Bầu ăn rau sống được không? Ăn được những loại nào?

Dược sĩ tư vấn: Vũ Thị Hậu

Rau sống được biết tới là món ăn sống, tiềm ẩn nguy cơ cao nhiễm khuẩn nên dù loại rau này nhiều chất xơ, vitamin và chất khoáng nhưng vẫn rất nhiều mẹ băn khoăn không biết: Bà bầu ăn rau sống được không? Để có câu trả lời chính xác cho vấn đề này, bạn đọc có thể tìm hiểu chi tiết ngay tại bài viết dưới đây!

I. Rau sống là rau gì?

Rau sống là tên gọi chung cho tất cả các loại lá và rau tươi sống (thường là rau có lá).

Trong đó phổ biến phải kể đến: Rau cải con, xà lách, diếp cá, bạc hà, húng quế, kinh giới, tía tô.

Ngoài ra, một số loại rau củ như khế, cà rốt, cà chua, ruột của cây chuối… cũng được dùng để ăn sống.

Rau sống thường được dùng để ăn kèm với các món ăn khác nhau.

Loại rau này rất giàu chất xơ, vitamin, chất khoáng và chất chống oxy hóa, có thể kể tới như: Vitamin A, vitamin C, vitamin K, canxi, kẽm, Chất xơ

Cụ thể  hơn, theo USDA (Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ), trong 100g rau sống chứa các thành phần dưỡng chất với giá trị như sau:

có thai ăn rau sống được khôngRau sống là thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và chất khoáng tốt cho sức khỏe

Những lợi ích sức khỏe của rau sống khi ăn đúng cách gồm: Bổ sung dinh dưỡng thiết yếu, cải thiện sức khỏe tim mạch, kiểm soát cân nặng, hỗ trợ giảm cân; chống oxy hóa, bảo vệ tế bào khỏi tác động của gốc tự do;…

II. Bà bầu ăn rau sống được không?

Rau sống với vị giòn ngọt và tươi mát từ lâu đã trở thành món ăn yêu thích của nhiều người.

Loại rau này còn rất giàu vitamin, chất khoáng và chất chống oxy hóa nhưng bà bầu có được ăn rau sống không? 

Các chuyên gia cho biết, tính đến thời điểm hiện nay, vẫn chưa có nghiên cứu khoa học nào khẳng định mẹ bầu không được ăn rau sống.

bà bầu ăn rau muống sống được khôngBà bầu có được ăn rau sống không?

Trong khi đó, rau xanh và các loại củ quả là thực phẩm được chuyên gia khuyến nghị sản phụ nên bổ sung vào khẩu phần ăn hàng ngày. 

Ăn rau sống đúng cách giúp bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể mẹ bầu, từ đó cho sự phát triển của thai nhi.

Do đó, mẹ bầu có thể ăn rau sống trong thai kỳ nhưng cần chú ý ăn đúng cách để nhận được tối đa lợi ích và giảm nguy cơ gây hại cho sức khỏe thai kỳ.

Bạn có quan tâm: Bầu ăn lạp xưởng được không?

III. Lợi ích của rau sống với phụ nữ có thai

Rau sống cung cấp các loại vitamin, chất khoáng và yếu tố vi lượng khác cần thiết cho cơ thể.

Các lợi ích sức khỏe của rau sống với mẹ bầu và thai nhi gồm:

1. Cung cấp nguồn canxi dồi dào

Với hàm lượng canxi dồi dào (99 mg canxi/100g rau sống), ăn rau sống khi mang thai giúp cơ thể sản phụ được bổ sung thêm canxi.

Điều này không chỉ giúp hệ xương của mẹ bầu chắc khỏe, ngăn ngừa tình trạng loãng xương sau sinh mà còn tạo điều kiện cho thai nhi phát triển hệ xương răng toàn diện.

bầu ăn rau xà lách sống được khôngMẹ bầu ăn rau sống đúng cách tốt cho sức khỏe của cả hai mẹ con

Phụ nữ khi mang thai nhu cầu canxi tăng cao so với bình thường, khoảng 1.200mg canxi/ngày.

Do đó, bên cạnh chế độ ăn uống, các mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để dùng sản phẩm thuốc canxi hữu cơ Úc NextG Cal để đảm bảo lượng canxi cần thiết cho hai mẹ con.

2. Bổ sung vitamin C

Rau sống có hàm lượng vitamin C là 28,1mg/100g, điều này đồng nghĩa với việc mẹ bầu ăn rau sống giúp bổ sung vitamin C cho cơ thể.

Cơ thể được bổ sung đủ canxi giúp tăng hệ miễn dịch và đề kháng cho mẹ bầu.

