoặc lạo xạo.
Ngoài ra, người bệnh có thể gặp phải triệu chứng bệnh viêm khớp cổ chân toàn thân như sốt nhẹ, cơ thể mệt mỏi, ngại vận động,…
Cổ chân bị viêm, sưng đỏ
II – Bị viêm khớp cổ chân có nguy hiểm không?
Chuyên gia cho biết, viêm khớp cổ chân là một dạng rối loạn chức năng tại khớp, kích thích phản ứng viêm bào mòn sụn khớp và gây đau nhức.
Nếu không có các phương pháp điều trị viêm khớp cổ chân kịp thời và đúng cách sẽ chuyển biến sang giai đoạn mạn tính, nguy cơ gây viêm bao hoạt dịch cổ chân.
Lúc này khả năng vận động và đi lại của người bệnh sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, từ đó dẫn đến nhiều phiền toái trong đời sống sinh hoạt hàng ngày.
Ở một số trường hợp bệnh nhân sẽ gặp phải tình trạng cứng khớp gây khó khăn cho việc vận động. Nếu người bệnh ngại vận động trong thời gian dài sẽ khiến lượng máu lưu thông đến bộ phần này sẽ ít dần, các khớp cổ chân không được bổ sung đầy đủ dưỡng chất và oxy để phục hồi tổn thương sẽ tiến triển sang bệnh thoái hóa gây biến dạng xương, teo cơ hoặc thậm chí là tàn phế suốt đời.
III – Viêm khớp cổ chân kiêng ăn gì và nên ăn gì?
1. Bệnh viêm khớp cổ chân nên ăn gì?
Chế độ ăn dinh dưỡng cho người bị viêm khớp cổ chân bao gồm:
– Các loại cá béo: Có lượng Omega-3 rất dồi dào, giúp chống viêm, kháng khuẩn và giảm sưng, giúp cho sụn khớp và mô tế bào nhanh chóng được hồi phục hơn.
Các loại cá béo chứa lượng omega 3 dồi dào tốt cho xương khớp
– Trái cây và rau xanh: Hàm lượng nước, vitamin và khoáng chất rất dồi dào trong nhóm thực phẩm này không chỉ giúp thanh lọc cơ thể mà còn tham gia vào quá trình chống oxy hóa, chống lại các phản ứng viêm.
– Gừng, tỏi, nghệ: Nhóm gia vị này có chứa nhiều chất kháng viêm mạnh mẽ, điển hình là Quercetin, hợp chất lưu huỳnh.
– Dầu Ô liu: Chứa một hàm lượng lớn hoạt chất Oleocanthal với tác dụng kháng viêm, giảm đau. Ngoài ra, trong dầu Ô liu còn chứa các Polyphenol và Omega-3 dồi dào giúp cải thiện triệu chứng sưng đau của bệnh viêm khớp cổ chân, hỗ trợ cho quá trình hồi phục mô tế bào và sụn khớp đang bị tổn thương.
2. Đang chữa bệnh viêm khớp cổ chân kiêng ăn gì?
– Lúa mì, yến mạch, lúa mạch
Chúng có chứa hàm lượng lớn glycemic – một chất kích thích phản ứng viêm tại khớp. Đây cũng là những thực phẩm dễ gây thừa cân, béo phì, không tốt cho bệnh viêm khớp cổ chân.
– Các chế phẩm từ sữa
Bởi vì các sản phẩm từ sữa có chứa một loại protein gọi là casein có thể gây kích ứng mô quanh khớp cổ chân và khiến cho nó bị viêm.
Người bị viêm khớp cổ chân nên cân nhắc trước khi sử dụng các chế phẩm từ sữa
– Thức ăn chứa nhiều dầu mỡ
Dung nạp những thức ăn chứa nhiều dầu mỡ cũng sẽ khiến bệnh viêm khớp cổ chân trở nên nghiêm trọng hơn. Bởi lượng chất béo bão hòa có trong nhóm thực phẩm này sẽ kích thích sản xuất nhiều enzyme gây viêm.
– Đồ ăn chế biến sẵn
Những đồ ăn này không chỉ chứa hàm lượng lớn muối, đường, chất phụ gia mà còn chứa rất nhiều chất bảo quản sẽ khiến cho các phản ứng viêm trở nên nghiêm trọng hơn trong quá trình điều trị bệnh viêm khớp cổ chân.
– Một số loại rau củ quả
Người bị viêm khớp cổ chân nên kiêng một số loại rau củ quả như cà tím, ớt, khoai tây, măng, cà chua,… Bởi chúng chứa solanine – một hợp chất tạo ra các phản ứng sinh lý bất lợi ở bệnh nhân viêm khớp.
– Rượu và thuốc lá
Chúng có chứa nhiều thành phần kích thích khiến các triệu chứng của bệnh trở nên nghiêm trọng hơn và khó lành.
IV – Cách chữa viêm khớp cổ chân
Ngay khi nghi ngờ bản thân bị bệnh viêm khớp cổ chân, người bệnh nên nhanh chóng đến cơ sở y tế uy tín tiến hành thăm khám và điều trị.
Thăm khám chuyên khoa để có biện pháp điều trị bệnh tốt nhất
Dựa vào kết quả sau khi thăm khám, bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra phác đồ điều trị viêm khớp cổ chân phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Vậy, các phương pháp điều trị bệnh viêm khớp cổ chân như thế nào?
