Cháo lòng là món ăn dồi dào dinh dưỡng nhưng do sử dụng nhiều loại nội tạng động vật nên có thể gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Vì vậy nếu các mẹ đang thắc mắc bà bầu ăn cháo lòng được không? Để có câu trả lời cho vấn đề này, bạn đọc có thể tìm hiểu chi tiết ngay tại bài viết dưới đây của Nextgcal.vn.
Nội dung:
I. Thành phần dinh dưỡng của cháo lòng
Cháo lòng được chế biến từ nhiều nguyên liệu khác nhau gồm gạo tẻ, gạo nếp cùng với đó là lòng, gan, xương, tiết, tim, dạ dày lợn, phèo, phổi, cuống họng, thịt thăn, lưỡi của lợn.
Tùy theo sở thích và khẩu vị mà người ăn có thể thay đổi các nguyên liệu này cho phù hợp.
Một số nghiên cứu cho thấy, một bát cháo lòng đầy đủ chứa khoảng 194,8 calo.
Chào lòng giàu dinh dưỡng, khi ăn với lượng vừa phải sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe
Lượng calo này có thể thay đổi tùy thuộc vào lượng cháo và các thành phần sử dụng khi nấu cháo.
Vì các nguyên liệu đa dạng nên thành phần dinh dưỡng của tháo lòng của cũng rất phong phú.
Trong đó phải kể đến protein, carbohydrate, chất béo, calo, sắt, magie, choline, kẽm, kali, phốt pho, niacin, selen, vitamin B12, vitamin A…
Khi ăn với lượng hợp lý sẽ giúp: Hỗ trợ sức khỏe cơ bắp và xương; phòng ngừa thiếu máu; cải thiện mệt mỏi; cung cấp năng lượng, cải thiện sức khỏe.
Vậy bà bầu có được ăn cháo lòng không? Cùng tìm hiểu ngay tại các phần tiếp theo của bài viết!
II. Bầu ăn cháo lòng được không?
Về thắc mắc mẹ bầu ăn cháo lòng được không, các chuyên gia cho biết, hiện vẫn có 2 quan điểm khác nhau về vấn đề này:
Quan điểm thứ nhất cho rằng, bà bầu ăn cháo lòng có thể cung cấp cho cơ thể một lượng dưỡng chất phong phú.
Mẹ bầu ăn cháo lòng được bổ sung sắt, kẽm, protein và giúp cải thiện sức khỏe đôi mắt.
Bên cạnh đó, Y học truyền thống cho rằng, dạ dày lợn có thể hỗ trợ chức năng thận, giảm mệt mỏi, tăng cường sinh lực cho dạ dày và lá lách.
Đồng thời ăn dạ dày lợn còn hỗ trợ chữa trị các vấn đề về thiếu huyết và khí, tỳ vị suy yếu.
Bà bầu có được ăn cháo lòng không?
Qua điểm thứ hai cho rằng, bà bầu không nên ăn cháo lòng vì món ăn này dùng nhiều nội tạng.
Ngày nay lợn thường được nuôi bằng thức ăn công nghiệp, thậm chí còn có thể sử dụng hormone.
Điều này sẽ tạo ra các chất độc hại tích tụ trong gan của lợn.
Vì vậy nếu mẹ bầu ăn cháo lòng sẽ không tốt cho sức khỏe cũng như sự phát triển của em bé.
Tóm lại, câu trả lời cho câu hỏi bầu 3 tháng ăn cháo lòng được không là: Các mẹ có thể ăn cháo lòng nếu tìm mua được nội tạng lợn đảm bảo chất lượng và chế biến kỹ.
Đồng thời chỉ nên ăn với lượng vừa phải, tránh lạm dụng ăn quá nhiều và liên tục.
Đọc thêm: Bầu ăn socola được không?
III. Nguy cơ khi bà bầu ăn cháo lòng
Mẹ bầu ăn cháo lòng với các loại nội tạng động vật quá mức tiềm ẩn nhiều mối nguy hại cho sức khỏe như sau:
1. Tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, nhiễm giun sán
Các loại nội tạng ăn cùng cháo lòng nếu không được nấu chín kỹ có thể dẫn đến nhiễm khuẩn, nhiễm giun sán.
Nội tạng động vật là bộ phận chứa rất nhiều vi khuẩn, ký sinh trùng và các vi sinh vật gây bệnh.
Theo nghiên cứu, nội tạng động vật có lượng lớn vi khuẩn E. Coli và các loại vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy, tả, lỵ.
Nguy hiểm hơn đó là nguy cơ nhiễm liên cầu khuẩn từ tiết, nội tạng chưa chế biến kỹ.
Bên cạnh đó, quá trình sơ chế các loại nội tạng động vật nếu không cẩn thận cũng có thể gây ô nhiễm cho các loại thực phẩm khác.
2. Gây dư thừa vitamin A, đồng
Ăn quá nhiều cháo lòng khi mang thai, đặc biệt là giai đoạn 3 tháng đầu có thể khiến mẹ bầu bị ngộ độc vitamin A và đồng.
Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu mà còn có thể dẫn đến dị tật bẩm sinh và nhiễm độc gan cho thai nhi.
3. Làm dư thừa Cholesterol
Hàm lượng cholesterol trong các nội tạng động vật rất cao.
Một số nghiên cứu cho thấy, 56g nội tạng động vật có thể cung cấp đến 105mg cholesterol, tương đương với 36% RDI (khẩu phần ăn được khuyến nghị hàng ngày).
Vì vậy, mẹ bầu ăn cháo lòng nhiều và liên tục có thể gây dư thừa Cholesterol trong cơ thể.
Điều này làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch.
IV. Những điều bà bầu cần lưu ý khi ăn cháo lòng
Như vậy thắc mắc bà bầu ăn cháo lòng được không được giải đáp.
Mẹ bầu nên hạn chế ăn cháo lòng, nhưng nếu quá thèm và muốn ăn, các mẹ cần lưu ý những điều dưới đây để đảm bảo an toàn:
Mẹ bầu nên hạn chế ăn cháo lòng, tránh ăn với lượng nhiều và ăn hàng ngày
– Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi ăn nội tạng động vật trong thời gian mang thai, nhất là mẹ bầu bị cao huyết áp, thừa cân, béo phì hoặc có vấn đề sức khỏe.
– Ăn cháo lòng với lượng vừa phải, không ăn hàng ngày với lượng nhiều.
– Chế biến nội tạng động vật thật sạch sẽ để tránh lây nhiễm chéo.
– Nấu chín kỹ nội tạng để đảm bảo tiêu diệt hết vi khuẩn, ký sinh trùng.
– Không nên ăn cháo lòng ngoài quán vì công đoạn sơ chế và chế biến có thể không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
– Thay vì ăn cháo lòng, các mẹ có thể ăn một số món cháo tốt cho thai kỳ như: Cháo cá chép, cháo gà, cháo chim câu, cháo hạt sen, cháo thịt bò…
V. Lưu ý khi trong ăn uống khi mang thai
Mẹ bầu ăn uống lành mạnh khi mang thai sẽ giúp em bé trong bụng mẹ phát triển và lớn lên khỏe mạnh.
Dưới đây là một số lưu ý trong ăn uống khi mang thai giúp mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh và vui vẻ:
1. Ăn uống đa dạng
Các mẹ bầu không cần phải thực hiện một chế độ ăn kiêng đặc biệt.
Điều quan trọng là phải ăn đa dạng các thực phẩm khác nhau mỗi ngày để có được sự cân bằng dinh dưỡng cần thiết cho bạn và thai nhi.
2. Tăng cường rau quả và trái cây
Ăn nhiều trái cây và rau quả khi mang thai là điều mẹ nên làm vì nhóm thực phẩm này cung cấp vitamin và khoáng chất cũng như chất xơ giúp tiêu hóa và có thể giúp ngăn ngừa táo bón.
3. Thực phẩm giàu tinh bột (carbohydrate)
Thực phẩm giàu tinh bột là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng, ngoài ra còn cung cấp một số vitamin và chất xơ cho mẹ bầu.
Mẹ bầu có thể ăn bánh mì, khoai tây, ngũ cốc ăn sáng, gạo, mì ống, mì, ngô, kê, yến mạch, khoai mỡ và bột ngô để bổ sung tinh bột.
Tuy nhiên, những thực phẩm này chỉ nên chiếm hơn 1/3 tổng số thực phẩm mẹ bầu ăn một ngày.
4. Chất đạm trong thai kỳ
Mẹ bầu nên ăn thực phẩm giàu protein mỗi ngày.
Nguồn protein bao gồm: Đậu, cá, trứng, thịt, thịt gia cầm, quả hạch.
Riêng với thịt, các mẹ nên ăn thịt nạc, hạn chế sử dụng nhiều dầu mỡ khi chế biến.
Cố gắng ăn cá 2 lần 1 tuần, trong đó có 1 phần là cá béo như cá hồi, cá mòi.
Không ăn trứng sống hoặc chỉ nấu chín một phần vì có nguy cơ nhiễm khuẩn salmonella.
5. Sữa trong thai kỳ
Các sản phẩm làm từ sữa như sữa, phô mai, sữa chua rất quan trọng trong thai kỳ vì chúng chứa canxi và nhiều chất dinh dưỡng cần thiết.
Tuy nhiên, các mẹ nên chọn các sản phẩm ít chất béo và khi sử dụng sữa nên chọn sữa tiệt trùng.
6. Hạn chế thực phẩm chứa nhiều chất béo, đường
Nhóm thực phẩm này dễ gây tăng cân, sâu răng, tăng lượng cholesterol trong máu và nguy cơ mắc bệnh tim.
Vì vậy, mẹ bầu nên hạn chế tiêu thụ nhóm thực phẩm này, đó có thể là kem, sôcôla, khoai tây chiên, bánh quy, bánh ngọt, bánh pudding, đồ uống có ga.
7. Đồ ăn nhẹ lành mạnh cho mẹ bầu
Nếu mẹ bầu cảm thấy đói giữa các bữa ăn, thay vì ăn bánh kẹp ngọt, các mẹ hãy ăn thực phẩm lành mạnh hơn bánh mì sandwich, rau salad, sữa chua trái cây ít béo, súp rau và đậu, hoa quả tươi, ngũ cốc…
8. Chế biến thực phẩm an toàn
Đảm bảo rằng thực phẩm sống được bảo quản riêng biệt với thực phẩm ăn liền, nếu không sẽ có nguy cơ ô nhiễm.
Sử dụng dao và thớt riêng cho thịt sống.
Rửa tất cả các bề mặt, dụng cụ và tay sau khi chuẩn bị thực phẩm sống. Nấu chín kỹ thực phẩm hoàn toàn, không ăn đồ tái, sống.
Cháo lòng là món ăn rất giàu dinh dưỡng nhưng vì sử dụng thịt nội tạng động vật nên tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh.
Do đó, nếu sản phụ đang không biết mang bầu ăn cháo lòng được không thì nên hạn chế ăn, đặc biệt là trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ.
Thay vào đó, mẹ bầu nên ăn các món cháo hoặc thực phẩm lành mạnh và tốt hơn cho thai kỳ như chúng tôi đã gợi ý ở trên.