Lạp xưởng là món ăn được rất nhiều người ưa thích bởi hương vị thơm ngon, béo ngậy. Tuy nhiên bà bầu ăn lạp xưởng được không lại là câu hỏi được rất nhiều chị em mang thai quan tâm. Để có câu trả lời chính xác cho vấn đề này, bạn đọc có thể tìm hiểu chi tiết ngay tại bài viết dưới đây của canxi hữu cơ từ Úc NextG Cal.
Nội dung:
I. Giá trị dinh dưỡng của lạp xưởng
Lạp xưởng còn có nhiều tên gọi khác là lạp xường, lạp sườn.
Món ăn này có xuất xứ từ Trung Quốc, được làm từ thịt nạc và thịt mỡ heo xay nhuyễn trộn với đường, rượu cùng một số gia vị khác.
Sau khi đã trộn đều, hỗn hợp sẽ được nhồi vào ruột heo khô để chín bằng cách lên men tự nhiên.
Lạp xưởng là thực phẩm giàu lipid, protein và canxi.
Lạp xưởng không phơi là “lạp xưởng tươi”, còn phơi là “lạp xưởng khô”.
Trong 100g lạp xưởng có chứa các dưỡng chất chính với giá trị như sau: Lipid; Protein; Canxi;…
Ngoài ra, lạp xưởng còn chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng khác gồm: Tinh bột; Sắt; Nước; Photpho; Chất béo; Vitamin K; Vitamin PP; Vitamin B2; Vitamin B1; Vitamin A.
Vậy có bầu ăn lạp xưởng được không? Câu trả lời sẽ có trong phần II của bài viết.
II. Bầu ăn lạp xưởng được không?
Theo các chuyên gia, mẹ bầu có thể ăn lạp xưởng nhưng tuyệt đối không nên ăn hàng ngày, thường xuyên với lượng nhiều. Lý do là vì:
– Lạp xưởng có hàm lượng muối cao, nếu ăn nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.
– Khi chế biến lạp xưởng, các chất tạo màu và tạo mùi cũng được sử dụng để tăng hương vị, màu sắc cho món ăn. Vì vậy nếu mẹ bầu ăn quá nhiều lạp xưởng có thể gây hấp thu và tích tụ nhiều các chất này vào cơ thể gây hại cho sức khỏe.
– Cách chế biến lạp xưởng phổ biến là chiên, nên lượng dầu mỡ nhiều. Điều này khiến cơ thể sẽ hấp thu lượng lớn cholesterol và các axit béo no, từ đó tăng nguy cơ mắc các bệnh tiểu đường tim mạch…
– Quá trình sản xuất lạp xưởng cần khơi nắng nên dễ bị bám bụi bẩn.
– Trường hợp mua lạp xưởng ở các địa chỉ không rõ ràng nguồn gốc, thì công đoạn chế biến sẽ không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Với những lý do trên nên các mẹ bầu cần kiểm soát lượng lạp xưởng vừa đủ (1-2 cây/ngày với tần suất 1-2 lần/tháng) để tránh gây hại cho sức khỏe của hai mẹ con trong thời gian mang thai.
Đọc thêm: Bầu ăn củ dền được không?
III. Tác hại khi mẹ bầu ăn lạp xưởng
Ăn lạp xưởng không đúng cách (ăn thường xuyên mỗi ngày, ăn với lượng nhiều, ăn liên tục…) không chỉ ảnh hưởng cho sức khỏe của mẹ mà quá trình phát triển của thai nhi cũng bị tác động.
1. Gây tăng nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ
Lạp xưởng khi ăn thường được chế biến theo cách chiên, rán.
Điều này khiến lượng dầu mỡ tăng lên khi ăn có nguy cơ khiến mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ.
Vỉ cơ thể mẹ bầu nhạy cảm nên nguy cơ này càng cao hơn so với người bình thường.
Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ không chỉ gây ảnh hưởng cho sức khỏe của riêng mẹ mà còn khiến thai nhi có khả năng mắc bệnh tiểu đường cao hơn khi lớn lên.
2. Khiến cân nặng tăng mất kiểm soát
Thành phần chủ yếu của lạp xưởng là thịt (thịt nạc và thịt mỡ) nên nếu mẹ bầu ăn quá nhiều sẽ không thể kiểm soát được cân nặng trong thời gian mang thai.
Không chỉ gây ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của thai nhi, mẹ bầu tăng cân mất kiểm soát làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tim mạch.
Đây đều là các bệnh lý nghiêm trọng gây nguy hiểm cho hai mẹ con.
3. Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Hàm lượng muối trong lạp xưởng cao nên nếu phụ nữ mang thai ăn quá nhiều có nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch.
Đây là yếu tố gây ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.
IV. Lưu ý về ăn uống khi mang thai
Để ăn lạp xưởng an toàn cho thai kỳ, các mẹ cần chú ý những vấn đề dưới đây khi tiêu thụ thực phẩm này:
– Lượng lạp xưởng nên ăn: Thai phụ chỉ nên ăn khoảng 1-2 cây/ngày. Tránh tình trạng thừa đạm gây tăng cân, béo phì, tăng nguy cơ giảm chức năng thận, sỏi thận, thận yếu…
– Hạn chế thịt, cá, trứng nếu đã ăn lạp xưởng: Vì lạp xưởng chứa hàm lượng protein và đạm động vật cao.
– Nên ăn lạp xưởng với rau củ quả tươi để tốt cho sức khỏe hơn.
– Chế biến: Thay vì chiên với dầu, mẹ bầu nên chiên lạp xưởng với nước hoặc hấp, nướng để giảm thiểu tối đa lượng dầu mỡ. Cần rửa sạch lạp xưởng trước khi chế biến.
Mẹ bầu nên chiên lạp xưởng với nước hoặc hấp, nướng để giảm thiểu tối đa lượng dầu mỡ
– Mua lạp xưởng của thương hiệu và địa chỉ uy tín: Nên mua lạp xưởng của thương hiệu quả và địa chỉ uy tín, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để tránh nguy cơ sử dụng nhiều chất phụ gia tăng thời gian bảo quản.
– Bảo quản lạp xưởng trong ngăn mát tủ lạnh khi không ăn hết: Không nên để ở bên ngoài, nhất là những nơi ẩm ướt.
Như vậy, bà bầu ăn lạp xưởng được không, câu trả lời là các mẹ có thể ăn nhưng cần chú ý chỉ ăn khoảng 1- 2 lần/tháng với lượng 1-2 cây/ngày.
Tuyệt đối không nên lạm dụng, vì ăn quá nhiều có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tim mạch gây hại cho sức khỏe của mẹ và ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của thai nhi.
Bạn có quan tâm: