Bầu ăn củ dền được không là một trong những câu hỏi nhận được sự quan tâm của rất nhiều bà mẹ khi mang thai. Vì trên thực tế, loại củ này sở hữu rất nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Để làm rõ được câu hỏi này, các mẹ có thể tìm hiểu chi tiết ngay tại bài viết dưới đây!
Nội dung:
I. Thành phần dinh dưỡng của củ dền
Củ dền (Beet, Beetroot), thuộc họ củ cải ngọt (Beta vulgaris).
Loại củ này được trồng nhiều và phổ biến ở Anh, Trung Mỹ, Bắc Mỹ. Ở nước ta, củ dền được trồng ở nhiều nơi để làm thực phẩm.
Củ dền thường bị nhầm lẫn với củ cải đỏ. Tuy nhiên, đây thực chất, đây là 2 loại củ khác nhau:
Củ dền rất giàu dinh dưỡng tốt cho sức khỏe
– Củ dền: Vỏ và thịt củ đều có màu đỏ đậm; kích thước to hơn củ cải đỏ.
– Củ cải đỏ: Lớp vỏ màu đỏ tươi, bên trong màu trắng.
Trên thực tế, củ dền sẽ bao gồm 2 loại: Củ dền màu tím than và củ dền màu đỏ đậm.
Thành phần dinh dưỡng của 2 loại củ dền này tương đương nhau và không có nhiều khác biệt.
Tuy nhiên, so với củ dền tím than, củ dền đỏ chứa nhiều Betacyanin và Betaxanthins hơn.
Về thành phần dinh dưỡng, theo một số nghiên cứu và phân tích, củ dền có đến 87% là nước, 8% carbs và 2 – 3% chất xơ.
Cụ thể hơn, theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) thành phần dinh dưỡng trong 100g củ dền gồm:
Có thể thấy, củ dền rất giàu dinh dưỡng tốt cho sức khỏe nên với người bình thường thì đây chắc chắn là thực phẩm không nên bỏ qua.
Vậy với bà bầu thì sao, mẹ bầu có được ăn củ dền không? Hãy đến với phần 2 để có câu trả lời chính xác nhất!
II. Bầu ăn củ dền được không?
Về thắc mắc có bầu ăn củ dền được không, các chuyên gia cho biết, củ dền lành tính và chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho thai kỳ nên mẹ bầu hoàn toàn có thể ăn củ dền, cũng như các món ăn chế biến từ loại củ này.
Tuy tốt cho sức khỏe thai kỳ nhưng mẹ bầu không nên lạm dụng, mỗi tuần chỉ nên ăn từ 1-2 bữa với lượng vừa đủ.
Phụ nữ có thai ăn củ dền được không?
Đồng thời phải kết hợp với các thực phẩm khác để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng.
Trường hợp mẹ bầu ăn quá nhiều củ dền hoặc chỉ ăn một mình củ dền có thể gây tiêu chảy, buồn nôn do cơ thể hấp thụ quá nhiều betaine.
Ngoài ra, lượng nitrat lớn cũng gây ra tình trạng suy nhược, mệt mỏi hoặc sỏi thận do hàm lượng oxalat trong củ dền cao.
Đọc thêm: Bầu ăn bí đao được không?
III. Tác dụng của củ dền khi có thai
Mẹ bầu ăn củ dền khi mang thai đúng cách mang lại những lợi ích dưới đây cho cả mẹ và thai nhi:
1. Cân bằng lượng đường trong máu
Thai phụ thèm đồ ngọt và ăn quá nhiều có thể làm lượng đường trong máu tăng đột biến.
Để khắc phục tình trạng này và giải tỏa cơn thèm ngọt, thay vì ăn bánh kẹo, mẹ bầu có thể thưởng thức củ dền.
Củ dền có vị ngọt nhưng hàm lượng đường lại khá thấp.
Vì vậy, sản phụ ăn sẽ không lo làm tăng lượng đường trong máu.
Ngược lại tiêu thụ củ dền còn giúp lượng đường trong máu của mẹ bầu được cân bằng, nhất là với những mẹ bầu bị chứng đái tháo đường thai kỳ.
2. Ngăn ngừa thiếu máu khi mang thai
Mẹ bầu bị thiếu hemoglobin khi mang thai ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.
Mặt khác, hemoglobin cũng rất cần thiết cho sức khỏe của sản phụ trong và sau sinh.
Bà bầu có nên ăn củ dền để bổ sung sắt cho cơ thể.
Lượng sắt được cung cấp giúp hàm lượng hemoglobin trong cơ thể của mẹ tăng lên.
3. Giúp thanh lọc máu hiệu quả
Củ dền còn có khả năng thanh lọc máu, giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng cho thai nhi.