Từ đó ngăn ngừa và phòng tránh nhiều vấn đề sức khỏe như ốm vặt, cúm, cảm, tiểu đường thai kỳ…

3. Giúp điều hòa huyết áp hiệu quả

Theo bảng thành phần dinh dưỡng ở trên, trong 100g rau sống có đến 558mg kali.

bà bầu ăn rau sống

Đây là một khoáng chất thiết yếu có khả năng điều hòa huyết áp tốt cho thai phụ trong suốt thai kỳ.

4. Ngăn ngừa táo bón, đầy hơi

Sở dĩ ăn rau sống giúp mẹ bầu ngăn ngừa táo bón và đầy hơi hiệu quả là do thực phẩm này có làm lượng chất xơ dồi dào, tốt cho hệ tiêu hóa.

Được xem là “kho” chất xơ nên khi thai phụ ăn rau sống cơ thể sẽ được bổ sung một lượng lớn hoạt chất này.

Điều này giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả và trơn tru đồng thời phòng ngừa và giảm táo bón thai kỳ hữu hiệu.

5. Kiểm soát cân nặng cho mẹ bầu

Rau sống giàu chất xơ, vitamin và chất khoáng nhưng rất ít chất béo.

bà bầu ăn rau sống có sao không

Vì vậy, mẹ bầu ăn rau sống tăng cảm giác no, hạn chế cải thiện năng lượng nạp vào cơ thể, từ đó kiểm soát cân nặng hiệu quả.

6. Ngăn ngừa dị tật ở thai nhi

Thành phần acid folic trong rau sống có công dụng ngăn ngừa các dị tật thai nhi.

Vì vậy, mẹ bầu đừng quên bổ sung rau sống và bữa ăn hàng ngày với lượng phù hợp để bé yêu phát triển khỏe mạnh.

7. Giúp phát triển hệ thần kinh thai nhi

Hàm lượng axit béo omega-3 trong rau sống dồi dào nên phụ nữ mang thai giúp bổ sung dưỡng chất này.

bầu có nên ăn rau sống không

Điều này giúp thai nhi có điều kiện tốt để phát triển hệ thần kinh và não bộ.

Ngoài ra, trong rau sống còn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng quan trọng khác hỗ trợ thai nhi phát triển toàn diện.

IV. Những loại rau sống mẹ bầu nên và không nên ăn

Mặc dù câu trả lời cho vấn đề bầu ăn rau sống được không là CÓ, nhưng không phải loại rau nào cũng nên ăn và phù hợp cho thai kỳ.

Vì vậy, trước khi sử dụng, các mẹ cần tìm hiểu để nắm được loại rau sống nên ăn và không nên ăn:

1. Những loại rau sống mẹ nên ăn

Các loại rau sống an toàn cho bà bầu bao gồm: Xà lách, rau muống bào, rau cải con, tía tô, diếp cá, bạc hà, rau mùi, kinh giới, húng quế, bông cải xanh, các loại rau mầm…

mang thai có được ăn rau sống không

Một số loại rau sống mẹ bầu có thể ăn khi mang thai

Ngoài ra, một số loại củ quả có thể dùng để ăn sống mẹ bầu cũng có thể ăn gồm: Cà chua, cà rốt, khế, thân non của cây chuối hột, ớt chuông… 

2. Những loại rau không nên ăn sống khi mang thai

Dưới đây là một số loại rau sống thai phụ không nên hoặc hạn chế ăn để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe thai kỳ:

2.1. Giá sống

Thành phần axit phytic trong giá sống khi đi vào cơ thể có thể làm cản trở quá trình hấp thu canxi, kẽm, sắt, magie.

bà bầu ăn rau diếp cá sống được không

Nếu mẹ bầu ăn nhiều giá sống rất dễ bị thiếu máu thai kỳ.

Do đó, nếu muốn ăn giá, các mẹ nên chế biến thành các món nấu hoặc xào.

2.2 Bắp cải sống

Loại rau này chứa nhiều goitrogen có thể gây ảnh hưởng đến tuyến giáp, tác động không tốt lên não bộ và hệ thần kinh của thai nhi.

Vì vậy, thay vì ăn bắp cải sống, các mẹ nên nấu chín để ức chế thành phần goitrogen.

2.3. Đậu đũa sống

Loại đậu này chứa nhiều khí gas carbon dioxide nên nếu mẹ bầu ăn có thể bị khó tiêu và đầy bụng.

bầu ăn rau cải xanh sống được không

Đây là yếu tố gây ra những ảnh hưởng xấu tới hệ tiêu hóa của mẹ bầu.

2.4. Măng sống

Măng sống chứa xyanua gây ảnh hưởng xấu tới hệ thần kinh của cả mẹ bầu và thai nhi.

Mặt khác, mẹ bầu ăn măng sống còn bị chóng mặt, buồn nôn, ngộ độc. 

2.5. Cải xanh bó xôi sống

Cải bó xôi sống chứa axit-oxalic khi ăn vào khiến cơ thể đào thải kẽm và canxi.

bà bầu ăn rau sống có được không

Tình trạng này kéo dài có thể gây ảnh hưởng đến quá trình hình thành các cơ quan của thai nhi.

V. Các biện pháp an toàn khi ăn rau sống

Rau sống tốt cho sức khỏe nhưng nếu ăn không đúng cách có thể gây nhiều ảnh hưởng xấu cho thai kỳ. Vì vậy, các mẹ cần có các phương pháp sơ chế cũng như vệ sinh rau đúng cách trước khi ăn. Cụ thể:

1. Lượng rau và tần suất

Mỗi tuần, các mẹ có thể ăn rau sống không quá 2 lần/tuần.

Không nên lạm dụng ăn hàng ngày và liên tục với lượng nhiều.

2. Sơ chế rau sống đúng cách

Khi sơ chế rau sống, mẹ cần chú ý thực hiện theo hướng dẫn sau:

bà bầu ăn rau sống có tốt không

Mẹ bầu cần ngâm rửa rau sống thật kỹ trước khi ăn để tránh nguy cơ bị nhiễm khuẩn

– Bước 1: Nhặt sạch, loại bỏ rễ, các lá hỏng, vàng, già không thể sử dụng.

– Bước 2: Rửa sạch rau sống với nước sạch để loại bỏ hết bụi bẩn, chất cặn, vi khuẩn, dư lượng thuốc trừ sau còn bám trên rau. Tốt nhất là các mẹ nên rửa dưới vòi nước chảy. 

– Bước 3: Ngâm rau sống trong nước muối pha loãng hoặc dung dịch thuốc tím khoảng chừng 30 phút. Mục đích là đề sát khuẩn. 

– Bước 4: Vớt rau sống ra, rửa lại bằng nước sạch rồi để ráo nước.

Riêng với các loại rau mầm ăn sống, trước khi ăn các mẹ nên chần qua nước sôi.

Vì rau mầm có nguy cơ chứa vi khuẩn như Listeria, E.coli khá cao.

3. Không nên ngâm rau sống trong nước muối quá lâu

Không nên ngâm rau sống trong nước muối có nồng độ đậm đặc và ngâm quá lâu.

Vì điều này có thể làm rau sống bị nát và mất dinh dưỡng.

4. Vẩy rau sống ráo nước trước khi ăn

Trước khi ăn rau sống, mẹ bầu nên vẩy cho thật ráo nước.

bà bầu có được ăn rau sống

Vì nếu ăn khi rau còn nhiều nước dễ gây đau bụng, nhất là khi hệ tiêu hóa của mẹ bầu rất nhạy cảm khi mang thai.

5. Chọn mua rau sống ở nơi uy tín

Rau sống trồng không sạch có chứa các loại thuốc bảo vệ thực vật.

Do đó, khi muốn ăn rau sống, các mẹ cần chú ý chọn mua rau sống ở những nơi tin cậy và tuân thủ các nguyên tắc vệ sinh để giảm nguy cơ mắc các bệnh về đường ruột, tiêu hóa.

6. Mẹ bầu không nên ăn sau sống

Thai phụ thường xuyên bị rối loạn tiêu hóa, mẹ bầu mắc hội chứng kích thích ruột, tiền sử viêm đại tràng không nên ăn rau sống để tránh tình trạng bệnh nặng hơn.

bà bầu có nên ăn rau sống không

Tóm lại, bà bầu ăn rau sống được không, câu trả lời là hoàn toàn có thể.

Tuy nhiên, khi ăn rau sống các mẹ cần chú ý chọn loại rau thích hợp đồng thời sơ chế rau đúng cách để tránh gây ra các bất lợi cho sức khỏe thai kỳ.

Chúc các mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh và hạnh phúc!

Đọc thêm:

Giá canxi NextG Cal là bao nhiêu tiền?

5/5 - (1 bình chọn)

Bình luận (0)

Trả lời

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.

Bài viết liên quan

Bầu ăn lòng heo được không? Tốt thế nào cho thai phụ?

Mặc dù là món ăn khoái khẩu của nhiều người, tuy nhiên lòng lợn lại là phần nội tạng, điều…

Chi tiết

Bầu ăn cháo lòng được không? Nên lưu ý những gì?

Cháo lòng là món ăn dồi dào dinh dưỡng nhưng do sử dụng nhiều loại nội tạng động vật nên…

Chi tiết

Bầu ăn được Socola được không? 8 công dụng cho mẹ và bé!

Có bầu ăn socola được không? là câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm của chị em phụ nữ…

Chi tiết

Bầu ăn lạp xưởng được không? Rủi khi mẹ bầu ăn lạp xưởng!

Lạp xưởng là món ăn được rất nhiều người ưa thích bởi hương vị thơm ngon, béo ngậy. Tuy nhiên…

Chi tiết