Đau khớp cổ tay trái/phải: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị

Dược sĩ tư vấn: Vũ Thị Hậu

Triệu chứng đau ở vị trí khớp cổ tay gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh. Vậy, đau khớp cổ tay là bị gì? nguyên nhân do đâu? cách điều trị như thế nào? Dưới đây là nội dung giải đáp những thắc mắc này.

I – Đau khớp cổ tay là bị gì?

Rất nhiều người bị đau cổ tay, đau mỏi vai gáy mà không biết do nguyên nhân nào. Bởi lẽ, dù có vận động nhiều đi chăng nữa thì người bệnh cũng chỉ bị đau mỏi cơ bắp một lúc sau đó tự hết.

Nhưng với những trường hợp đau khớp cổ tay tráiđau khớp cổ tay phải kéo dài, đau nhói theo từng cơn, người bệnh không được chủ quan.

Hiện tượng đau nhức cổ tay được các chuyên gia xương khớp chỉ ra là dấu hiệu của một trong những bệnh lý nguy hiểm như viêm khớp cổ tay, thoái hóa khớp cổ tay hay hội chứng De Quervain (khá hiếm gặp).

Đau nhức khớp cổ tayĐau khớp cổ tay là hiện tượng thường gặp xảy ra ở mọi đối tượng

Nhưng để biết chính xác mức độ nặng nhẹ của tình trạng đau nhức khớp cổ tay thì người bệnh cần được thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa để xác định được nguyên nhân gây bệnh, sau đó tìm ra cách chữa trị phù hợp.

Đối tượng mắc bệnh đau nhức cổ tay thường là những người cao tuổi, phụ nữ làm công việc nội trợ, đầu bếp, vận động viên thể thao, người làm việc văn phòng sử dụng máy tính liên tục trong thời gian dài, thợ sơn, thợ may hoặc những người có bệnh liên quan đến xương khớp…

II – Tại sao lại bị đau khớp cổ tay?

Thăm khám và tìm ra nguyên nhân bị đau khớp cổ tay sẽ giúp cho việc điều trị và phòng ngừa bệnh đạt hiệu quả tốt nhất, vì thế, chúng ta cần lưu ý những nguyên nhân chủ yếu gây đau cổ tay sau đây:

  • Do tuổi tác

Bị đau cổ tay có thể do tuổi tác, bởi lẽ tuổi càng cao thì xương khớp càng suy yếu, đó cũng chính là nguyên nhân khiến khớp cổ tay dễ bị đau.

Tại sao lại bị đau khớp cổ tayNgười cao tuổi thường dễ gặp phải triệu chứng đau, viêm khớp cổ tay – chân

  • Do tính chất công việc

Những người làm công việc nặng, thường xuyên cử động tại khớp cổ tay, cổ chân như dân văn phòng, nội trợ, đầu bếp, thợ sơn, thợ xây, điều khiển máy móc,… cũng có nguy cơ cao mắc triệu chứng đau khớp cổ tay cổ chân.

  • Do chấn thương

Chẳng may bị chấn thương tại khớp cổ tay do tai nạn lao động, tai nạn giao thông, vấp ngã,… cũng khiến người bệnh bị trật khớp, bong gân, gãy xương,… và  đến tình trạng đau khớp cổ tay.

  • Do bệnh lý

Một số bệnh lý về xương khớp như thoái hóa, viêm khớp cổ tay… gây ra những cơn đau khớp tay ngón tay.

III – Triệu chứng điển hình khi bị đau khớp cổ tay

Đau nhức khớp cổ tay cổ chân dù do nguyên nhân nào thì về cơ bản, người bệnh cũng sẽ gặp phải các triệu chứng lâm sàng sau:

– Các cơn đau xảy ra liên tục với mức độ khác nhau, ban đầu chỉ là những cơn đau ê ẩm, khó chịu tại khớp cổ tay, cổ chân, sau đó tăng dần với các biểu hiện như đau mỏi khớp cổ tay, đau nhói, đau tê khớp cổ tay, chân tay tê bì,…

Hiện tượng đau khớp cổ tay trái phảiCơn đau nhói ở các mức độ xảy ra tại các khớp cổ tay, cổ chân 

– Tần suất cơn đau xuất hiện ngày càng nhiều hơn khi bệnh chuyển nặng. Nếu trước đó cơn đau khớp cổ tay chỉ xảy đến khi người bệnh làm việc quá sức, khi thời tiết thay đổi hay khi va đập thì sau đó cơn đau có thể đến bất cứ khi nào mà không báo trước.

– Triệu chứng đau và sưng khớp cổ tay khiến mọi vận động của người bệnh bị cản trở khiến không thể xoay chuyển cổ tay theo ý muốn của mình, càng cố xoay lại càng khiến cổ tay bị đau nhức hơn, thậm chí đang cầm vật phải buông rời tay vì quá đau.

Nếu những triệu chứng đau nhức khớp cổ tay trái, phải trên được phát hiện đúng lúc và điều trị sẽ ngăn chặn được những biến chuyển xấu, hạn chế được những biến chứng nguy hiểm như teo cơ, biến dạng cổ tay, cổ chân, mất khả năng lao động và tàn phế khớp cổ tay suốt đời.

( Nên đọc: Đau khớp gối: Nguyên nhân, cách điều trị và phòng bệnh)

IV – Trường hợp dễ bị đau khớp cổ tay

Đau khớp cổ tay có thể xảy ra ở mọi đối tượng, lứa tuổi, ngành nghề. Một số trường hợp dễ gặp phải triệu chứng này phải kể đến người cao tuổi, bà bầu, phụ nữ sinh xong bị đau khớp cổ tay.

1. Đau khớp cổ tay khi mang bầu

Đó là một trong nhiều triệu chứng về xương khớp mà khi mang thai phụ nữ hay gặp phải, thường xuất hiện ở những tháng cuối của thai kỳ.

Bị đau khớp cổ tay khi mang bầuPhụ nữ mang thai dễ bị đau khớp cổ tay do những thay đổi về nội tiết và sức khỏe

Nguyên nhân chủ yếu là do các ống thần kinh vùng rãnh cổ tay bị sưng, các dây thần kinh bị co kéo và tạo áp lực, kết quả dẫn đến hiện tượng căng phồng, tê ngứa, nóng ran và đau các khớp cổ tay. 

Ngoài ra, hiện tượng đau khớp cổ tay khi mang thai còn xảy ra do các nguyên nhân như thay đổi hormone, tăng cân nhiều, do đặc thù công việc hoặc do di truyền.

2. Đau khớp cổ tay ở người lớn tuổi

Người cao tuổi thường mắc các bệnh về xương khớp bởi ở độ tuổi này, các cơ quan trong cơ thể lão hóa dần, hệ thống xương, sụn khớp cũng không ngoại lệ.

Khi sụn khớp bị lão hóa và hao mòn dần, tình trạng viêm nhiễm sẽ xuất hiện, gây đau khớp cổ tay lâu ngày.

Một số nguyên nhân khác cũng có thể gây ra tình trạng này như tính chất công việc, chấn thương, di truyền, môi trường sống, do các bệnh lý khác dẫn đến,…

3. Đau khớp cổ tay sau khi sinh

Đau nhức khớp cổ tay sau sinh chủ yếu là hiện tượng sinh lý bình thường, ít khi là biểu hiện của bệnh lý.

Một số nguyên nhân khiến cho phụ nữ bị đau khớp cổ tay sau sinh là do nội tiết tố rối loạn, do làm việc nặng sau sinh, do thiếu chất dinh dưỡng hoặc do chấn thương.

Cách trị đau khớp cổ tay sau khi sinhSau sinh phụ nữ dễ bị đau khớp cổ tay nếu không cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể

V – Đau khớp cổ tay phải làm sao? Cách giảm đau khớp cổ tay

Làm thế nào để giảm đau khớp cổ tay? Điều trị đau khớp cổ tay sau khi sinh như thế nào? Đây là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Tùy thuộc vào nguyên nhân, mức độ của tình trạng đau khớp cổ tay mà có những phương pháp điều  trị phù hợp.

Bên cạnh việc tìm hiểu đau khớp cổ tay khám ở đâu uy tín để đến kiểm tra và chữa trị theo hướng dẫn của bác sỹ, người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp giảm đau sau:

1. Bấm huyệt chữa đau khớp cổ tay 

Đây là một phương pháp chữa trị trong đông y được rất nhiều người sử dụng bởi sự an toàn và hiệu quả mà nó mang lại.

Bạn đang băn khoăn đau khớp cổ tay phải làm sao có thể tham khảo cách thực hiện như sau:

– Đầu tiên: Người bệnh cần phải khởi động nhẹ nhàng bằng cách chà xát hai lòng bàn tay vào nhau rồi sau đó lấy bàn tay trái xoa lên mu bàn tay phải và ngược lại. 

Tiếp đến dùng tay phải nắm lấy ngón tay trái để xoay đều cho nóng khớp, thực hiện các động tác khởi động trong khoảng 3 phút để làm cho các khớp đang nghỉ ngơi sẽ làm quen dần với vận động.

– Bước thứ 2: Trước khi bấm huyệt bạn phải xác định rõ các vị trí của các huyệt như huyệt bát tà, huyệt hợp cốc, huyệt dương trì, huyệt nội quan, huyệt khúc trì, huyệt ngoại quan.

– Bước thứ 3: Bấm ở huyệt bát tà trước tiếp đến là huyệt hợp cốc sau đó là huyệt ngoại quan tiếp là huyệt nội quan, dương trì và cuối cùng là huyệt khúc trì. 

Bấm huyệt chữa đau khớp cổ tay phải tráiXác định vị trí huyệt trước khi bấm huyệt

Sau khi bấm bạn phải duỗi tay thẳng và xoay, gập các khớp cổ tay và kéo các ngón tay sao cho có tiếng kêu phát ra là được và dùng tay trái bóp tay phải với một lực mạnh từ trên vai xuống và sau đó thực hiện ngược lại.

Một lưu ý nữa là bạn phải xoay và duỗi các khớp, khuỷu cổ tay rồi chuyển sang khớp vai tầm 2 phút và vẩy tay thật nhẹ nhàng sau khi bấm huyệt trị đau khớp cổ tay và ngón tay xong.

2. Cách điều trị đau khớp cổ tay bằng các bài thuốc dân gian

– Dùng lá ngải cứu rang muối chườm nóng

Đây là bài thuốc dân gian vừa an toàn lại vừa ít tốn kém nhất bạn có thể áp dụng. Cách làm rất đơn giản: Lấy 1 bó ngải cứu tươi đem rửa sạch, để ráo, sau đó cho vào rang đến khi hơi khô thì cho thêm muối hạt vào rang nóng khoảng 10p rồi cho hỗn hợp ra một chiếc khăn mỏng, dùng chườm vào vết thương ngay khi còn nóng.

Lặp lại thao tác trên đến khi bệnh viêm khớp cổ tay đỡ hẳn, từ đó cổ tay giảm sưng đỏ do viêm khớp gây ra. Bởi lẽ, các chất có trong lá ngải cứu như tinh dầu, flavonoid, coumarin, các chất sterol cùng hơi nóng sẽ giúp các cơ giãn ra, không còn làm người bệnh khó chịu nữa.

– Dùng muối và gừng

Bạn có thể sử dụng phương pháp kết hợp giữa muối và gừng để điều trị cho dứt điểm. Gừng có tính ấm, vị cay. Vì vậy khi dùng gừng cơn đau sẽ nhanh chóng tan biến.

Cách thực hiện cũng rất dễ dàng, bạn chỉ cần lấy vài lát gừng rửa sạch, để ráo rồi thái thành những lát mỏng. Sau cho thêm 1 ít muối hạt vào rang chung nhằm giúp giữ hơi nóng hiệu quả. Sau khi rang xong, bạn cho hỗn hợp gừng – muối vào một chiếc khăn mỏng và chườm trực tiếp lên khớp cổ tay đến khi hết nóng.

Kiên trì làm theo cách này 1 thời gian, bạn sẽ khắc phục nhanh chóng, hiệu quả những tổn thương do đau mỏi khớp cổ tay gây ra.

3. Đau khớp cổ tay uống thuốc gì? 

Tùy vào nguyên nhân và mức độ đau của bệnh nhân, bác sĩ có thể kê cho bệnh nhân một số thuốc để điều trị hoặc làm giảm triệu chứng.

Các thuốc thường được sử dụng trong đau khớp cổ tay là: thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm không steroid hoặc kháng viêm steroid…Ngoài ra để giúp cơ xương khớp mềm dẻo, linh hoạt và vững chắc, bạn nên chú ý bổ sung canxi đầy đủ cho cơ thể.

Thiếu canxi là nguyên nhân phổ biến gây ra nhiều bệnh lý xương khớp. Việc duy trì khẩu phần ăn đầy đủ lượng canxi theo khuyến cáo là rất cần thiết.

Nếu chế độ ăn uống không cung cấp đủ canxi, chúng ta nên cân nhắc việc sử dụng thêm các sản phẩm bổ sung canxi. Tuy nhiên bạn lưu ý nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Bị đau khớp cổ tay uống thuốc gìCanxi hữu cơ NextG Cal giúp xương khớp chắc khỏe

Viên uống canxi hữu cơ úc NextG Cal là canxi hữu cơ được chiết xuất từ xương bò non chứa canxi và photpho ở dạng Hydroxyapatite tự nhiên dưới dạng vi tinh thể (MCHA), kết hợp cùng Vitamin D3 và K1 để giúp cung cấp và tăng hấp thu canxi.

>> Xem VIDEO lý do hàng triệu người tin dùng canxi NextG Cal <<

video đau nhức khớp cổ tay

*Số giấy xác nhận quảng cáo NextG Cal: 2/2019/XNQC-QLD.*

Nếu cần tư vấn thêm về tình trạng đau khớp cổ tay hay cần tư vấn về canxi cũng như thông tin sản phẩm NextG Cal bạn có thể để lại bình luận cuối bài viết, đặt câu hỏi trong khung chat hoặc gọi tới tổng đài 1800 1125 (miễn phí cước gọi) để được dược sỹ tư vấn tư vấn nhé.

Liên hệ tổng đài chăm sóc sức khỏe 1800 1125 (miễn phí cước gọi) để được dược sỹ tư vấn thêm và hướng dẫn cách sử dụng canxi NextG Cal hiệu quả nhất.

5/5 - (1 bình chọn)

Bình luận (0)

Trả lời

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.

Bài viết liên quan

Gãy xương có ăn trứng vịt lộn được không? Nên ăn như thế nào?

Gãy xương có ăn trứng vịt lộn được không là câu hỏi nhận được sự quan tâm của rất nhiều…

Chi tiết

Gãy xương có ăn trứng vịt lộn được không? Nên ăn như thế nào?

Gãy xương có ăn trứng vịt lộn được không là câu hỏi nhận được sự quan tâm của rất nhiều…

Chi tiết
tại sao gãy xương kiêng ăn thịt gà

Bị gãy xương ăn thịt gà được không? Lời khuyên từ chuyên gia

Thịt gà giàu đạm và dinh dưỡng tốt cho sức khỏe nhưng theo kinh nghiệm dân gian thì những người…

Chi tiết
bị gãy xương quan hệ có sao khôngị gãy xương quan hệ có sao không

Bị gãy xương có nên quan hệ không? Quan hệ có sao không? Giải đáp

Bị gãy xương có nên quan hệ không là thắc mắc của không ít người vì thời gian cần thiết…

Chi tiết