1. Điều trị bằng y học hiện đại
Đa số các trường hợp bị viêm khớp cổ chân sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc Tây y để cải thiện tình trạng bệnh với tác dụng giảm đau nhức giúp người bệnh có thể vận động một cách bình thường, kiểm soát để bệnh không chuyển biến sang mức độ nặng hơn.
Một số loại thuốc chữa viêm khớp cổ chân thường được chỉ định như thuốc giãn cơ bắp, thuốc chống viêm không chứa steroid, thuốc giảm đau thông thường, thuốc bổ, vitamin hoặc glucosamine, tiêm corticoid tại chỗ,… Đây cũng là câu trả lời cho thắc mắc viêm khớp cổ chân uống thuốc gì.
Lưu ý, người bệnh cần phải tuyệt đối tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ đưa ra để tránh gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định người bệnh phối hợp thêm nhiều cách trị viêm khớp cổ chân khác tùy thuộc vào mức độ bệnh trạng của bệnh nhân như trị liệu thần kinh kết hợp vật lý trị liệu, phẫu thuật.
Có thể kết hợp vật lý trị liệu tùy theo tình trạng bệnh
2. Cách điều trị viêm khớp cổ chân bằng bài thuốc Nam
Các bài thuốc Nam chữa viêm khớp cổ chân khá lành tính, an toàn đối với sức khỏe. Các bài thuốc Nam chữa viêm khớp cổ chân giúp mang lại hiệu quả tốt ở những trường hợp bệnh nhẹ như:
– Thuốc điều trị viêm khớp cổ chân dùng mật ong và quế
Lấy một thìa bột quế và một thìa mật ong khuấy đều với nước ấm để uống vào buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.
– Bài thuốc Nam từ cỏ xước
Lấy một nắm cỏ xước tươi giã nát đắp lên vùng khớp cổ chân bị đau nhức. Dùng gạc y tế cố định lại trong khoảng 20 phút để hoạt chất trong dược liệu có thể thẩm thấu vào sâu bên trong.
Sử dụng bài thuốc trị viêm khớp cổ chân bằng cỏ xước liên tục trong khoảng 1 tuần sẽ thấy tình trạng bệnh dần chuyển biến tích cực.
Bài thuốc nam từ cây cỏ xước được nhiều bệnh nhân áp dụng
3. Biện pháp cải thiện bệnh tại nhà
Để hỗ trợ cho quá trình điều trị bệnh viêm khớp cổ chân mang lại hiệu quả tốt, đồng thời phòng tránh bệnh tái phát có thể tham khảo một số biện pháp tại nhà như:
– Áp dụng các biện pháp giảm đau đơn giản, an toàn và mang lại hiệu quả tốt như xoa bóp, massage, chườm nóng, chườm lạnh,… cho viêm khớp cổ chân ở trẻ nhỏ và người lớn.
– Dành từ 10 – 20 mỗi ngày để đi bộ nhẹ nhàng, bơi lội hoặc thực hiện các bài tập tốt cho cổ chân giúp duy trì độ linh hoạt của xương khớp và tăng độ chắc khỏe của cơ, hạn chế gây áp lực lên xương khớp.
– Duy trì cân nặng ở mức độ hợp lý để tránh gây áp lực lớn lên cổ chân.
– Xây dựng thực đơn ăn uống khoa học, bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là canxi. Thiếu canxi là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra nhiều bệnh lý về xương khớp.
Nếu việc bổ sung qua thực phẩm không đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể nên hỏi ý kiến bác sỹ, chuyên gia dinh dưỡng để bổ sung vitamin khoáng chất qua thuốc hoặc thực phẩm chức năng.
Cung cấp đủ vitamin, khoáng chất qua chế độ ăn và viên uống bổ sung
Hiện nay có rất nhiều sản phẩm bổ sung canxi giúp phòng tránh khắc phục các bệnh xương khớp do thiếu canxi gây ra, người dùng có thể tham khảo sử dụng canxi NextG Cal.
NextG Cal là canxi hữu cơ của Úc được chiết xuất từ xương bò non chứa canxi và photpho ở dạng Hydroxyapatite tự nhiên dưới dạng vi tinh thể (MCHA), kết hợp cùng Vitamin D3 và K1 giúp cung cấp và tăng hấp thu canxi.
Đây là sản phẩm được nhiều bác sỹ khuyên dùng cho các trường hợp thiếu canxi và nhiều bệnh lý xương khớp.
* Số giấy xác nhận quảng cáo NextG Cal: 2/2019/XNQC-QLD
Trên đây là những thông tin về viêm khớp cổ chân bệnh học. Ngay khi nhận thấy có các triệu chứng của bệnh, bạn hãy đến gặp bác sĩ thăm khám để được hướng dẫn điều trị đúng cách.
Nếu cần tìm hiểu thêm về các triệu chứng thiếu canxi hoặc cách sử dụng canxi NextG Cal bạn có thể để lại bình luận cuối bài viết, đặt câu hỏi trong khung chat hoặc gọi tới tổng đài 1800 1125 (miễn phí cước gọi) để được dược sỹ tư vấn.
1 Bình luận