Bà bầu mệt mỏi khi mang thai nguyên nhân do đâu? Có nguy hiểm không?

Dược sĩ tư vấn: Vũ Thị Hậu

Bà bầu mệt mỏi khi mang thai có thể là biểu hiện thông thường nhưng cũng có thể  là dấu hiệu cảnh báo những biến chứng nguy hiểm. Mẹ bầu nên nắm rõ nguyên nhân và dấu hiệu mệt mỏi khi mang thai để có cách xử lý phù hợp với tình trạng này.

Hình ảnh bà bầu mệt mỏi khó thởHình ảnh bà bầu mệt mỏi.

I – Nguyên nhân bà bầu mệt mỏi khi mang thai

Cơ thể người phụ nữ khi mang thai có rất nhiều thay đổi, trong đó không ít mẹ bầu gặp phải hiện tượng mệt mỏi khi mang thai. Có nhiều nguyên nhân khiến bà bầu mệt mỏi khó thở, trong đó các nguyên nhân chủ yếu gồm:

– Cơ thể sản sinh một lượng lớn hormone progesterone: Cơ thể người phụ nữ mang thai thường sản sinh một lượng lớn hormone progesterone để tương thích với tình trạng có thai. Sự thay đổi đột ngột này khiến mẹ bầu mệt mỏi buồn nôn, khó chịu vì không kịp thích nghi.

– Thiếu sắt: Quá mệt mỏi khi mang thai có thể xuất phát từ triệu chứng của bệnh thiếu máu do thiếu sắt thường gặp ở thai kỳ. Khi cơ thể bị thiếu sắt dẫn đến thiếu máu, cơ thể mẹ bầu không nhận được đủ lượng oxy cần thiết nên dễ bị mệt mỏi, chân tay run lẩy bẩy, tim đập nhanh, da nhợt nhạt…

– Thai nhi lớn: Khi mới mang thai, do tác động của các hormon làm hơi thở chậm và sâu, mẹ bầu thường cảm thấy hít thở khó hơn bình thường. Khi thai nhi ngày càng lớn, dạ con ép lên cơ hoành, khiến cơ hoành giảm bớt cử động, gây khó khăn trong việc hít thở khiến mẹ bầu mệt mỏi khó thở.

– Mất ngủ: Ngủ không đủ giấc, mất ngủ, chất lượng giấc ngủ kém cũng là nguyên nhân khiến bà bầu bị mệt mỏi. Tình trạng này kéo dài có thể khiến mẹ đễ mắc các bệnh lý khắc như căng thẳng, mất cân bằng về hormone hay tiểu đường thai kỳ. 

– Tiểu đường thai kỳ: Ngoài triệu chứng người mệt mỏi khi mang thai, mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ còn bị sụt cân, khó chịu, thiếu sức sống, xây xẩm mặt mày, thường xuyên khát nước, đi tiểu nhiều…

Biểu hiện mệt mỏi khi mang thai 3 tháng đầuBà bầu mệt mỏi chóng mặt do nhiều nguyên nhân gây ra. 

( → Xem thêm nguyên nhân khiến mẹ bầu mất ngủ TẠI ĐÂY)

– Quá trình trao đổi chất không hiệu quả: Thường xuyên căng thẳng, ít vận động, không dung nạp đủ lượng calo cần thiết, không uống đủ nước khiến quá trình trao đổi chất của cơ thể mẹ bầu không hiệu quả. Khi sự trao đổi chất bị chậm lại sẽ khiến cho bà bầu mệt mỏi đau người hơn so với bình thường. 

– Hạ đường huyết: Mệt mỏi khi có thai kèm theo các biểu hiện như tim đập nhanh, run rẩy, đói cồn cào, chóng mặt, ra nhiều mồ hôi, choáng váng thì có nghĩa là thai phụ đang gặp phải hiện tượng hạ đường huyết. 

– Sử dụng các loại thuốc trong thai kỳ: Sử dụng thuốc trị nghén, chống dị ứng hay thuốc giảm đau trong thai kỳ có thể gây ra một số tác dụng phụ, trong đó có hiện tượng bà bầu mệt mỏi chán ăn.

