Một giấc ngủ ngon có vai trò hết sức quan trọng để cơ thể được nghỉ ngơi và hồi phục, giúp thư giãn, thoải mái tinh thần. Nhưng mẹ có biết giai đoạn mang thai hầu như các mẹ bầu đều gặp phải tình trạng rối loạn giấc ngủ, trong đó tỷ lệ mất ngủ chiếm đến 90%. Bài viết sau sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn tại sao lại có hiện tượng mất ngủ khi mang thai.
Nội dung:
I – Nguyên nhân khiến mẹ bầu mất ngủ khi mang thai
Tại sao mang thai bị mất ngủ? Mất ngủ ở mẹ bầu là do đâu? Ngay cả các mẹ bầu trước đó chưa từng bị mất ngủ bao giờ nhưng trong thai kỳ lại gặp tình trạng này. Dưới đây là các nguyên nhân thường gặp:
1. Nguyên nhân bị mất ngủ khi mang thai 3 tháng đầu
Có thể nói 3 tháng đầu là khoảng thời gian cơ thể người mẹ “tập làm quen” với sự có mặt của thai nhi với nhiều sự thay đổi diễn ra. Điều này đều có thể là nguyên nhân làm mẹ bầu ngủ không ngon, thậm chí mới có bầu bị mất ngủ, cụ thể là:
– Tăng lưu thông máu và oxy cung cấp cho thai nhi khiến mẹ bầu mệt mỏi.
– Thận phải làm việc nhiều hơn để lọc máu, mẹ bầu sẽ đi tiểu thường xuyên hơn, nếu trước khi đi ngủ mẹ uống nhiều nước, uống sữa có thể dẫn đến đi tiểu đêm nhiều lần làm gián đoạn giấc ngủ.
Mới mang thai bị mất ngủ thường liên quan đến sự thay đổi nội tiết tố
– Khi mang thai người mẹ còn hay gặp các vấn đề tiêu hóa như chứng ợ nóng, táo bón, trào ngược, khó tiêu… gây khó chịu, mất ngủ ở bà bầu tháng đầu.
– Giai đoạn đầu thai kỳ, nhiều mẹ bầu bị ốm nghén, không ăn uống được gây thiếu chất, mệt mỏi, khó ngủ.
– Những thay đổi về tâm lý, cảm xúc cũng là nguyên nhân khiến mẹ bầu bị mất ngủ khi mang thai tháng đầu. Tình trạng này thường gặp ở những mẹ lần đầu mang thai, còn nhiều bỡ ngỡ nên hay lo lắng, căng thẳng làm mất ngủ, ngủ không ngon.
( → Xem thêm: Chảy máu cam, máu mũi khi mang bầu: Nguyên nhân và cách xử lý)
2. Nguyên nhân bị mất ngủ khi mang thai 3 tháng giữa
Sang 3 tháng giữa, hầu hết mẹ bầu sẽ cảm thấy thoải mái, khỏe khoắn trở lại và khi đó các triệu chứng ốm nghén cũng dần biến mất.
Tuy nhiên một số mẹ bầu vẫn có thể gặp tình trạng mất ngủ khi mang thai tháng thứ 5, mất ngủ khi mang thai tháng thứ 6 hoặc bị mất ngủ khi mang thai cả 3 tháng giữa.
Điều này thường liên quan đến các vấn đề về tiêu hóa như chứng ợ nóng, khó tiêu, trào ngược… hoặc do ban đêm đi tiểu nhiều lần. Giai đoạn này bụng bầu cũng lớn hơn làm mẹ khó tìm được tư thế ngủ thích hợp.
3. Nguyên nhân bị mất ngủ ở bà bầu 3 tháng cuối
Việc mất ngủ khi mang thai tháng thứ 7, mất ngủ khi mang thai tháng thứ 8, mất ngủ khi mang thai tháng cuối là khó tránh khỏi, bởi giai đoạn này thai nhi đã phát triển lớn, tử cung và cân nặng của mẹ tăng lên nhiều. Có thể nói đây là thời điểm mà mẹ bầu bị mất ngủ, khó ngủ nhiều nhất.
Do sự chèn ép của thai nhi lên bàng quang khiến mẹ bầu thường xuyên đi tiểu, nhất là tháng cuối cùng thai kỳ nên mất ngủ ở bà bầu tháng cuối sẽ tăng lên. Đau lưng, đau hông, chuột rút ban đêm nên mẹ bầu cũng khó ngủ ngon được.
Ngoài ra 3 tháng cuối thai nhi chuyển động nhiều. Để chuẩn bị cho việc sinh nở các khớp, dây chằng sẽ được nới lỏng gây đau nhức dẫn đến mất ngủ khi mang thai 3 tháng cuối.
Bên cạnh đó, mẹ bầu cần chuẩn bị tâm lý cho cuộc vượt cạn sắp tới nên không tránh được những lo lắng, căng thẳng.
II – Những dấu hiệu mất ngủ khi mang thai
Các biểu hiện của tình trạng mất ngủ của mẹ bầu có thể gặp:
– Khó ngủ, ngủ không sâu giấc.
– Thức giấc nhiều lần trong đêm và khó ngủ lại hoặc mất thời gian lâu để có thể ngủ lại.
– Giấc ngủ ngắn, tỉnh giấc sớm.
– Sau khi ngủ dậy vẫn cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ, không sảng khoái. Có cảm giác ngủ không đủ giấc mặc dù đi ngủ từ sớm.
– Ban ngày uể oải, khó tập trung.
Hiện tượng mất ngủ khi mang thai thường xuất hiện trong giai đoạn đầu và cuối của thai kỳ, tuy nhiên một số mẹ bầu bị mất ngủ suốt cả quá trình mang thai.
Khó ngủ, ngủ không sâu giấc, hay tỉnh giấc là những biểu hiện của mất ngủ khi mang thai
III – Mất ngủ khi mang bầu có ảnh hưởng gì đến mẹ và bé không?
Chắc hẳn các mẹ đều lo lắng bị mất ngủ khi mang bầu sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến bé yêu. Thực tế là nếu có bầu bị mất ngủ trong thời gian ngắn, mất ngủ nhẹ thì sẽ không sao mẹ nhé.
Nhưng nếu mất ngủ kéo dài sẽ làm mẹ bầu mệt mỏi, suy nhược, ăn uống kém, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Khoảng thời gian từ 23 giờ đến 3 giờ sáng là thời điểm mà cơ thể tạo ra hồng cầu, mất ngủ thường xuyên sẽ làm tác động đến quá trình tuần hoàn máu, có thể dẫn đến chứng thiếu máu ở trẻ sơ sinh.
Có thai bị mất ngủ cũng làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh lý như nhức đầu, cao huyết áp và làm tăng nguy cơ sinh mổ hoặc thời gian chuyển dạ của mẹ bầu sẽ kéo dài hơn bình thường.
( → Xem thêm hiện tượng mang thai bao lâu thì nghén TẠI ĐÂY)
IV – Cách chữa trị mất ngủ cho mẹ bầu trong suốt thai kỳ
Có bầu bị mất ngủ phải làm sao? Để cải thiện chứng mất ngủ ở mẹ bầu nên điều chỉnh lại các thói quen sinh hoạt, ăn uống, nghỉ ngơi cho phù hợp, đảm bảo giấc ngủ cho người mẹ cũng như sự phát triển của em bé:
1. Cách trị mất ngủ cho mẹ bầu 3 tháng đầu
– Tranh thủ thời gian để nghỉ ngơi và ngủ khi có thể, nên có giấc ngủ ngắn vào ban ngày.
– Tạo thói quen đi ngủ và thức dậy vào cùng thời điểm mỗi ngày.
– Ban đêm nếu tỉnh giấc nên bật đèn có ánh sáng dịu nhẹ để dễ ngủ tiếp.
– 3 tháng đầu bụng bầu chưa lớn, mẹ có thể ngủ ở tư thế nào khiến mẹ thoải mái nhất.
– Khi bị mất ngủ khi mang thai tháng đầu, mẹ bầu có thể thử ngâm chân với nước ấm pha muối, gừng trước khi ngủ để giúp tăng cường lưu thông máu, mẹ bầu sẽ có giấc ngủ ngon hơn.
– Với các mẹ bị ốm nghén có thể ăn bánh quy, đồ ăn nhẹ sẽ làm giảm cơn buồn nôn. Nên ăn thường xuyên và chia làm nhiều bữa nhỏ để dạ dày không bị rỗng.
Mang bầu bị mất ngủ nên bổ sung thực phẩm giàu vitamin nhóm B
– Rau xanh, hoa quả, ngũ cốc nguyên cám…rất giàu vitamin nhóm B, là thực phẩm chữa mất ngủ cho bà bầu. Vì vậy nên bổ sung trong chế độ ăn hàng ngày.
– Nếu mẹ bầu bị lo lắng, căng thẳng dẫn đến mất ngủ thì nên chia sẻ với chồng và người thân hoặc bác sĩ chuyên khoa. Điều đó sẽ giúp chữa mất ngủ cho bà bầu 3 tháng đầu do yếu tố tâm lý gây ra.
>> Xem VIDEO những chất dinh dưỡng mẹ bầu nên bổ sung <<
2. Cách trị mất ngủ ở bà bầu 3 tháng giữa
– Để tránh ợ nóng, trào ngược làm mất ngủ khi có thai, mẹ bầu nên hạn chế các đồ ăn nhiều gia vị, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ.
– Nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày, không ăn quá no, nhất là trước khi ngủ.
– Khi ngủ nên nằm ở tư thế đầu cao, lưng cao để tránh bị trào ngược.
– Trường hợp nếu tình trạng trào ngược, ợ nóng nhiều, thường xuyên thì mẹ nên đi khám để được điều trị.
– Sang 3 tháng giữa mẹ bầu nên tập thói quen ngủ ở tư thế nghiêng về bên trái, đầu gối uốn cong và chân gác lên cao. Nên kê thêm gối giữa hai chân, dưới bụng và sau lưng hoặc sử dụng gối cho bà bầu. Tư thế này sẽ giúp làm giảm áp lực lên tĩnh mạch chân, hạn chế phù nề, tăng cấp máu cho tim và thai nhi.
( → Xem thêm: Có bầu đau lưng phải làm sao? Cách giảm đau lưng cho bà bầu)
3. Cách trị chứng mất ngủ cho bà bầu 3 tháng cuối
Trong 3 tháng cuối, mẹ bầu sẽ mất ngủ thường xuyên hơn. Vậy có cách nào chữa mất ngủ cho bà bầu 3 tháng cuối hay không? Mẹ bầu hãy thử áp dụng một số cách sau:
– Không uống nhiều nước vào buổi tối.
– Tránh nước ngọt và đồ uống có ga vì có thể làm nặng hơn tình trạng chuột rút.
– Bổ sung canxi đầy đủ trong thai kỳ phòng tránh thiếu canxi gây chuột rút, đau lưng khó chịu cho mẹ bầu.
– Kê cao chân khi ngủ sẽ giúp tăng lưu thông máu, ngăn ngừa chứng giãn tĩnh mạch, phù hoặc chuột rút.
– Trường hợp bị phù chân, chuột rút nhiều, mẹ bầu nên đi khám bác sĩ để xác định nguyên nhân.
Một số món ăn chữa mất ngủ cho bà bầu
Bên cạnh đó, một số món ăn chữa mất ngủ cho bà bầu như: canh gà hầm củ sen, thịt bò xào hoa thiên lý, cháo trứng gà hạt kê, cháo long nhãn hạt dẻ… vừa giúp cung cấp chất dinh dưỡng vừa là cách giảm mất ngủ cho bà bầu. Nếu mẹ bầu đang băn khoăn mang thai bị mất ngủ phải làm sao thì có thể tham khảo nhé.
V – Cách tránh bị mất ngủ khi mang thai
– Trước khi đi ngủ khoảng 2-3 giờ mẹ bầu nên tránh ăn no để có thời gian tiêu hóa thức ăn.
– Tránh sử dụng các thực phẩm, đồ uống gây kích thích thần kinh như cà phê, trà, socola… nhất là vào buổi tối.
– Phòng ngủ thoáng mát, sạch sẽ với nhiệt độ và ánh sáng phù hợp sẽ giúp mẹ bầu ngủ ngon hơn, giúp cải thiện tình trạng mất ngủ khi có bầu.
– Nên chia các bữa ăn trong ngày thành nhiều bữa nhỏ, tạo thói quen ăn chậm nhai kỹ sẽ tốt cho dạ dày và tiêu hóa, tránh tình trạng ợ nóng.
– Tránh uống nhiều nước trước khi ngủ để hạn chế bị thức giấc đi tiểu đêm.
– Tập thể dục nhẹ nhàng, đều đặn không chỉ giúp mẹ bầu nâng cao sức khỏe, có một thai kỳ khỏe mạnh mà còn giúp mẹ bầu có giấc ngủ ngon hơn.
Tập thể dục nhẹ nhàng, đều đặn giúp mẹ nâng cao sức khỏe và có giấc ngủ ngon hơn
Mất ngủ khi mang thai là nỗi lo lắng của nhiều mẹ bầu. Mong rằng với bài viết này các mẹ bầu đã hiểu rõ hơn về hiện tượng phụ nữ mang thai bị mất ngủ cũng biết thêm các biện pháp phòng tránh và chữa mất ngủ cho mẹ bầu. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào hay cần tư vấn thêm, bạn có thể đặt câu hỏi trong khung chat, để lại bình luận cuối bài viết hoặc gọi tới tổng đài 1800 1125 (miễn phí cước gọi), Dược sĩ của NextG Cal sẽ tư vấn.