Viêm khớp gối gây sưng đau ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt của người bệnh. Vậy nguyên nhân nào gây ra tình trạng này? điều trị bằng cách nào để hồi phục như trước? Nội dung dưới đây sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu chi tiết về bệnh.
Nội dung:
I – Tìm hiểu về viêm khớp gối
Khớp gối là nơi tiếp giáp của ba xương chính, đó là: xương đùi, xương bánh chè và xương ống chân. Giữa các đầu xương có một lớp sụn bao phủ, giúp các khớp cử động trơn tru, đồng thời giữ vai trò như chất đệm ở khớp xương.
Khớp gối là bộ phận quan trọng của cơ thể
1. Viêm khớp gối là gì?
Viêm khớp gối là tình trạng phần xương sụn trơn bị mòn đi, trở nên xù xì và thô ráp. Lúc này, các khớp xương sẽ cọ xát vào nhau chặt hơn, ma sát nhiều, việc hấp thụ các chấn động ở sụn khớp giảm đi, gây sưng đau và vận động khó khăn.
Bất kì độ tuổi nào cũng đều có nguy cơ bị viêm khớp gối kể cả viêm khớp gối ở trẻ em, nhưng phổ biến nhất là những người từ độ tuổi sau 45.
2. Nguyên nhân gây viêm khớp gối
Viêm khớp gối bệnh học có thể khởi phát do các nguyên nhân sau:
– Do chấn thương: Các chấn thương ở khớp gối như rách sụn, đứt dây chằng, nứt xương… do tai nạn hoặc do chơi thể thao quá sức.
– Áp lực lặp đi lặp lại ở khớp gối: Một số người do đặc thù công việc làm việc trong môi trường phải đứng lâu, đi lại nhiều, ngồi xổm hoặc uốn cong đầu gối thường xuyên rất dễ bị viêm khớp gối ở người trẻ tuổi.
– Thiếu hụt chất dinh dưỡng: Chế độ dinh dưỡng không hợp lý khiến cơ thể bị thiếu hụt chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của xương, đặc biệt là canxi, kali hay phốt pho. Điều này có thể khiến khớp gối bị suy yếu, dễ chấn thương và là mầm mống cho bệnh viêm khớp phát triển.
Thiếu dưỡng chất cũng khiến chứng viêm khởi phát tại khớp gối
– Rối loạn chuyển hóa: Hoạt động chuyển hóa purin của cơ thể bị rối loạn làm tăng axit uric trong máu dẫn đến bệnh gút, bệnh có thể ảnh hưởng đến bất kỳ khớp nào, trong đó có khớp gối.
– Nhiễm khuẩn: Một số trường hợp bị viêm khớp gối cấp tính do nhiễm khuẩn. Bệnh thường khởi phát sau một đợt nhiễm trùng cấp ở cơ quan khác.
– Rối loạn tự miễn: Bệnh viêm khớp dạng thấp xảy ra khi hệ thống miễn dịch sản xuất ra nhiều kháng thể tấn công vào các mô liên kết trong bao khớp, từ đó khiến cho khớp bị sưng viêm.
Bên cạnh các nguyên nhân trên, một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp gối như tuổi tác, di truyền, giới tính, béo phì, hút thuốc lá,…
3. Triệu chứng nhận biết bệnh viêm khớp gối
Bệnh viêm khớp gối thường gây ra các triệu chứng điển hình sau:
– Đau khớp gối vào buổi sáng sau khi ngủ dậy.
– Sưng, tấy đỏ, ấn vào có cảm giác hơi nóng, xảy ra vào sáng sớm hoặc sau khi ngủ trưa.
– Cứng khớp, kéo dài 10 – 30 phút, phải dùng tay xoa bóp mới có thể di chuyển được.
– Có tiếng kêu lụp cụp, răng rắc mỗi khi gấp duỗi, cảm giác như khớp gối bị khô.
Đau cứng khớp gối thường xảy ra vào sáng sớm
( → Tìm hiểu thêm về bệnh viêm khớp cổ chân TẠI ĐÂY)
4. Viêm khớp gối tràn dịch có nguy hiểm không?
Dấu hiệu cơ bản để phát hiện tình trạng viêm khớp gối tràn dịch đó là khớp gối nổi mẩn đỏ kèm sưng, phù nề. Do bao khớp dày lên nên sẽ thấy bên khớp gối tràn dịch lớn hơn bất thường.
Người bệnh thường hạn chế vận động, đi lại khó khăn, khó gấp duỗi chân. Nếu không can thiệp, lâu ngày các cơ xung quanh sẽ bị yếu dần đi, khớp ngày càng không vững, cơn đau kéo dài và tái phát thường xuyên, tiến triển thành viêm khớp gối mạn tính.
Viêm khớp gối tràn dịch nếu phát hiện sớm hoàn toàn có thể điều trị dứt điểm mà không gây ra nhiều biến chứng. Tuy nhiên do chủ quan, nhiều trường hợp chỉ đến cơ sở y tế khi tình trạng đã trầm trọng.
Ngoài gây hạn chế vận động, người bệnh có thể gặp các biến chứng như nhiễm trùng khớp gối, xơ cứng khớp, phá hủy khớp, thậm chí là tàn phế.
5. Viêm khớp gối có dịch nên uống nước gì?
Bên cạnh việc uống đủ nước mỗi ngày, người bệnh nên bổ sung các thức uống sau để góp phần cải thiện tình trạng viêm khớp gối có dịch.
– Nước uống chứa nhiều vitamin C và Bioflavonoids
Bioflavonoids là nhóm sắc tố thực vật tạo ra màu sắc ở các loại hoa quả chứa nhiều vitamin C.
Vitamin C có khả năng chống oxy hóa cao, tăng cường miễn dịch và tổng hợp collagen type I – thành phần cấu tạo của chất nền ngoài tế bào sụn khớp.
Một số loại quả chứa nhiều vitamin C như cam, chanh, bưởi, táo, dứa… người bệnh có thể ép nước uống mỗi ngày.
Nước ép từ các loại quả chứa nhiều vitamin C tốt cho sức khỏe người bệnh
– Nước uống từ quả mọng
Hợp chất Quercetin và Rutin tìm thấy trong quả mọng được chứng minh có thể làm tăng mật độ xương, giảm các dấu hiệu viêm liên quan đến xương khớp.
Người bệnh có thể uống nước ép các loại quả mọng như: nho, mận, sơ ri, việt quất, anh đào, mâm xôi, dâu tây,…
6. Viêm khớp gối có nên đi bộ không?
Khi mắc bất cứ căn bệnh về xương khớp nào, người bệnh thường phân vân khi hoạt động nặng hoặc có nhu cầu tập luyện thể dục thể thao.
Theo các chuyên gia, các hoạt động thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe sẽ giúp tạo nên dịch khớp nuôi dưỡng sụn, bôi trơn khớp nhờ đó đẩy lùi hiện tượng khô khớp, ngăn ngừa cứng khớp, cải thiện tình trạng viêm khớp
Đi bộ nhẹ nhàng có lợi cho tình trạng viêm khớp gối
Duy trì thói quen đi bộ hàng ngày giúp người bệnh có một cơ thể cân đối, cân nặng phù hợp, hạn chế nguy cơ béo phì từ đó giảm thiểu áp lực lên hệ thống xương khớp.
Tuy nhiên người bệnh nên chọn đôi giày phù hợp, đi bộ nhẹ nhàng ở những nơi có địa hình bằng phẳng.
II – Viêm khớp gối có mấy loại?
Có 5 loại viêm khớp phổ biến sau:
1. Viêm khớp thoái hoá
Theo tài liệu bệnh án đông y viêm khớp gối, bệnh thường gặp ở những người từ độ tuổi 40 trở lên, do lớp sụn bao ngoài đầu xương sẽ bị thoái hóa hoặc có các gai mọc ở đầu xương gây đau đớn, khớp cứng lại, suy giảm chức năng khớp.
2. Viêm khớp gối dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp là một căn bệnh mà hệ thống miễn dịch chống lại các mô ở khớp và mô xung quanh khớp).
3. Bệnh Gout
Bệnh thường gặp ở nam giới, chủ yếu trên 45 tuổi gây phù nề, da căng lên, nóng và đỏ, có thể xuất hiện xung huyết trong khi khớp ở các vị trí khác bình thường.
4. Viêm đa khớp
Viêm đa khớp là bệnh lý nguy hiểm gây nên viêm nhiễm, phá hủy sụn xương và làm biến dạng các khớp xương. Triệu chứng như sưng tấy đỏ ở các khớp, đau cứng, biến dạng các khớp.
5. Viêm khớp nhiễm khuẩn
Viêm khớp nhiễm khuẩn do vi khuẩn ở các vị trí gần đó hoặc do vi khuẩn trong máu xâm nhập vào khớp gây sưng, nóng, đỏ, đau tại khớp gối.
Viêm khớp nhiễm khuẩn
( → Xem thêm: Bị thoái hóa khớp gối là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị)
III – Viêm khớp gối kiêng ăn gì và nên ăn gì?
Chế độ ăn uống có vai trò rất quan trọng đối với hiệu quả điều trị bệnh viêm khớp gối. Dưới đây là một số thực phẩm mà người bệnh đau khớp gối nên ăn và không nên ăn, bạn có thể tham khảo để điều chỉnh thực đơn hàng ngày.
1. Viêm khớp gối nên ăn gì?
- Cá béo
Lượng dầu lớn trong các loại cá sẽ mang đến các dưỡng chất Vitamin D và Omega 3 dồi dào có khả năng kháng viêm, ức chế sản sinh các thành phần phá vỡ kết cấu sụn.
- Xương lợn, xương bò
Hoạt chất chondroitin và glucosamin, canxi trong nước hầm xương sẽ giúp xương chắc khỏe, hạn chế bệnh loãng xương và các bệnh lý xương khớp khác.
- Các loại gia vị: ớt, hạt tiêu, gừng, tỏi
Khi sử dụng các loại gia vị này với một liều lượng phù hợp còn mang đến những tác dụng rất tốt cho người bệnh viêm khớp.
Nhóm thực phẩm người bị viêm khớp gối nên ăn
- Súp lơ (bông cải xanh)
Trong súp lơ có chứa Sulforaphane giúp trung hòa các enzyme gây tổn thương sụn. Hàm lượng vitamin K, vitamin C và nhiều hợp chất chống oxy hóa khác sẽ có tác động tích cực lên xương sụn, chống viêm và tăng cường sức khỏe xương khớp hiệu quả.
2. Thực phẩm nên kiêng khi bị viêm khớp gối
– Thực phẩm có hàm lượng photpho cao như phủ tạng, thịt đỏ, thịt đóng hộp.
– Đồ ăn nhanh, chế biến sẵn, thức ăn chiên nhiều dầu mỡ.
– Đồ uống ngọt, bánh kẹo, món ăn nhiều đường, muối.
– Chuối tiêu, cà ghém, cà pháo, canh cua, thịt chó.
– Các sản phẩm bơ sữa vì thành phần có nhiều chất béo bão hòa.
– Thịt mỡ, xúc xích, dăm bông…gây tăng lipit máu khiến tình trạng viêm khớp trở nên trầm trọng hơn.
IV – Bị viêm khớp gối phải làm sao? 5 Cách trị viêm khớp gối
Việc điều trị viêm khớp chủ yếu tập trung vào làm giảm triệu chứng và cải thiện chức năng khớp. Tùy tình trạng của từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ tư vấn phương án điều trị phù hợp cho bệnh nhân. Thông thường sẽ bao gồm các phương pháp:
1. Dùng thuốc trị viêm khớp gối
Các thuốc dùng để điều trị viêm khớp sẽ khác nhau, tùy thuộc vào loại viêm khớp và mức độ viêm. Vậy, viêm khớp gối uống thuốc gì? Các thuốc được sử dụng theo chỉ định của bác sỹ bao gồm:
– Thuốc giảm đau kháng viêm: NSAIDs là nhóm thuốc được sử dụng phổ biến nhất trong điều trị viêm khớp do tác dụng hiệu quả mà thuốc mang lại. Bên cạnh giảm đau, thuốc còn có tác dụng hỗ trợ giảm sưng viêm tại vị trí tổn thương, đặc biệt là khớp gối.
Dùng thuốc là cách điều trị triệu chứng viêm khớp gối thường được bác sỹ chỉ định
– Thuốc bôi ngoài da: Một số loại kem và thuốc mỡ có chứa một chất như tinh dầu bạc hà hoặc capsaicin, các thành phần làm cho nóng.
– Thuốc ức chế miễn dịch:Thuốc chữa viêm khớp gối này thường được sử dụng trong trường hợp viêm khớp dạng thấp.
2. Điều trị viêm khớp gối diện chẩn
Điều trị viêm khớp gối cấp bằng phương pháp diện chẩn là phương pháp kết hợp bấm huyệt trên khuôn mặt với xoa bóp khớp gối sẽ được tiến hành thực hiện tại 2 huyệt vị đó là bấm huyệt vị số 9 trên mặt và bấm huyệt vị số 197 phía trước trán.
Nếu như bấm cả 2 huyệt số 9 và số 197 mà khớp gối vẫn không bớt đau thì bạn cũng có thể chuyển sang bấm huyệt tại vùng xương gò má
3. Cách trị viêm khớp gối tại nh bằng nẹp giảm đau
Thông thường, nẹp chức năng, nẹp phục hồi chức năng và nẹp giảm áp là những loại nẹp có hiệu quả nhất.
Nẹp gối giúp bảo vệ và ổn định khớp, nạng hay gậy đi bộ cũng giúp làm giảm trọng lực lên gối của bạn.
Ngoài ra, đệm lót đế giày cũng là một cách trị viêm khớp gối tại nhà khi bị viêm. Đối với viêm khớp gối, các bác sĩ thường khuyên người bệnh nên dùng loại lót đặc biệt vào đế giày.
Nẹp gối giúp ổn định khớp
4. Phẫu thuật
Khi phương pháp điều trị khác như thuốc điều trị viêm khớp gối không hiệu quả, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật để loại bỏ bệnh viêm khớp gối.
5. Phương pháp điều trị thay thế
Một số phương pháp điều trị thay thế có hiệu quả gồm các loại kem bôi có capsaicin, châm cứu hoặc các liệu pháp bổ sung như dung nạp chất glucosamine và chondroitin để hỗ trợ vận động.
V – Cách phòng chống bệnh viêm khớp gối
Viêm khớp gối là căn bệnh phổ biến, có thể gặp ở người lớn và cả viêm khớp gối trẻ em. Do đó, chúng ta cần chủ động phòng ngừa bằng cách thay đổi lối sống, ngăn chặn các yếu tố nguy cơ gây bệnh như:
– Kiểm soát cân nặng ổn định, tránh tăng cân nhanh.
– Không mang vác vật nặng.
– Điều chỉnh tư thế đúng trong sinh hoạt và lao động.
– Tập thể dục điều độ với cường độ phù hợp
– Bổ sung các dưỡng chất và vitamin tốt cho sức khỏe khớp gối.
Trong các dưỡng chất cần thiết cho sự khỏe mạnh của xương khớp, chúng ta cần chú trọng các thực phẩm giàu canxi. Nếu chế độ ăn uống hàng ngày không đảm bảo cung cấp đủ lượng canxi cần thiết, bạn có thể tham khảo việc bổ sung canxi bằng viên uống NextG Cal. Lưu ý nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Bổ sung canxi đầy đủ giúp tăng cường sức khỏe xương khớp, hạn chế loãng xương và giúp người bệnh nhanh hồi phục sức khỏe.
NextG Cal là viên uống bổ sung canxi giúp cung cấp canxi cho cơ thể và dùng trong các trường hợp do thiếu canxi gây ra như: loãng xương, đau lưng, thoái hóa khớp gối, viêm khớp gối…
Canxi NextG Cal được nhiều bác sỹ khuyên dùng
Đây là sản phẩm có nguồn gốc hữu cơ được làm từ xương bò non của Úc, đặc biệt, với cấu trúc vi tinh thể, chứa vitamin D3 và K1, canxi sẽ được hấp thu tối ưu và vận chuyển đến tận các mô xương.
Sản phẩm hiện có mặt phổ biến tại các nhà thuốc, bệnh viện.
* Số giấy xác nhận quảng cáo NextG Cal: 2/2019/XNQC-QLD
Khớp gối là cơ quan vô cùng quan trọng trong cơ thể, vừa hỗ trợ quá trình vận động, vừa nâng đỡ trọng lượng toàn bộ cơ thể. Vì vậy khi có dấu hiệu đau, viêm khớp gối, người bệnh cần đi khám ngay, áp dụng phương pháp điều trị hiệu quả để tránh những biến chứng về sau.
Nếu cần tìm hiểu thêm về các triệu chứng thiếu canxi gây viêm khớp hoặc thông tin sản phẩm NextG Cal bạn có thể để lại bình luận cuối bài viết, đặt câu hỏi trong khung chat hoặc gọi tới tổng đài 1800 1125 (miễn phí cước gọi) để được dược sỹ tư vấn.