Mặc dù là món ăn khoái khẩu của nhiều người, tuy nhiên lòng lợn lại là phần nội tạng, điều này khiến các mẹ cảm thấy rất băn khoăn không biết bầu ăn lòng heo được không. Để giải đáp câu hỏi này một cách chính xác, các mẹ có thể tìm hiểu ngay tại bài viết dưới đây của thuốc Canxi NextG Cal.
Nội dung:
I. Giá trị dinh dưỡng của món lòng lợn
Lòng lợn là một phần nội tạng của con lợn, gồm lòng non và lòng già được chế biến dưới dạng luộc, hấp hoặc nướng.
Đây là món ăn khoái khẩu của nhiều người Việt, trong đó có cả các mẹ bầu.
Lòng lợn cung cấp các chất dinh dưỡng gồm: Chất đạm, Riboflavin, Niacin, Vitamin B6, Vitamin B12, Vitamin A, Đồng,…
Lòng lợn giàu chất đạm, vitamin A và các khoáng chất.
Trong Đông y, lòng lợn được gọi trư đỗ, tính ấm, vị ngọt; tác dụng kiện tỳ vị, ích thận bổ hư.
Đây là thực phẩm giàu dinh dưỡng cung cấp hàm lượng calo lớn, nhất protein (chất đạm).
Hàm lượng sắt trong lòng lợn cao giúp cải thiện và phòng ngừa thiếu máu thiếu sắt, tăng cường sức đề kháng.
Vậy bà bầu ăn lòng heo được không? Các mẹ hãy đến với phần nội dung thứ 2 để có câu trả lời chính xác!
II. Bầu ăn lòng heo được không?
Lòng lợn có hàm lượng Cholesterol cao, nếu ăn nhiều và thường xuyên có thể làm tăng mỡ máu và dẫn đến xơ vữa động mạch.
Mặt khác, lòng lợn nếu không được chế biến kỹ khi ăn sẽ có nguy cơ nhiễm sán, nhiễm ký sinh trùng.
Điều này khiến nhiều mẹ bầu lo lắng không biết bà bầu ăn lòng heo được không.
Mẹ bầu ăn lòng lợn được không?
Theo tìm hiểu, mẹ bầu có ăn được lòng lợn nhưng chỉ nên ăn ít với tần suất 1-2 lần/tháng.
Đồng thời, cần đảm bảo chế biến lòng lợn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, chỉ ăn lòng lợn có xuất xứ rõ ràng để tránh ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của hai mẹ con.
Tuy nhiên, cũng có một số mẹ không nên ăn lòng lợn gồm: Mẹ bầu bị cholesterol máu cao, mắc bệnh rối loạn chuyển hóa, tăng huyết áp, xơ vỡ động mạch, đái tháo đường, thừa cân béo phì thì, bệnh gout, bệnh thận.
Mẹ có thắc mắc: Bầu ăn cháo lòng được không?
III. Công dụng của lòng heo với phụ nữ có thai
Phụ nữ mang thai ăn lòng lợn với tần suất hợp lý và lượng vừa phải đem tới những công dụng như:
1. Ngăn ngừa thiếu máu khi mang bầu
Sắt là nguyên tố cần thiết và quan trong giúp cơ thể mẹ bầu tuần hoàn đủ máu cho thai nhi.
Mẹ bầu có thể bổ sung sắt cho cơ thể từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó lòng lợn cũng là một loại thực phẩm giàu sắt.
Mặt khác, lòng lợn còn cung cấp vitamin B12, giúp hỗ trợ phòng ngừa thiếu máu, mệt mỏi, suy nhược – những vấn đề mẹ bầu hay gặp phải khi mang thai.
2. Hỗ trợ cơ và xương khi mang thai
Nhờ có hàm lượng protein dồi dào nên mẹ bầu ăn lòng lợn giúp sửa chữa các mô tế bào bị hư hỏng.
Đồng thời tham gia xây dựng cơ bắp, xương, dây chằng.
3. Giúp duy trì cân nặng bà bầu
Với hàm lượng lớn protein, bà bầu ăn lòng lợn giúp kiểm soát cảm giác thèm ăn, giảm ăn vặt.
Từ đó giúp cân nặng của mẹ được duy trì, tránh tình trạng béo phì khi mang thai.
4. Tốt cho sức khỏe não, gan và cơ
Các nghiên cứu cho thấy, thịt nội tạng động vật (trong đó có lòng lợn) là một trong các nguồn cung cấp dưỡng chất choline tốt nhất.