II – Biểu hiện mẹ bầu mệt mỏi

Các biểu hiện mệt mỏi khi mang thai thường gặp gồm:

– Mệt mỏi.

– Buồn nôn hoặc nôn ói.

– Đau đầu, chóng mặt, choáng váng.

– Khó ngủ.

– Táo bón.

– Sưng phù chân tay.

– Đau lưng.

– Đi tiểu nhiều.

– Bụng khó chịu.

Mẹ bầu mệt mỏi 3 tháng đầu Mệt mỏi khi mang thai thường kèm theo các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, choáng váng…

– Chân tay khô nẻ.

– Viêm mũi.

– Khó thở.

– Ra mồ hôi.

….

III – Bà bầu bị mệt mỏi có nguy hiểm không? 

Hầu hết các dấu hiệu có bầu bị mệt mỏi đều lành tính. Tuy nhiên, nếu gặp các triệu chứng dưới đây, mẹ bầu nên đến bệnh viện ngay để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời:

Bà bầu mệt mỏi đau đầu, mờ mắt kèm đau vùng dưới sườn phải. Đây có thể là dấu hiệu của tiền sản giật chứ không phải mệt mỏi thông thường.

– Mệt mỏi ở bà bầu kéo dài kèm ra máu âm đạo.

– Thai cử động yếu.

– Khó thở, tức ngực.

Bà bầu bị mệt mỏi 3 tháng cuối Bà bầu mệt mỏi chán ăn kéo dài kèm ra máu âm đạo nên đi khám bác sĩ ngay.

– Khó thở kéo dài, hơi thở rối loạn, thở dốc và khó nhọc.

– Căng thẳng quá mức.

Mẹ bầu mệt mỏi chán ăn.

Buồn nôn mệt mỏi khi mang thai kèm theo đau bụng và sốt.

( → Xem thêm: Mẹ bầu bị tụt huyết áp có sao không? Có nguy hiểm không? )

IV – Mẹ bầu mệt mỏi phải làm sao? Cách khắc phục mệt mỏi khi mang bầu

Để giảm căng thẳng mệt mỏi khi mang thai theo từng giai đoạn thai kỳ, mẹ bầu có thể tham khảo và áp dụng một số cách khắc phục dưới đây:

1. Cách khắc phục mệt mỏi khi mang thai 3 tháng đầu

Ở giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ, những mệt mỏi khi mang thai do sự gia tăng của hormone và ốm nghén sẽ dễ khiến mẹ bị mệt nhất. Do đó, để giảm thiểu những cơn ốm nghén dễ gây ra mệt mỏi, mẹ bầu cần lưu ý: 

– Không nên để bụng đói rỗng, hãy ăn một ít bánh quy hoặc bánh mì khi cảm thấy đói và ngay khi thức dậy.

– Chia bữa ăn chính thành các bữa ăn nhỏ, có thể ăn từ 6 – 7 bữa/ngày với lượng ít.

Bà bầu mệt mỏi 3 tháng đầu không nên ăn các món ăn muối chua, lên men hoặc quá cay.

Mẹ bầu mệt mỏi phải làm saoBà bầu mệt mỏi trong 3 tháng đầu nặng có thể uống nước điện giải. 

– Không nên uống nước ngay sau ăn, nên chờ khoảng 20-30 phút rồi hãy uống.

Mẹ bầu mệt mỏi 3 tháng đầu nặng có thể uống nước điện giải. 

Bà bầu mệt mỏi khi mang thai tuần đầu tiên nếu cảm thấy buồn nôn khi uống nước lọc thì có thể đổi sang các loại nước thảo dược hay hoa quả như gừng, chanh, cam…

2. Cách khắc phục mệt mỏi khi mang thai 3 tháng giữa

Bước vào giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ, bà bầu thường bị đau đầu, mất ngủ do trọng lượng của thai nhi ngày một lớn dần. Để giảm mệt mỏi khi mang thai 3 tháng giữa, các mẹ cần chú ý: 

– Lựa chọn tư thế nằm phù hợp: Tư thế nằm tốt nhất là nằm nghiêng về bên trái và khi nằm cần thay đổi tư thế liên tục. Mẹ bầu không nên nằm ngửa  vì có thể bị buồn nôn, chóng mặt, thậm chí là ngất.

Làm sao để hết mệt mỏi khi mang thaiMột số cách làm giảm mệt mỏi khi mang thai như: Nên nằm nghiêng bên trái khi ngủ, tăng cường bổ sung sắt…

Hạn chế ăn thực phẩm, nước uống có chứa caffeine vì chúng là nguyên nhân gây ra tình trạng đau đầu, tim đập nhanh, buồn nôn và khiến mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi khi mang thai. Đặc biệt, lạm dụng nhóm thực phẩm này còn làm tăng nguy cơ sinh non rất nguy hiểm. 

Tăng cường sắt trong chế độ ăn hàng ngày để phòng tránh thiếu máu và chán ăn mệt mỏi khi mang thai. Nên bổ sung các thực phẩm giàu sắt như sữa,trứng gà, các loại đậu, tim lợn, gan, thận, rau xanh vào các bữa ăn hàng ngày để đảm bảo cung cấp đủ sắt cho cơ thể. 

3. Cách khắc phục mệt mỏi khi mang thai 3 tháng cuối

Cân nặng của thai nhi tăng trưởng mạnh mẹ gây nhiều phiền toái cho mẹ, trong đó có tình trạng bà bầu mệt mỏi 3 tháng cuối. Tuy nhiên, một số cách giảm mệt mỏi khi mang thai tháng cuối dưới đây có thể sẽ hữu ích cho mẹ:

Bà bầu bị mệt mỏi 3 tháng cuối kèm theo tình trạng mất ngủ có thể dụng một số cách sau: chuẩn bị phòng ngủ thoáng mát và sạch sẽ; giảm bớt thời gian ngủ trưa; nằm nghiêng về bên trái khi ngủ; gác chân lên cao hoặc uốn cong đầu gối… 

Ngâm chân bằng nước ấm với sả, gừng hoặc thảo dược vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ. Cách này giúp máu lưu thông, kích thích hệ tuần hoàn và giúp thai phụ có giấc ngủ ngon, giảm bớt hiện tượng mẹ bầu mệt mỏi 3 tháng cuối

Cách làm giảm mệt mỏi khi mang thai 3 tháng đầuCách giảm mệt mỏi cho bà bầu 3 tháng cuối là ngâm chân bằng nước ấm với sả, gừng hoặc thảo dược vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ.

Tăng cường nhóm thực phẩm giàu sắt, đạm, canxi, chất béo và vitamin C cũng giúp tình trạng mẹ bầu mệt mỏi tháng cuối thuyên giảm đáng kể. Thông tin này cũng là đáp án cho câu hỏi bà bầu mệt mỏi nên ăn gì để mau khỏe. 

Chú ý đến tư thế ngồi, nằm, không đấm lưng để giảm hiện tượng đau lưng mệt mỏi khi mang thai.

( Xem thêm: Dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối thai kỳ giúp mẹ và bé khỏe mạnh)

V – Lưu ý khi chăm sóc bà bầu bị mệt mỏi

Trong quá trình chăm sóc bà bầu mệt mỏi khi mang thai tháng đầu, bà bầu mệt mỏi 3 tháng giữa bà bầu mệt mỏi tháng cuối, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau: 

– Giảm bớt hoạt động và nghỉ ngơi đầy đủ, đi ngủ sớm hơn và ngủ trưa ngay khi có thể. 

– Nếu cảm thấy không khỏe, thai phụ hãy cân nhắc giảm giờ làm hoặc thỉnh thoảng xin làm việc tại nhà. Đồng thời, cắt giảm công việc nhà và giảm bớt các mối quan hệ xã hội không cần thiết.

Chế độ ăn uống lành mạnh gồm các loại rau, ngũ cốc nguyên hạt, trái cây,sữa không béo, thịt nạc có thể giúp bà bầu mệt mỏi buồn nôn khỏe mạnh hơn. Ngược lại, mẹ bầu không nên ăn đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn…

Tập thể dục đều đặn cũng là giảm mệt mỏi khi mang thai 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối hiệu quả. Theo đó, mẹ nên dành ít nhất 20-30 phút mỗi ngày để tập luyện với cường độ vừa phải với các bài tập như kéo dãn cơ, đi bộ, hít thở sâu, yoga, bơi lội…

Tập luyện thường xuyên giúp chống mệt mỏi khi mang thai, giúp mẹ khỏe mạnh hơn và đặc biệt là có thể tăng cường trí thông minh của thai nhi. 

– Uống nước đầy đủ: Trong thời gian mang thai, cơ thể mẹ cần nhiều chất lỏng để giữ nước. Vì vậy mẹ bầu cần đảm bảo uống đủ từ 2,5 đến 3 lít nước mỗi ngày tùy theo từng giai đoạn thai kỳ.

– Mẹ bầu cần ăn uống đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất gồm: Bột đường, chất béo, chất đạm, chất xơ, vitamin và khoáng chất, đặc biệt là cần chú trọng bổ sung canxi trong suốt thai kỳ. Vì chế độ ăn uống hàng ngày không thể cung cấp đủ canxi nên mẹ bầu cần uống thuốc bổ sung canxi theo chỉ định của bác sĩ.

Viên uống canxi NextG Cal là canxi hữu cơ nhập khẩu từ Úc. Với các thành phần gồm canxi tự nhiên chiết xuất từ xương bò non (MCHA) kết hợp với vitamin D3 và K1, giúp cung cấp và tăng hấp thu canxi. NextG Cal đảm bảo lượng canxi cần thiết cho mẹ và bé trong khi mang thai.

mẹ bầu mệt mỏi khó thở phải làm saoViên uống canxi NextG Cal đảm bảo lượng canxi cần thiết cho mẹ và bé trong khi mang thai.

Sản phẩm đạt tiêu chuẩn GMP của Cơ quan Quản lý Dược phẩm Úc (TGA) và được cấp phép lưu hành bởi Cục Quản lý Dược Việt Nam.

Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về hiện tượng bà bầu mệt mỏi khi mang thai hoặc muốn biết thêm thông tin về sản phẩm viên uống canxi NextG Cal, hãy nhanh chóng gọi điện tới tổng đài 1800 1125 để được tư vấn trực tiếp.

5/5 - (1 bình chọn)

Bình luận (2)

Trả lời

  1. Avatar

    Cho e hỏi trong suốt thời gian mang thai tới tháng thứ 8.cơ thể e hay có hiện tượng chống mặt đau nhứt tay chân đau xương chậu bên trái.đau lưng phù chân liên tục có sao ko ạ

    • Canxi NextG Cal

      Chào bạn, những tháng cuối thai nhi phát triển nhanh gây chèn ép cùng với thay đổi hormon, lượng máu trong thai kỳ nên mẹ bầu có thể gặp các triệu chứng như đau lưng, đau vùng chậu, phù chân… Tuy nhiên, nếu tình trạng phù và chóng mặt nhiều, tốt nhất bạn nên đi khám để đảm bảo an toàn nhé.
      Nếu bạn còn băn khoăn gì, bạn có thể liên hệ trực tiếp tổng đài miễn cước 1800 1125 (giờ hành chính) để được tư vấn ạ!

Bài viết liên quan

Bầu ăn lòng heo được không? Tốt thế nào cho thai phụ?

Mặc dù là món ăn khoái khẩu của nhiều người, tuy nhiên lòng lợn lại là phần nội tạng, điều…

Chi tiết

Bầu ăn cháo lòng được không? Nên lưu ý những gì?

Cháo lòng là món ăn dồi dào dinh dưỡng nhưng do sử dụng nhiều loại nội tạng động vật nên…

Chi tiết

Bầu ăn được Socola được không? 8 công dụng cho mẹ và bé!

Có bầu ăn socola được không? là câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm của chị em phụ nữ…

Chi tiết

Bầu ăn rau sống được không? Ăn được những loại nào?

Rau sống được biết tới là món ăn sống, tiềm ẩn nguy cơ cao nhiễm khuẩn nên dù loại rau…

Chi tiết