Bà bầu ăn bạch tuộc được không? Nên ăn thời điểm nào?

Dược sĩ tư vấn: Vũ Thị Hậu

Mang thai là giai đoạn rất nhạy cảm nên mẹ bầu vô cùng cẩn trọng trong việc ăn uống. Có bầu ăn bạch tuộc được không là một trong số các thắc mắc được nhiều mẹ bầu đặt ra. Để trả lời cho câu hỏi này, mẹ bầu có thể tìm hiểu ngay tại bài viết dưới đây của Nextgcal.vn.

I. Bầu ăn bạch tuộc được không?

Về thắc mắc bà bầu ăn bạch tuộc được không, câu trả lời là Được các mẹ nhé.

Mẹ bầu có thể ăn các món ăn chế biến từ bạch tuộc khi mang thai. 

Tuy nhiên, để tránh xảy ra những rủi ro không mong muốn, các mẹ không nên ăn bạch tuộc ở giai đoạn đầu của thai kỳ.

bầu ăn bạch tuộc được khôngBà bầu ăn bạch tuộc có được không?

Ngoài ra, mẹ chỉ nên ăn với lượng vừa phải tần suất 1-2 lần/tuần. 

Sở dĩ mẹ bầu nên cẩn trọng khi ăn bạch tuộc vì trong loại hải sản này có chứa thủy ngân – đây là độc tố có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả hai mẹ con.

Vốn dĩ kim loại thủy ngân có trong trong tự nhiên hoặc đến từ khí thải công nghiệp. Khi ngấm vào trong nước sẽ vi khuẩn chuyển hóa thành dạng methylmercury – dạng độc tính cao của thủy ngân.

Chất này được hấp thụ bởi các sinh vật biển và thường tích trữ trong mô mỡ của chúng. Lượng thủy ngân trong hải sản tăng dần thông qua chuỗi thức ăn. 

II. Thành phần dinh dưỡng của Bạch tuộc

Bạch tuộc có tên khoa học là Octopus spp. Người ta thường sử dụng bạch tuộc để chế biến các món ăn vì đây là thực phẩm rất giàu dưỡng cần thiết cho sức khỏe.

Theo các nghiên cứu, thành phần dinh dưỡng có trong 100g thịt bạch tuộc cụ thể như sau: 

bầu 3 tháng đầu ăn bạch tuộc được khôngThành phần dinh dưỡng trong 100g bạch tuộc

Đọc ngay: Bầu ăn bí đao được không?

III. Công dụng của bạch tuộc với mẹ bầu

Theo Đông y, thịt bạch tuộc tính bình, tác dụng ích khí, thông sữa, dưỡng huyết, chống suy nhược.

Trong khi đó, nghiên cứu y học hiện đại đã chỉ ra những lợi ích của bạch tuộc với thai kỳ như sau:

1. Giúp phát triển trí tuệ của thai nhi

Hàm lượng omega-3 trong bạch tuộc khá dồi dào nên khi mẹ bầu ăn sẽ giúp phát triển não bộ, thị giác thai nhi.

có bầu ăn bạch tuộc được không

Omega-3 còn giúp mắt của mẹ bầu sáng khỏe hơn, phòng tránh hiệu quả bệnh mất/giảm thị lực cho mẹ.

2. Tăng cường sức đề kháng khi mang thai

Bạch tuộc giàu vitamin, chất khoáng và các chất béo có lợi cho sức khỏe nên giúp tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch của mẹ bầu.

Từ đó, giúp mẹ bầu ngăn ngừa bệnh và ốm vặt trong thai kỳ.

3. Bổ sung chất dinh dưỡng cho bà bầu

Bạch tuộc là thực phẩm giàu dinh dưỡng tốt cho cả mẹ bầu và thai nhi, giúp bồi bổ thể lực.

bà bầu ăn bạch tuộc được không

Trong đó, phải kể đến các loại axit béo, vitamin C, B6 và B12; khoáng chất canxi, sắt…

4. Tăng cường trao đổi chất

Mẹ bầu ăn bạch tuộc còn bổ sung vitamin B2 cho cơ thể.

Loại vitamin này có tác dụng tăng cường trao đổi chất, tạo ra các tế bào máu đỏ mới đồng thời hỗ trợ chức năng não bộ.

Hoạt động trao đổi chất trong cơ thể mẹ bầu tốt giúp đảm bảo cung cấp dưỡng chất cho cả bé yêu.

5. Tốt cho hệ tiêu hóa của mẹ

Với hàm lượng selenium lớn, mẹ bầu ăn bạch tuộc giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa, hấp thu, tăng cảm giác ngon miệng.

mẹ bầu ăn bạch tuộc được không

Mặt khác, selenium còn có khả năng chống oxy hóa tốt, giúp ngăn chặn các gốc tự do gây hại cho cơ thể.

IV. Lưu ý khi mẹ bầu ăn bạch tuộc

Bên cạnh thắc mắc “bầu ăn bạch tuộc được không?”, để đảm bảo an toàn và nhận được tối đa lợi ích từ bạch tuộc, mẹ bầu khi ăn thực phẩm này cần chú ý những vấn đề dưới đây về tần suất ăn, cách chế biến: 

– Tần suất ăn: Tần suất ăn bạch tuộc an toàn cho mẹ bầu là khoảng 1-2 lần/tuần. 

có thai ăn bạch tuộc được khôngTần suất ăn bạch tuộc an toàn cho mẹ bầu là khoảng 1-2 lần/tuần

– Không ăn bạch tuộc sống: Sản phụ cần nấu chín kỹ bạch tuộc trước khi ăn để đảm bảo an toàn vệ sinh, tránh nguy cơ bị nhiễm khuẩn. Bạch tuộc sống có thể chứa salmonella, nếu mẹ bầu ăn rất dễ bị ngộ độc thực phẩm. 

– Theo dõi phản ứng: Sản phụ cần theo dõi phản ứng của cơ thể khi ăn bạch tuộc. Nếu có bất kỳ phản ứng dị ứng nào xảy ra, cần thông báo cho bác sĩ ngay.

– Mẹ bầu không nên ăn: Thai phụ bị dị ứng hải sản không nên ăn bạch tuộc. 

– Không nên ăn thịt bạch tuộc đốm xanh: Vì loại bạch tuộc này chứa nhiều độc tố tetrodotoxin có thể gây nguy hại đến tính mạng.

– Mua bạch tuộc ở địa chỉ uy tín: Chỉ nên mua bạch tuộc có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo còn tươi và không bị hỏng. 

V. 3 món ngon từ bạch tuộc khi có thai

Một số món ăn ngon chế biến từ bạch tuộc các mẹ có thể tham khảo như bạch tuộc hấp gừng, bạch tuộc xào chua ngọt, bạch tuộc sốt tương cà.

Cách nấu cụ thể cho từng món ăn sẽ được chúng tôi cung cấp chi tiết dưới đây:

1. Bạch tuộc hấp gừng

Bạch tuộc hấp gừng dai dai, thơm ngon đậm đà sẽ là lựa chọn tuyệt vời cho mẹ bầu trong các bữa ăn của thai kỳ:

bà bầu ăn bạch tuộc có được không

– Nguyên liệu: 400g bạch tuộc, hành, gừng, chanh, ớt, lá ổi, rượu trắng, gia vị.

– Sơ chế và ướp bạch tuộc:

+ Bạch tuộc làm sạch rồi dùng rượu và chanh bóp để loại bỏ nhớt cũng như mùi tanh.

+ Cho bạch tuộc vào ướp cùng chút muối, mắm và tiêu trong 20 phút.

– Sơ chế nguyên liệu khác:

+ Gừng thái sợi; phần đầu trắng của hành chẻ ra và cắt khúc; lá ổi rửa sạch.

– Cách nấu:

+ Cho bạch tuộc vào nồi hấp cùng hành, gừng, lá ổi cho tới khi bạch tuộc chín. 

2. Bạch tuộc xào chua ngọt

Nếu mẹ bầu yêu thích các món ăn chua ngọt thì chắc chắn nên thử bạch tuộc xào chua ngọt ít nhất 1 lần.

Dưới đây là hướng dẫn nấu cụ thể các mẹ có thể tham khảo:

bầu 2 tháng ăn bạch tuộc được không

– Nguyên liệu: 400g bạch tuộc, bột năng, hành tây, cà chua, cần tây, tỏi, gia vị.

– Sơ chế nguyên liệu: Bạch tuộc làm sạch cắt miếng vừa ăn; cà chua, hành tây, cần tây rửa sạch thái vừa ăn; tỏi băm nhỏ. 

– Cách làm sốt chua ngọt:

Mẹ có thể mua sốt chua ngọt bán sẵn hoặc pha chế theo công thức sau:

+ 1 thìa nước mắm, 2 thìa cà phê đường, 1 thìa bột năng, 1/2 thìa bột ngọt và một chút nước cốt chanh.

+ Khuấy đều cho các nguyên liệu hòa quyện vào nhau hoặc cho lên bếp đun tới khi vàng sánh lại.

– Cách xào:

+ Phi thơm hành tỏi rồi cho bạch tuộc vào xào sơ rồi đổ ra đĩa.

+ Tiếp đó cho hành tây và cà chua vào đảo cùng.

+ Cho bạch tuộc vào xào cùng hành tây và cà chua khoảng 5 phút rồi cho nước sốt chua ngọt vào.

+ Cuối cùng, thêm một chút rau cần tây vào là hoàn thành món ăn.

3. Bạch tuộc sốt tương cà

Bạch tuộc sốt tương cà với sự kết hợp của rất nhiều gia vị khác nhau nên có hương vị vô cùng hấp dẫn.

bà bầu ăn bạch tuộc có sao không

Cách nấu cụ thể như sau:

– Nguyên liệu: 400g bạch tuộc, ớt chuông, chanh, dứa, rượu trắng, dầu hào, sốt ướp thịt nướng, ớt bột Hàn Quốc, tương cà, gia vị.

– Sơ chế và ướp bạch tuộc:

+ Cách làm sạch bạch tuộc tương tự ở trên.

+ Cắt bạch tuộc thành các miếng nhỏ rồi ướp với chút muối, dầu hào, sốt ướp thịt nướng, 1/2 thìa ớt bột Hàn Quốc trong khoảng 1-2 giờ cho bạch tuộc ngấm gia vị.

– Sơ chế nguyên liệu khác:

+ Ớt chuông thái chỉ; dứa thái hạt lựu.

+ Lấy một phần ớt chuông và dứa xay lên để lọc nước lấy, bỏ bã.

– Nướng sơ bạch tuộc:

+ Cho bạch tuộc vào khay rồi cho vào lò nướng, nướng ở mức nhiệt 100 độ C trong thời gian 10 phút.

– Cách nấu:

+ Phi thơm hành tỏi rồi cho tương cà vào đảo đều lên.

+ Tương cà sôi thì cho ớt chuông, dứa và nước cốt vào khuấy đều đun cho tới khi sánh lại.

+ Tiếp tục cho cà chua và dứa vào đảo cùng.

+ Nêm nếm gia vị vừa ăn thì cho bạch đã nướng vào sốt đun vài phút cho ngấm gia vị thì tắt bếp.

Tóm lại, bà bầu ăn bạch tuộc được không phụ thuộc vào chính cách mẹ sử dụng loại hải sản này.  

Vì vậy, trước khi ăn bạch tuộc, các mẹ nên tìm hiểu kỹ để nắm được cách chế biến và cách ăn bạch tuộc tốt cho sức khỏe cũng như sự phát triển của thai nhi.

5/5 - (1 bình chọn)

Bình luận (0)

Trả lời

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.

Bài viết liên quan

Bầu ăn lòng heo được không? Tốt thế nào cho thai phụ?

Mặc dù là món ăn khoái khẩu của nhiều người, tuy nhiên lòng lợn lại là phần nội tạng, điều…

Chi tiết

Bầu ăn cháo lòng được không? Nên lưu ý những gì?

Cháo lòng là món ăn dồi dào dinh dưỡng nhưng do sử dụng nhiều loại nội tạng động vật nên…

Chi tiết

Bầu ăn được Socola được không? 8 công dụng cho mẹ và bé!

Có bầu ăn socola được không? là câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm của chị em phụ nữ…

Chi tiết

Bầu ăn rau sống được không? Ăn được những loại nào?

Rau sống được biết tới là món ăn sống, tiềm ẩn nguy cơ cao nhiễm khuẩn nên dù loại rau…

Chi tiết