Đây là dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe của gan, não và cơ, vì vậy mẹ bầu đừng bỏ qua các món ăn từ lòng lợn nhé.
5. Giảm nguy cơ dị tật cho thai nhi
Acid Folic hay vitamin B9 – dưỡng chất cần thiết khác cho mẹ bầu cũng có trong lòng lợn.
Bổ sung đủ Acid Folic giúp giảm nguy cơ thai nhi bị dị tật ống thần kinh, nứt đốt sống…
IV. Tác dụng phụ nếu mẹ bầu ăn nhiều lòng lợn
Bầu có được ăn lòng lợn, nhưng nếu ăn quá nhiều và thường xuyên, mẹ bầu có thể phải đối mặt với nguy cơ béo phì, tăng Cholesterol, thừa vitamin A gây ngộ độc…
1. Tăng lượng Cholesterol trong cơ thể
Vì có hàm lượng cholesterol cao, nên mẹ bầu ăn quá nhiều lòng lợn sẽ làm tăng cholesterol trong máu, không tốt cho sức khỏe mẹ và bé.
Nghiên cứu trên 9.000 người ở Hàn Quốc cho thấy, nhóm người ăn nội tạng động ở mức hợp lý có nguy cơ mắc bệnh tim thấp hơn so với nhóm người ăn thường xuyên và ăn nhiều thực phẩm này.
2. Gây nguy cơ nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng
Lòng lợn là bộ phận chứa rất nhiều vi khuẩn, ký sinh trùng.
Do đó, nếu mẹ bầu chế biến không sạch sẽ, nấu chưa chín kỹ khi ăn có thể bị nhiễm khuẩn, nhiễm giun sán.
Quá trình chế biến lòng sống còn tiềm ẩn nguy cơ bị lây nhiễm chéo sang các thực phẩm khác.
3. Làm dư thừa vitamin A gây ngộ độc
Lòng lợn rất giàu vitamin A (522% RDI/100g), vì vậy, nếu mẹ bầu ăn quá nhiều có bị dư thừa và ngộ độc vitamin A.
Mặt khác, mẹ bầu ăn nhiều lòng lợn còn có thể gây ngộ độc đồng.
Tình tạng này khiến mẹ bầu bị nhiễm độc gan và thai nhi có thể bị dị tật bẩm sinh.
V. Lưu ý khi bà bầu ăn lòng lợn
Bà bầu có được ăn lòng lợn, khi ăn các mẹ có thể chế biến thành món cháo, món hầm hay dùng để làm xúc xích giúp thay đổi khẩu vị.
Thực tế, một số nghiên cứu cho thấy, các mẹ bầu ở nhiều nước trên thế giới đã ăn các món ăn chế biến từ lòng heo và nhận được đáng kể các loại ích cho sức khỏe.
Tuy nhiên, khi ăn lòng lợn và các món ăn chế biến từ thực phẩm này, các mẹ cần lưu ý:
– Lượng và tần suất: Mẹ bầu nên ăn lòng heo với lượng vừa phải và với tần suất khoảng 1-2 lần/tháng. Không nên ăn hàng ngày và thường xuyên.
Mỗi tháng mẹ bầu chỉ nên ăn lòng lợn từ 1-2 lần
– Chọn mua lòng tươi, xuất xứ nguồn gốc rõ ràng, đã được kiểm dịch: Không mua lòng mập mờ về nguồn gốc xuất xứ, lòng có bề mặt mọc nốt sần cục, lòng có mùi và màu bất thường.
– Chế biến sạch sẽ, nấu chín kỹ: Chế biến lòng lợn thật sạch sẽ để tránh lây nhiễm chéo. Nấu chín kỹ để đảm bảo tiêu diệt hết vi khuẩn, giun sán.
– Theo dõi phản ứng: Trường hợp mẹ bầu ăn lòng lợn bị dị ứng hoặc nôn mửa nhiều cần đến gặp bác sĩ ngay để được xử trí kịp thời.
Tóm lại, bầu ăn lòng heo được không, câu trả lời là thai phụ có thể ăn với lượng ít với tần suất mỗi tháng chỉ 1-2 lần.
Thay vì ăn lòng lợn, các mẹ nên ăn đa dạng với các thực phẩm khác tốt hơn cho thai kỳ như rau xanh, củ quả, cá, tôm, hải sản… để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho hai mẹ con.
Đọc thêm: