Đau mỏi vai gáy và các khớp là 1 triệu chứng thường gặp ở mọi đối tượng, đặc biệt là người cao tuổi và phụ nữ sau sinh, ảnh hưởng sâu sắc đến công việc và cuộc sống. Vậy đau mỏi vai gáy là hiện tượng gì? Tại sao bị đau mỏi vai gáy? Có thể chữa trị được dứt điểm căn bệnh này không?
Nội dung:
I – Đau mỏi vai gáy là bệnh gì?
Đau mỏi vai gáy là gì? Đau mỏi gáy vai là tình trạng đau nhức thường xuyên tại vị trí cổ, gáy và vai nhưng chưa lan xuống nơi khác.
Điều này xuất phát từ tính chất linh hoạt của các khớp xương ở cổ, vì phải nâng đỡ và hỗ trợ đầu khá nặng trong thời gian dài nên vị trí này rất dễ bị ảnh hưởng.
Đau mỏi gáy vai là tình trạng đau nhức thường xuyên tại vị trí cổ, gáy và vai nhưng chưa lan xuống nơi khác
Đối tượng nào dễ mắc phải chứng bệnh đau mỏi vai gáy tê bì chân tay? Thực chất, ai cũng có thể bị đau ít nhất vài lần trong đời, đặc biệt là người cao tuổi, phụ nữ sau sinh, những người làm việc văn phòng hay ngồi bất động trong thời gian dài.
Tuy nhiên, khi các triệu chứng bị đau mỏi vai gáy kéo dài, đau mỏi vai gáy thường xuyên và ngày càng có xu hướng tăng nặng, bệnh nhân cần điều trị triệt để từ sớm, để tránh nguy cơ xấu có thể xảy ra.
( → Nên đọc: Bệnh loãng xương – Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh bệnh)
II – Đau mỏi vai gáy nguyên nhân
Vì sao đau mỏi vai gáy? Tình trạng đau mỏi vai gáy bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, xong phần lớn lại là biểu hiện của một số bệnh xương khớp.
Chính vì vậy, để tìm ra cách điều trị phù hợp, người bệnh cần nắm rõ hai nhóm nguyên nhân sau:
1. Nhóm nguyên nhân cơ học gây hiện tượng đau mỏi vai gáy
– Do chấn thương: hầu hết các vi tổn thương trên cơ thể người bệnh do dư chấn tai nạn, ngã, va chạm,… đều để lại di chứng hoặc gia tăng nguy cơ đau mỏi vai gáy nhức đầu.
– Do sai tư thế làm việc: Đây là nguyên nhân hàng đầu gây đau mỏi vai gáy của dân văn phòng. Dân văn phòng với thói quen ngồi gù lưng thấp xuống bàn, người lao động chân tay, mang vác nặng hoặc phải lặp đi lặp lại các động tác cổ sẽ khiến vị trí này bị ảnh hưởng dẫn đến đau mỏi gáy và cổ.
Đau mỏi vai gáy của dân văn phòng do ngồi sai tư thế làm việc
– Do bị cứng cơ: Một số hoạt động mạnh, đột ngột như tập luyện không khởi động, ngồi vẹo lưng,… có thể gây cứng cơ cổ và vai, giảm lưu thông máu đến các cơ, điều này sẽ dẫn đến đau đầu sau gáy hoặc vai, đau mỏi vai gáy lan xuống cánh tay.
– Căng thẳng: Đây là nguyên nhân chính gây đau mỏi vai gáy ở người trẻ. Stress quá dài khiến nguy cơ đau vai gáy tăng cao do các cơ vùng cổ, vai gáy bị gồng cứng lên, máu huyết bị ngưng trệ, không lưu thông được. Hậu quả là dẫn tới đau mỏi vai gáy mất ngủ.
– Thiếu canxi: Thiếu canxi cũng là một trong các nguyên nhân gây đau mỏi vai gáy cột sống cổ.
– Đau mỏi vai gáy ở bà bầu: Nguyên nhân mẹ bầu đau mỏi vai gáy là do thay đổi nội tiết tố, ngủ nghiêng một bên lâu ngày, ít vận động, tăng cân khi mang thai, cơ thể thiếu chất…
2. Nguyên nhân đau mỏi vai gáy lâu ngày do các bệnh xương khớp
– Bệnh về khớp vai như: Thoái hóa khớp vai, viêm khớp vai, trật khớp vai,… có thể gây ra tình trạng đau mỏi vai gáy cứng cổ. Đây cũng là đáp án cho câu hỏi đau mỏi vai gáy là triệu chứng bệnh gì.
– Bệnh lao xương khớp: Ngoài hiện tượng đau mỏi gáy bên trái, đau mỏi vai gáy phải, đau cổ gáy, người bệnh lao xương khớp còn xuất hiện thêm triệu chứng mệt mỏi, ra mồ hôi trộm, má đỏ và sắc mặt nhợt nhạt do thiếu máu.
Bệnh lao xương khớp gây đau mỏi vai gáy
– Các bệnh về thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm: Hay đau mỏi vai gáy là bệnh gì? Các căn bệnh về thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm là nguyên nhân gây đau mỏi vai gáy tê tay, đau mỏi vai gáy cánh tay phổ biến nhất.
Bởi lẽ, khi đã ngoài 30 tuổi, con người bắt đầu có tình trạng thoái hóa các khớp xương và vùng cổ với các dấu hiệu như đau mỏi cổ, lan xuống vai, gáy và cánh tay, đau đầu sau gáy, tê bì thậm chí mất cảm giác, tê bì tay chân trong thời gian dài.
– Viêm xoang gây đau mỏi vai gáy: Rất nhiều trường hợp bị viêm xoang gây đau mỏi vai gáy hoặc nhức sâu ở vùng sau ót nên lầm tưởng rằng bị bệnh thoái hóa cột sống cổ.
→ Theo các bác sĩ chuyên khoa:
“Nếu là đau mỏi vai gáy bên phải và bên trái cơ học (do lao động nặng nhọc mà ra), bệnh nhân có thể nghỉ ngơi, hoạt động nhẹ nhàng vài ngày là khỏi. Trong trường hợp đau mỏi vai gáy mãn tính, thường xuyên, dai dẳng quá 1 tuần thì cần điều trị từ sớm vì nguy cơ tăng nặng gây ra những bệnh lý nguy hiểm khác.”
Đau vai gáy có thể chữa khỏi nếu người bệnh đến thăm khám và điều trị sớm tại các cơ sở y tế uy tín
III – Đau mỏi vai gáy thường kèm với triệu chứng gì?
Không chỉ xuất hiện các cơn đau nhức ở vùng gáy và vai, chứng đau mỏi vai gáy còn kèm theo các triệu chứng sau:
- Đau mỏi vai gáy tê bì chân tay
Các triệu chứng đau sẽ lan xuống cả bả vai, khiến cho cẳng tay, cánh tay và ngón tay bị tê mỏi rất khó chịu.
Thậm chí, chỉ cần sờ vào cũng có cảm giác như tê cứng bì, đây là biểu hiện tăng cảm giác. Khi bị đau quá mức, chỉ cần đi lại nhẹ nhàng cũng đủ gây ảnh hưởng, gây đau vùng cổ, vai, gáy.
- Đau mỏi vai gáy nhức đầu
Người bị đau mỏi vai gáy nặng có thể bị đau nhức đầu sau vùng gáy cổ, đau lên nửa đầu, đau quai hàm, ù tai.
- Đau mỏi vai gáy buồn nôn
Người bệnh bị đau đầu sau gáy dữ dội, kéo dài đến tận thái dương kèm theo triệu chứng buồn nôn.
- Đau mỏi vai gáy chóng mặt
Một số trường hợp đau mỏi vai gáy hoa mắt chóng mặt xuất hiện cùng lúc khiến người bệnh choáng váng, đứng không vững, khiến người bệnh mệt mỏi và sức khỏe giảm sút.
- Đau mỏi vai gáy mất ngủ
Những cơn đau mỏi vai gáy thái dương thường xuyên xuất hiện vào ban đêm khiến bạn mất ngủ, ngủ không sâu giấc và hay thức dậy giữa đêm.
- Đau mỏi vai gáy cứng cổ
Người bệnh cảm thấy bị cứng cổ, khó vận động vùng cổ gáy, không quay đầu thoải mái được, chỉ nghiêng sang phải sang trái mà không quay lại phía sau được.
Người bệnh cảm thấy bị cứng cổ, khó vận động vùng cổ gáy, không quay đầu thoải mái được- Đau mỏi vai gáy khó thở
- Đau mỏi vai gáy khó thở
Vùng cơ ngực bị lạnh co rút làm thể tích lồng ngực nhỏ lại gây tức ngực, khó thở, hay bị nhói ngực như bị đau tim.
- Đau mỏi vai gáy sốt nhẹ
Đau mỏi vai gáy sốt nhẹ kéo dài cũng sẽ dẫn đến các tổn thương khác, cơn đau có thể lan xuống cánh tay, gây tê mỏi….
(→ Nên đọc: Làm thế nào để trị bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng?)
IV – Đau mỏi vai gáy uống thuốc gì?
Đau mỏi vai gáy và cách chữa trị thế nào? Cũng như hầu hết các bệnh về xương khớp khác, tùy thuộc vào nguyên nhân và tình trạng cơn đau, bệnh nhân có thể tham khảo ý kiến bác sỹ để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.
Đau mỏi vai gáy nên uống thuốc gì? Trong trường hợp cơn đau cấp tính xảy ra đột ngột và dữ dội, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân sử dụng tân dược để giải quyết cơn đau tức thời, nhanh chóng.
Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý, chỉ được dùng thuốc chữa đau vai gáy theo đúng hướng dẫn của bác sỹ chuyên khoa, tuyệt đối không lạm dụng thuốc để tránh tác dụng phụ.
Thiếu canxi là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng đau mỏi vai gáy và nhiều bệnh cơ xương khớp khác. Bổ sung canxi đầy đủ sẽ giúp hệ xương răng chắc khỏe, làm chậm quá trình thoái hóa, phòng ngừa loãng xương cũng như nhiều bệnh lý xương khớp. Do đó việc duy trì một khẩu phần ăn đầy đủ canxi theo khuyến cáo là cần thiết đối với cơ thể. Nếu chế độ ăn uống không cung cấp đủ lượng canxi cho nhu cầu hàng ngày, bạn có thể dùng thêm viên uống bổ sung canxi. Tuy nhiên nên tham khảo ý kiến của bác sỹ trước khi sử dụng.
Canxi NextG Cal từ Úc là viên canxi tự nhiên chứa MCHA, D3, K1 hiện đang là sản phẩm được đông đảo người tiêu dùng lựa chọn và tin dùng hiện nay.
MCHA của NextG Cal được chiết xuất từ xương bò non và sản xuất theo tiêu chuẩn GMP của Cục quản lý Dược Phẩm Úc, được chứng minh là “thuốc an toàn, chưa có ghi nhận về độc tính”.
Canxi NextG Cal từ Úc
Hàm lượng canxi, vitamin D và vitamin K trong thuốc NextG Cal phù hợp với mức khuyến nghị cần thiết cho sức khỏe của xương. Sản phẩm được cấp phép lưu hành bởi Cục Quản lý Dược Việt Nam.
V – Đau mỏi vai gáy nên làm gì? Cách chữa đau mỏi vai gáy tại nhà
Đau mỏi vai gáy phải làm sao? Trong trường hợp đau mỏi vai gáy ở mức độ nhẹ, bạn có thể tham khảo và áp dụng một số cách khắc phục đau mỏi vai gáy tại nhà dưới đây:
1. Yoga đau mỏi vai gáy Nguyễn Hiếu
Yoga chữa đau mỏi vai gáy là phương pháp hiệu quả và an toàn tại nhà được nhiều người sử dụng. Các bài tập yoga đau mỏi vai gáy có tác dụng tăng cường sức mạnh của các nhóm cơ ở vai, cổ làm giảm đau nhức hiệu quả.
Dưới đây là một số bài tập yoga chữa đau mỏi vai gáy của Nguyễn Hiếu, bạn có thể tham khảo và áp dụng:
– Tư thế Nhân sư/Sphinx pose: Nằm sấp, chân duỗi thẳng, 2 tay chống xuống sàn, khuỷu tay hướng ra sau. Giữ chặt lưng, mông và đùi, từ từ dùng 2 tay nâng phần thân trên đảm bảo bụng không rời khỏi sàn, ưỡn ngược, cằm hướng ra trước, hít sâu. Giữ nguyên tư thế trong khoảng 10-15 giây, hít thở đều. Lặp lại động tác 5 lần.
– Tư thế con mèo, con bò/Cat-cow pose: Chống đầu gối và hai tay xuống sàn. Giữ vai thẳng với cổ tay, phần hông thẳng với đầu gối. Tiếp đó, bạn hít sâu, thả lỏng phần bụng hướng xuống sàn, ưỡn ngực và ngẩng đầu lên.
Tiếp tục thở ra chậm rãi, hóp bụng và đẩy cong phần lưng lên trần nhà, cúi cằm sát vào hõm ngực, siết chặt cơ mông. Lặp lại động tác yoga giảm đau mỏi vai gáy tư thế con mèo, con bò từ 5-10 lần.
– Tư thế mặt bò/Cow face pose: Ngồi thẳng lưng, đặt tay cạnh người, co chân trái và chân phải. Tiếp tục gập chân trái sao cho gót chân trái chạm hông bên phải; sau đó gập chân phải chồng lên chân trái.
Sau đó bạn hít vào, đưa tay phải về phía trước song song với sàn nhà, vòng tay phải sau lưng, gập tay phải.
Đồng thời từ từ đưa tay trái lên, gập tay trái, hai tay nắm lấy nhau sau lưng; kéo căng. Giữ yên tư thế này trong khoảng 20 giây, sau đó đổi bên. Thực hiện tư thế này 5 lần.
Các bài tập yoga đau mỏi vai gáy có tác dụng tăng cường sức mạnh của các nhóm cơ ở vai, cổ làm giảm đau nhức hiệu quả
Lưu ý: Các bạn nên xem các video 7 ngày yoga chữa bệnh đau mỏi vai gáy của chuyên gia yoga Nguyễn Hiếu và tập theo để thực hiện các tư thế chuẩn xác và đạt hiệu quả cao nhất.
>> Xem VIDEO chi tiết những bài tập loại bỏ đau mỏi vai gáy <<
2. Cách xoa bóp đau mỏi vai gáy
Đau mỏi vai gáy và cách điều trị thế nào? Người bệnh cũng có thể tự thực hiện các động tác xoa bóp giảm đau mỏi vai gáy đơn giản như sau:
– Dùng hai ngón tay cái day ấn huyệt Phong trì trong vòng 1 phút.
– Xát cổ nhẹ nhàng theo chiều từ trên xuống dưới, mỗi bên thực hiện 15 lần.
– Đan bàn tay vào nhau sau đó ôm trọn gáy, kéo qua lại rồi xoa bóp nhẹ nhàng hai bên cơ gáy.
– Cúi đầu về phía trước, đưa 2 bàn tay ra phía sau xoa bóp nhẹ nhàng vùng giữa hai xương bả vai. Thực hiện liên tục từ 10-15 lần.
– Xoay bả vai theo các hướng trước, sau, dưới, trên.
Ngoài ra, các bài tập cổ vai gáy thường xuyên, đều đặn tại nhà là một liệu pháp hỗ trợ điều trị đau vai gáy rất quan trọng và hiệu quả.
Sự phối hợp giữa việc kéo giãn và căng các cơ, kéo giãn khớp chân, tay của các bài tập sẽ giúp người bệnh giải tỏa đè nén các cơ, khớp xương, đồng thời tăng cường sức bền cho cột sống vô cùng hiệu quả.
Bên cạnh đó, việc tập luyện thể thao thường xuyên còn giúp người bệnh kiểm soát cân nặng, duy trì vóc dáng, tinh thần khỏe mạnh, phấn chấn, vui vẻ.
3. Mẹo chữa đau mỏi vai gáy bằng thuốc nam
Không thể phủ nhận hiệu quả lâu dài, bền vững và hầu như không có tác dụng phụ của những vị thuốc nam chữa đau mỏi vai gáy.
Người bệnh có thể áp dụng các bài thuốc nam bằng lá lốt, ngải cứu, xương rồng,… dưới dạng đắp, ngâm, xoa bóp và uống để tăng cường khả năng giảm đau bền vững giúp cho bệnh không bị tái phát trở lại.
Người bệnh có thể áp dụng các bài thuốc nam bằng lá lốt dưới dạng đắp, ngâm, xoa bóp và uống để giảm đau mỏi vai gáy
4. Đau mỏi vai gáy nên ăn gì?
Đau vai gáy liên quan tới cá vấn đề cấu trúc xương khớp của cơ thể. Do đó, bạn nên bổ sung các thực phẩm tốt cho xương khớp, có khả năng phục hồi tổn thương và tái tạo xương khớp để hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh.
Vậy đau mỏi vai gáy nên ăn gì? Dưới đây là những thực phẩm được các chuyên gia khuyên dùng:
– Thực phẩm giàu vitamin D và canxi: Đây là hai vi chất quan trọng và cần thiết với những người bệnh đang mắc các bệnh lý về xương khớp, trong đó có đau mỏi vai gáy.
Vitamin D và canxi tham gia trực tiếp vào quá trình hình thành và bảo vệ xương khớp chắc khỏe. Các thực phẩm giàu 2 vi chất này có thể kể đến như tôm, cua, nước hầm xương, sữa, trứng…
– Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa và chất xơ: Nhóm thực phẩm này có tác dụng kích thích sản sinh collagen nuôi gân, sụn, giúp tăng mật độ xương chống loãng xương và giảm triệu chứng đau mỏi vai gáy.
Bạn nên bổ sung các loại rau cải, rau chân vịt, bí đỏ; ngũ cốc nguyên hạt; các loại hoa quả như bưởi, việt quất, kiwi, táo, cam…để cung cấp chất xơ và chất chống oxy hóa đầy đủ cho cơ thể.
– Thực phẩm giàu nguyên tố vi lượng magie: Có thể kể đến các thực phẩm như bí ngô, khoai tây, cần tây, bắp cải…. Magie có tác dụng rất lớn trong việc tái tạo và bảo vệ xương khớp, ổn định hệ thống thần kinh và giảm thiểu sự xuất hiện của các cơn đau mỏi vai gáy.
– Đau mỏi vai gáy uống gì tốt? Nên uống nước: Thiếu nước cũng là nguyên nhân khiến lượng dịch nhầy ở khớp suy giảm dẫn tới cơ bị co rút và gây nhức mỏi vai gáy.
Do đó, bạn nên uống từ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh. Ngoài nước lọc, bạn cũng có thể bổ sung nước thông qua việc uống các loại nước ép hoa quả tự nhiên.
Người bị đau mỏi vai gáy nên tăng cường ăn các thực phẩm giàu vitamin D và canxi
Bên cạnh việc bổ sung các thực phẩm tốt cho người bị đau mỏi vai gáy như chúng tôi chia sẻ ở trên, bạn cũng nên chú ý tránh ăn hoặc loại bỏ các thực phẩm có thể khiến chứng đau mỏi vai gáy trở nên nghiêm trọng hơn như: Đồ ăn mặn; thực phẩm chứa cholesterol và lipid cao; nội tạng động vật; đồ ăn nhanh; thực phẩm chế biến sẵn; thuốc lá; các đồ uống chứa chất kích thích như rượu, bia, cafe…
Để biết thêm thông tin về hiện tượng đau mỏi vai gáy và sản phẩm NextG Cal, bạn có thể để lại bình luận cuối bài viết, đặt câu hỏi trong khung chat hoặc liên hệ đến hotline 18001125 (miễn cước) để được dược sĩ tư vấn.
*Số giấy xác nhận quảng cáo NextG Cal: 2/2019/XNQC-QLD.
4 Bình luận