Thoái hóa cột sống thắt lưng gây đau từ âm ỉ đến dữ dội. Nếu không chữa trị sớm có thể gây teo cơ, tàn phế. Chính vì vậy, bạn nên nắm rõ những nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị để xử lý một cách kịp thời.
Nội dung:
- I – Tổng quan về thoái hóa cột sống thắt lưng
- II – Những đối tượng dễ bị thoái hóa cột sống thắt lưng
- III – Thoái hóa cột sống thắt lưng ăn gì và kiêng ăn gì?
- IV – Cách chẩn đoán thoái hóa cột sống thắt lưng
- V – Cách điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng
- VI – Cách phòng tránh bệnh gai xương thoái hóa cột sống thắt lưng
I – Tổng quan về thoái hóa cột sống thắt lưng
Thoái hóa cột sống thắt lưng tiếng Anh là Spondylosis hoặc Osteoarthritis of lumbar spine. Cùng tìm hiểu bị thoái hóa cột sống thắt lưng là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa bệnh thế nào nhé!
1. Bị thoái hóa cột sống thắt lưng là gì?
Thoái hóa cột sống thắt lưng bệnh học là bệnh mạn tính tiến triển từ từ, tổn thương cơ bản là tình trạng thoái hóa đĩa đệm và sụn khớp khiến cột sống lưng bị biến dạng.
Tuy không gây viêm cột sống nhưng nó khiến bệnh nhân đau đớn, vận động hạn chế, thậm chí có thể gây teo cơ, tàn phế nếu bệnh nặng.
Thoái hóa cột sống thắt lưng nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Các biến chứng thoái hóa cột sống thắt lưng đó là biến dạng cột sống, chèn ép các dây thần kinh, chèn ép tủy thắt lưng cùng, suy giảm thị lực, đau ngực…
Hình ảnh thoái hóa cột sống thắt lưng
( → Xem thêm bệnh thoái hóa khớp gối là như thế nào TẠI ĐÂY)
2. Nguyên nhân bị thoái hóa cột sống thắt lưng
Thoái hóa cột sống thắt lưng nguyên nhân do đâu? Có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng, trong đó có một số yếu tố như:
– Tuổi tác: Khi độ tuổi càng cao, xương khớp càng bị lão hóa gây nên chứng thoái hóa cột sống thắt lưng.
– Giới tính: Nữ giới thường mắc bệnh này nhiều hơn nam giới.
– Nghề nghiệp: những người lao động nặng và người làm việc văn phòng thường mắc bệnh này nhiều do mang vác/ ngồi làm việc không đúng tư thế, mang vác nặng/ ngồi lâu không đứng lên trong thời gian dài.
– Cân nặng: Ở những người có trọng lượng cơ thể quá nặng cũng có nguy cơ bị thoái hóa cột sống thắt lưng cao.
– Ở phụ nữ mang thai và sau sinh: Một trong những nguyên nhân gây thoái hóa cột sống thắt lưng ở 2 đối tượng này là do sự thiếu hụt canxi.
Hình ảnh x quang thoái hóa cột sống thắt lưng
– Dinh dưỡng: Những người có chế độ dinh dưỡng không hợp lý, thiếu canxi, phốt pho, vitamin D, vitamin K sẽ có nguy cơ bị bệnh này cao hơn người khác.
– Tập luyện thể dục, thể thao không đúng phương pháp: Rất nhiều trường hợp do tập thể hình không đúng cách gây tổn thương vùng xương sống và dần gây thoái hóa.
– Ngoài ra, còn một số yếu tố khác như: di truyền, yếu cơ, tiền sử chấn thương cột sống…
– Sau một thời gian dài sụn khớp và đĩa đệm phải chịu áp lực nên dẫn tới bị tổn thương, đĩa đệm mất tính đàn hồi, dây chằng bao khớp bị xơ cứng.
3. Dấu hiệu thoái hóa cột sống thắt lưng
Thoái hóa cột sống thắt lưng triệu chứng gồm:
– Triệu chứng bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng ban đầu là cột sống đau âm ỉ, khi vận động làm việc sẽ đau nặng hơn và khi nghỉ ngơi cơn đau sẽ giảm bớt.
– Khi tình trạng nặng hơn, cơn đau sẽ xuất hiện liên tục, thậm chí nằm cũng đau khiến bạn không ngủ được. Khi cử động cúi xuống nghe thấy tiếng lục khục.
– Biểu hiện thoái hóa cột sống thắt lưng có thể gây đau rễ dây thần kinh hoặc thoát vị đĩa đệm, cơn đau dọc theo mông và mặt trong của chân gây hạn chế vận động. Bệnh nếu không chữa trị sẽ gây đau lâu dài từ năm này qua năm khác và gù vẹo cột sống.
Cột sống đau âm ỉ là triệu chứng điển hình khi bị thoái hóa cột sống thắt lưng
II – Những đối tượng dễ bị thoái hóa cột sống thắt lưng
Bất kỳ ai cũng có thể bị thoái hóa cột sống thắt lưng, nhưng các đối tượng dưới đây có nguy cơ cao hơn cả:
– Thoái hóa cột sống thắt lưng ở người cao tuổi
Tuổi càng cao cột sống càng dễ thoái hóa, tình trạng loãng xương và bào mòn sụn khớp xảy ra nhiều.
– Thoái hóa cột sống thắt lưng ở người lao động nặng
Những người lao động làm các công việc nặng nhọc, thường phải bê vác đồ nặng là đối tượng cơ nguy cơ cao bị thoái hóa cột sống thắt lưng.
– Thoái hóa cột sống thắt lưng sau sinh
Nguyên nhân chính gây thoái hóa cột sống thắt lưng sau sinh là do chế độ ăn uống thiếu canxi, magie và vitamin cần thiết.
– Thoái hóa cột sống thắt lưng ở người trẻ
Có rất nhiều lý do khiến người trẻ bị thoái hóa cột sống thắt lưng như: ngồi lâu và ngồi nhiều một chỗ; ít vận động; ngồi và ngủ sai tư thế; chế độ ăn uống không hợp lý; do chấn thương; thừa cân béo phì hoặc mắc bệnh lý về xương khớp…
Thoái hóa cột sống thắt lưng ở người trẻ ngày càng có xu hướng tăng
III – Thoái hóa cột sống thắt lưng ăn gì và kiêng ăn gì?
Việc ăn uống không giúp bạn chữa khỏi bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng. Tuy nhiên, một chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh đóng vai trò rất quan trọng trong việc giảm thiểu và ngăn ngừa các triệu chứng của bệnh gai thoái hóa cột sống thắt lưng tiến triển nặng hơn. Vậy người bị thoái hóa cột sống thắt lưng ăn gì và kiêng ăn gì? Câu trả lời sẽ có ngay dưới đây!
1. Thoái hóa cột sống thắt lưng nên ăn gì?
– Nhóm thực phẩm giàu canxi: Đây là đáp án đầu tiên cho câu hỏi thoái hóa cột sống thắt lưng ăn gì tốt. Canxi thường có nhiều trong các thực phẩm như sữa và các sản phẩm từ sữa (sữa tươi, sữa chua và phô mai); các loại hải sản (tôm, cua, mực, ngao, hàu…); các loại rau có màu xanh thấm (cải thìa, cải xoăn, súp lơ xanh); đậu phụ; đậu bắp; hạt vừng; hạnh nhân; bột yến mạch; đậu cô ve; các loại cá như cá hồi, cá mòi, cá basa, cá cơm….
– Nhóm thực phẩm giàu vitamin D: Một số loại thực phẩm có hàm lượng vitamin D dồi dào như cá hồi, cá mòi, cá trích,dầu gan cá tuyết, hàu, tôm, lòng đỏ trứng, cá ngừ, nấm, nước cam, sữa đậu nành, bột yến mạch…
– Nhóm thực phẩm giàu vitamin K2: Thịt gà, thịt bò, cá thu, cá mòi, gan, cá ngừ, phô mai cứng, bơ, sữa tươi, lòng đỏ trứng, cải xoăn, cải bó xôi, bông cải xanh hay bắp cải… là những thực phẩm rất giàu vitamin K2.
– Nhóm thực phẩm giàu magie: Để bổ sung dưỡng chất magie cho cơ thể, bạn nên tăng cường bổ sung các thực phẩm sau vào chế độ ăn uống hàng ngày: sôcôla đen, quả bơ, hạt điều, quả hồ đào, hạt bí ngô, hạt hướng dương, hạt lanh, đậu lăng, đậu xanh, đậu nành, đậu Hà Lan, đậu phộng, đậu phụ, chuối, rau lá xanh , bột yến mạch, cá bơn, cá thu, cá hồi…
– Nhóm thực phẩm giàu protein: Nhóm thực phẩm giàu protein gồm có các loại đậu, đặc biệt là đậu nành, hạt mè, hạt diêm mạch, hạt hướng dương, các loại rau có màu xanh đậm.
– Nhóm thực phẩm giàu chất sắt: Chất sắt có nhiều trong các thực phẩm như gan, thịt đỏ, hàu, ốc, trai, sò, thịt gia cầm, các loại rau lá xanh, đậu lăng, đậu nành, quả lựu, củ cải đường và ngũ cốc nguyên hạt.
– Nhóm thực phẩm giàu vitamin C: Các loại hoa quả như dâu tây, kiwi, cam, bưởi, đu đủ, dứa, quýt, ổi, xoài và một số loại rau củ quả như cà chua, rau bó xôi, khoai lang, bông cải xanh, bắp cải, ớt chuông đỏ và xanh đều là những thực phẩm có chứa nhiều vitamin C.
Nếu đang băn khoăn không biết thoái hóa cột sống thắt lưng nên làm gì, bạn hãy tăng cường ăn các thực phẩm giàu vitamin C nhé
Người bị thoái hóa cột sống lưng nên tăng cường ăn các thực phẩm giàu canxi
2. Thoái hóa cột sống thắt lưng kiêng ăn gì?
Những thực phẩm và thức ăn bạn nên tránh sử dụng vì có thể khiến các triệu chứng bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng nghiêm trong hơn đó là:
– Thức ăn quá nhiều muối: Thức ăn nhanh, bánh nướng, đồ hộp, phô mai, nước sốt, đồ ăn vặt, các loại mì ăn liền, pizza, dưa muối, cà muối
– Các món ăn và thực phẩm nhiều dầu mỡ.
– Hạn chế ăn thực phẩm có chứa hoạt chất Omega 6 như hạt điều, hạt hướng dương.
– Đồ ăn chứa nhiều đường như bánh kẹo, mứt,…
– Một số đồ uống như bia rượu, cà phê, soda, nước ngọt có gas…
IV – Cách chẩn đoán thoái hóa cột sống thắt lưng
Để chẩn đoán thoái hóa cột sống thắt lưng l4 l5, thoái hóa cột sống thắt lưng m47 nói riêng hay thoái hóa cột sống nói chung, bác sĩ sẽ khám các triệu chứng hiện có của người bệnh đồng thời tiến hành thực hiện một số xét nghiệm dưới đây:
– Thoái hóa cột sống thắt lưng Xquang: Chụp X-quang thoái hóa cột sống thắt lưng ở tư thế nghiêng và thẳng để phát hiện các cột sống bị hẹp, gai xương sống, hẹp lỗ liên hợp đốt sống.
– Chụp cộng hưởng từ.
– Xét nghiệm máu toàn phần.
Việc sử dụng các cách khám thoái hóa cột sống thắt lưng ở trên nhằm đưa ra chẩn đoán chính xác nhất, từ đó giúp bác sĩ đưa ra được phác đồ điều trị phù hợp và hiệu quả nhất.
Chụp X-quang thoái hóa cột sống thắt lưng ở tư thế thẳng và nghiêng để xác định chính xác tình trạng bệnh
V – Cách điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng
Thoái hóa cột sống thắt lưng điều trị thế nào? Một số phương pháp được bác sĩ sử dụng để điều trị căn bệnh này đó là:
1. Sử dụng thuốc
Thoái hóa cột sống thắt lưng uống thuốc gì? Các loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định để điều trị căn bệnh này gồm:
– Các loại thuốc giảm đau (paracetamol).
– Thuốc chống viêm không steroid (Diclofenac, Meloxicam, Piroxicam, Celecoxib, Etoricoxib, diclofenac gel, profenid gel).
– Thuốc giãn cơ (eperisone, tolperisone).
– Thuốc điều trị triệu chứng tác dụng chậm (Glucosamine sulfate và chondroitin sulphate, thuốc ức chế IL1).
Người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định loại thuốc điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng phù hợp
2. Vật lý trị liệu
Bên cạnh việc tập thể dục thể thao, người bệnh sẽ được chữa thoái hóa cột sống thắt lưng bằng cách chườm nóng, tắm bùn nóng/suối khoáng nước nóng, tập cơ dựng lưng, xoa bóp, kéo nắn, chiếu tia hồng ngoại…
Việc sử dụng thuốc trong điều trị cần tuân theo chỉ định của bác sĩ. Nên kết hợp biện pháp sử dụng thuốc với vật lý trị liệu, phục hồi chức năng.
3. Thoái hóa cột sống thắt lưng theo Đông y
Người bệnh có thể tới viện y học cổ truyền quân đội hoặc các phòng khám đông y, y học cổ truyền uy tín để được thầy thuốc thăm khám và bốc thuốc. Phương pháp này giúp bồi bổ xương khớp, can thận dần dần để từ đó phục hồi xương khớp.
Bên cạnh đó, người bệnh có thể chườm nóng thắt lưng bằng ngải cứu, lá lốt, cúc tần, xương rồng 3 chạc, ngâm chân với nước muối gừng giúp giảm đau nhanh, khí huyết lưu thông, giảm mỏi mệt, ngủ ngon giấc.
Tăng cường tập thể dục thoái hóa cột sống thắt lưng, yoga, khiêu vũ…cũng là cách để giúp xương khớp dẻo dai và khỏe mạnh.
VI – Cách phòng tránh bệnh gai xương thoái hóa cột sống thắt lưng
Việc ngăn cơ thể già đi là điều không thể, tuy nhiên bạn có thể thực hiện nhiều biện pháp để cải thiện sức khỏe của cột sống. Các phương pháp đó là:
– Ngồi và đi đứng đúng cách.
– Luyện tập thể dục thể thao đều đặn, ít nhất 30 phút mỗi ngày.
– Học cách nâng các đồ vật.
– Duy trì cân nặng ở mức hợp lý, tránh thừa cân, béo phì.
– Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh và đủ dinh dưỡng.
– Không hút thuốc lá.
– Tránh uống quá nhiều rượu, bia
– Dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn cơ thể.
Bên cạnh đó, việc cung cấp đầy đủ canxi cho cơ thể có vai trò quan trọng đối với sức khỏe xương khớp, giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý xương khớp, làm chậm quá trình thoái hóa, trong đó có thoái hóa cột sống thắt lưng. Vì vậy, các thực phẩm giàu canxi nên được bổ sung thêm vào chế độ ăn uống hàng ngày.
Viên uống canxi NextG Cal
Tuy nhiên, nhiều trường hợp chỉ cung cấp canxi từ thực phẩm sẽ không đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu canxi cơ thể, đặc biệt là các đối tượng như mẹ bầu, mẹ sau sinh, người cao tuổi… là những đối tượng có nhu cầu canxi khá cao. Khi đó cần kết hợp thêm bổ sung canxi từ thuốc hoặc thực phẩm chức năng theo hướng dẫn của bác sĩ.
Canxi NextG Cal là canxi hữu cơ được chiết xuất từ xương bò non, cùng với thành phần vitamin D3 và vitamin K1, canxi sẽ được hấp thu dễ dàng và vận chuyển tới tận mô xương, giúp xương chắc khỏe, hạn chế các tình trạng như táo bón, nóng trong, lắng đọng canxi ở thận do dư thừa.
*Số giấy xác nhận quảng cáo NextG Cal: 2/2019/XNQC-QLD.
Nếu cần tìm hiểu thêm về bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng hoặc thông tin sản phẩm NextG Cal bạn có thể để lại bình luận cuối bài viết, đặt câu hỏi trong khung chat hoặc gọi tới tổng đài 1800 1125 (miễn phí cước gọi) để được dược sĩ của NextG Cal tư vấn.