Đối với mẹ, chức năng thanh lọc máu của củ dền hỗ trợ tăng cường sức chịu đựng cho cơ thể và quá trình sinh nở.
4. Hạn chế đau khớp, sưng phù
Đau khớp, nhức đầu, sưng phù khớp, đau lưng, phù chân là những vấn đề sức khỏe mẹ bầu hay gặp phải trong thai kỳ.
Để hạn chế và ngăn ngừa các nguy cơ này, mẹ nên bổ sung củ dền vào chế độ ăn uống hàng ngày.
Sở dĩ củ dền có thể hạn chế đau khớp và sưng phù vì trong củ có thành phần betaine – đây là một chất chống viêm mạnh.
5. Phòng ngừa loãng xương ở mẹ bầu
Hàm lượng canxi trong 100g củ dền là 16mg, vì vậy, các chuyên gia khuyến khích mẹ nên ăn củ dền 1-2 lần/tuần để bổ sung canxi cho cơ thể, ngăn ngừa tình trạng hao hụt canxi ở xương và răng.
Từ đó giảm thiểu nguy cơ bị loãng xương sau sinh.
Phụ nữ khi mang thai nhu cầu canxi tăng cao so với bình thường, khoảng 1.200mg canxi/ngày.
Do đó, bên cạnh chế độ ăn uống, các mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để dùng thuốc canxi hữu cơ Úc NextG Cal để đảm bảo lượng canxi cần thiết cho hai mẹ con.
Tìm hiểu về dòng canxi hữu cơ Úc này: Ở ĐÂY
6. Hạn chế dị tật bẩm sinh ở thai nhi
Sở dĩ củ dền có thể giúp giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi là do trong loại củ này rất dồi dào axit folic – dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển mô của cơ thể.
Không chỉ vậy, axit folic còn đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển xương sống của thai nhi ở giai đoạn 3 tháng đầu.
Do đó, các mẹ nên ăn củ dền ở giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên để thai nhi phát hiện hệ xương sống tốt nhất, đồng thời phòng ngừa nguy cơ dị tật bẩm sinh, ví dụ như tật nứt đốt sống.
7. Nâng cao hệ miễn dịch của mẹ bầu
Củ dền rất giàu chất chống oxy hóa, giúp nâng cao khả năng miễn dịch và chống lại các yếu tố gây hại cho sức khỏe.
Vì vậy, mẹ bầu ăn củ dền sẽ giúp bảo vệ bản thân và thai nhi khỏi các vi khuẩn và yếu tố gây hại.
8. Tăng cường hoạt động trao đổi chất khi có thai
Các chuyên gia khuyên mẹ bầu nên bổ sung kali trong thời gian mang thai vì dưỡng chất này tốt cho hoạt động trao đổi chất và cân bằng điện giải.
Thêm củ dền vào chế độ ăn hàng ngày chính là cách bổ sung kali tự nhiên vô cùng hiệu quả, vì trong 100g củ dền có tới 325 mg kali.
9. Tăng cường sự phát triển thai nhi 3 tháng đầu
Với hàm lượng dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin và chất khoáng dồi dào, các chuyên gia khuyên mẹ bầu nên ăn củ dền thường xuyên, nhất là trong 3 tháng đầu của thai kỳ.
Dinh dưỡng có trong củ dền khi đi vào cơ thể sẽ hỗ trợ tăng cường sự phát của thai nhi, ngăn ngăn ngừa các bệnh lý bẩm sinh.
10. Ổn định hệ tiêu hóa mẹ bầu
Mẹ bầu bị khó tiêu khiến độc tố tích tụ trong cơ thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé.
Ăn củ dền có thể hỗ trợ khắc phục tình trạng này nhờ hàm lượng chất xơ cao.
Bên cạnh đó, chất xơ trong củ dền còn có thể làm giảm bớt các rối loạn tiêu hóa, nuôi dưỡng thai nhi, ngăn ngừa táo bón, tiêu chảy và cải thiện sức khỏe đường ruột.
IV. Lưu ý nếu ăn củ dền khi mang thai
Bà bầu ăn củ dền được không còn phụ thuộc vào cách mà mẹ bầu ăn loại củ này như thế nào.
Khi được ăn đúng cách, củ dền sẽ mang lại lợi ích, ngược lại nếu ăn không đúng cách có thể gây phản tác dụng.
Do đó, khi ăn củ dền, các mẹ nên áp dụng và tuân thủ một số vấn đề dưới đây:
– Ăn củ dền với lượng vừa phải: Củ dền chỉ tốt cho sức khỏe khi mẹ bầu ăn với lượng vừa phải, không ăn liên tục với lượng nhiều.
– Tần suất: Tần suất ăn củ dền hợp lý cho mẹ bầu trong thai kỳ là từ 1-2 bữa/tuần.
Củ dền chỉ tốt cho sức khỏe khi mẹ bầu ăn với lượng vừa phải và tần suất 1-2 lần/tuần
– Cách chế biến: Mẹ bầu có thể thêm củ dền vào chế độ ăn bằng cách: nướng với các loại rau củ khác, cắt nhỏ và thêm vào món salad, luộc, hấp hoặc làm nước ép cùng cần tây, dưa leo, cà rốt…
– Tác dụng phụ: Ăn quá nhiều củ dền có thể gây tiêu chảy, buồn nôn, mệt mỏi, suy nhược, tê liệt dây thanh quản, thậm chí là sỏi thận.
– Mẹ bầu không nên ăn: Mẹ bầu bị sỏi thận hoặc có nguy cơ bị sỏi thận không nên ăn nhiều củ dền để tránh cơ thể nạp nhiều oxalat dẫn đến tạo sỏi.
– Chọn mua củ dền ở nơi uy tín: Mẹ bầu nên chọn mua củ dền ở nơi uy tín, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, không chứa các chất bảo vệ thực vật. Chọn mua củ dền tươi, không bị hư hỏng dập nát, thối, hỏng.
V. Những món ăn từ củ dền cho bà bầu
Khi ăn củ dền, các mẹ có thể chế biến dưới dạng luộc, nấu canh, nướng để thay đổi khẩu vị:
1. Củ dền nướng
Củ dền chế biến dưới dạng nướng chưa được nhiều người biết đến.
So với cách xào, nấu canh hoặc nấu súp thì củ dền nướng có hương vị ngon và lạ hơn.
Mẹ bầu có thể có thể thử làm món ăn này theo hướng dẫn dưới đây:
– Nguyên liệu: 5 củ dền, dầu olive, muối, tiêu.
– Sơ chế:
+ Củ dền rửa sạch và cạo bỏ vỏ.
+ Cắt thành từng miếng mỏng khoảng 1cm.
+ Trộn củ dền đã thái miếng với chút tiêu, muối và dầu olive trong khoảng 15 phút cho thấm gia vị.
– Cách nướng:
+ Cho củ dền vào khay rồi cho vào lò nướng trong 25-30 phút cho tới khi thấy củ dền chín mềm là được.
2. Canh củ dền
Canh củ dền mẹ có thể nấu cùng xương hoặc thịt băm, kết hợp với một số loại rau củ khác như cà rốt, khoai tây.
Dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn cách nấu canh củ dền nấu xương.
– Nguyên liệu: 500g xương lợn, 100g củ dền, 100g cà rốt, 100g khoai tây, hành lá, hành tím, tỏi, gia vị…
– Sơ chế:
+ Xương lợn rửa sạch rồi ngâm trong nước muối khoảng 15 phút cho bớt hôi hoặc có thể trụng sơ qua nước sôi.
+ Các loại rau củ gọt vỏ rửa sạch rồi cắt miếng vừa ăn.
+ Hành lá, hành tím, tỏi rửa sạch băm nhuyễn.
– Ướp và xào xương lợn:
+ Cho xương lợn vào ướp cùng hạt nêm, bột ngọt, muối, nước mắm và đường trong thời gian 30 phút.
+ Sau đó, đun nóng chảo rồi cho hành tím, tỏi vào phi thơm lên.
+ Tiếp tục cho xương lợn vào đảo đều cho tới khi săn lại.
– Nấu canh:
+ Đổ 200ml nước vào nồi xương lợn và hầm trong cho tới khi thịt gần chín.
+ Tiếp đó cho củ dền, khoai tây, cà rốt vào đun cho tới khi các nguyên liệu chín mềm, nêm gia vị lại rồi cho hành lá vào và tắt bếp.
Ảnh 6: Canh củ dền nấu xương.
3. Củ dền luộc
Củ dền luộc chế biến đơn giản nhưng tốt cho hệ tiêu hóa, hỗ trợ điều hòa huyết áp, bổ máu và hỗ trợ kiểm soát cân nặng hữu hiệu.
– Nguyên liệu: 3-5 củ dền.
– Thực hiện:
+ Củ dền gọt vỏ rửa sạch sau đó thái miếng vừa ăn.
+ Đun sôi nước rồi cho củ dền vào luộc trong khoảng 5 phút là chín.
+ Khi ăn có thể chấm củ dền với xì dầu.
Tóm lại, bà bầu ăn củ dền được không, câu trả lời là các mẹ có thể ăn trong cả thai kỳ nhưng cần ăn với lượng phù hợp, tránh lạm dụng gây hại cho sức khỏe.
Tốt nhất chỉ nên ăn củ dền với tần suất từ 1-2 lần/tuần và kết hợp với các loại rau củ quả khác đề bữa ăn đa dạng và cân bằng, tránh thiếu/thừa dinh dưỡng.
Tìm hiểu thêm: