Chảy máu cam, máu mũi khi mang bầu: Nguyên nhân và cách xử lý

Thống kê cho thấy có khoảng 20% phụ nữ mang thai bị chảy máu cam. Như vậy, bà bầu bị chảy máu cam là hiện tượng khá phổ biến. Cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục hiện tượng chảy máu mũi khi mang thai qua bài viết dưới đây nhé!

Phụ nữ mang thai bị chảy máu camBà bầu thường bị chảy máu cam khi mang thai từ tháng thứ 4 trở đi

I – Nguyên nhân bà bầu bị chảy máu cam

Bà bầu bị chảy máu cam khi mang thai 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và bà bầu bị chảy máu cam 3 tháng cuối là hiện tượng thường gặp trong quá trình mang thai. Điều này khiến nhiều mẹ băn khoăn không biết nguyên nhân của hiện tượng chảy máu cam ở mẹ bầu là do đâu.

Các nguyên nhân của hiện tượng chảy máu mũi khi mang bầu gồm:

– Thay đổi hormone trong thời kỳ mang thai: Nguyên nhân chính khiến mẹ bầu bị chảy máu cam là do thay đổi hormone trong thời kỳ mang thai.

Cụ thể là sự gia tăng của các hormone estrogen và progesterone, khiến lượng máu trong cơ thể thai phụ cũng sẽ tăng lên để đáp ứng nhu cầu cho cả thai nhi và mẹ.

Các mạch máu ở vùng mũi giãn nở và cung cấp nhiều hơn so với bình thường sẽ làm tăng áp lực lên thành mạch.

Từ đó làm tăng nguy cơ vỡ mạch máu và khiến mẹ bầu chảy máu cam 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và chảy máu cam khi mang thai tháng cuối.

– Thai phụ dễ bị chảy máu cam khi mang bầu nếu bị viêm xoang, cảm cúm, dị ứng hoặc màng nhầy ở bên trong mũi bị khô.

Bị chảy máu mũi khi mang bầuNguyên nhân chính khiến bà bầu bị chảy máu cam là do thay đổi hormone trong thời kỳ mang thai

– Chấn thương hoặc các bệnh lý như rối loạn đông máu hay tăng huyết áp cũng có thể là lý do tại sao bị chảy máu cam khi mang thai.

Chảy máu cam khi có bầu do sử dụng một số các loại thuốc như aspirin, enoxaparin, warfarin, clopidogrel; các thuốc kháng viêm không chứa steroid. Bên cạnh đó, các mẹ cũng cẩn trọng khi dùng thuốc kháng histamin, các loại thuốc xịt mũi và thuốc làm thông mũi.

Thai phụ bị chảy máu mũi khi mang bầu nên đi khám bác sĩ nếu bị chảy máu cam nhiều hơn 4 lần/tuần để bác sĩ kiểm tra xem có mắc bệnh lý nguy hiểm nào không nhé.

>> Xem VIDEO các dấu hiệu khi mang thai bà bầu cần chú ý <<

video mẹ bầu chảy máu cam

(→ Xem thêm: Có bầu có kinh không? Hiện tượng có thai có kinh là sao? Giải đáp)

II – Mẹ bầu bị chảy máu cam có sao không? Nguy hiểm không?

Có bầu bị chảy máu cam có sao không? Bà bầu bị chảy máu cam 3 tháng đầu, mang bầu chảy máu cam 3 tháng giữa và chảy máu cam khi mang thai 3 tháng cuối thường không nguy hiểm nếu chỉ bị 1 vài lần.

Tuy nhiên, nếu tình trạng bị chảy máu mũi khi mang thai diễn ra liên tục và kéo dài thì có thể làm tăng nguy cơ bị băng huyết. 

Một số thống kê cho thấy, khoảng 10% phụ nữ đang có thai bị chảy máu mũi bị băng huyết sau sinh. Trong khi đó, tỉ lệ này ở nhóm phụ nữ mang thai không bị chảy máu mũi trong thai kỳ chỉ là 6%.

Mẹ bầu bị chảy máu cam có sao khôngMang bầu chảy máu cam có sao không là lo lắng của rất nhiều mẹ

Đặc biệt, nếu tình trạng chảy máu cam ở mẹ bầu diễn ra liên tục, kéo dài cho tới cả 3 tháng cuối của thai kỳ thì các mẹ cần phải thật cẩn thận. Trường hợp này mẹ bầu nên đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và kiểm tra, nhằm đưa ra cách xử lý, biện pháp phòng ngừa và lựa chọn phương pháp sinh phù hợp để tránh xảy ra các rủi ro không mong muốn.

Trên đây là giải đáp của chúng tôi cho chảy máu cam khi mang thai có sao không. Trong phần nội dung tiếp theo của bài viết hãy cùng tìm hiểu mẹ bầu bị chảy máu cam nên ăn gì và kiêng ăn gì.

Hỏi ngay dược sĩ tại đây

III – Bà bầu bị chảy máu cam nên ăn gì và tránh ăn gì? 

Hiểu được tầm trong quan trọng của chế độ ăn uống ảnh hưởng rất lớn tới việc phòng và khắc phục hiện tượng chảy máu mũi khi mang bầu nên rất nhiều thai phụ thắc mắc bà bầu bị chảy máu cam nên ăn gì và tránh ăn gì.

1. Bà bầu bị chảy máu cam nên ăn gì? 

Phụ nữ có thai bị chảy máu mũi nên tăng cường bổ sung các nhóm thực phẩm dưới đây vào chế độ ăn uống hàng ngày để hạn chế tình trạng chảy máu mũi:

– Nhóm thực phẩm giàu vitamin K: Gồm có hành lá, tỏi, bắp cải, các rau lá xanh đậm, cải bruxen, dưa leo,…

Nhóm thực phẩm giàu sắt: Gồm  các loại thịt đỏ như thịt bỏ, thịt trâu, thịt ngựa; thịt dê; các loại hải sản (tôm, cua, cá, sò huyết, tu hài); ngũ cốc nguyên hạt,… Bổ sung thực phẩm giàu sắt giúp ngăn chặn tình trạng thai phụ bị thiếu sắt, bầm tím và chảy máu cam khi mang thai do thiếu máu. 

Bà bầu bị chảy máu cam nên ăn gìMẹ bầu bị chảy máu cam nên tăng cường ăn các thực phẩm giàu sắt

Nhóm thực phẩm giàu vitamin C: Gồm ớt chuông, quả mọng, rau lá xanh, trái cây họ cam quýt,  bông cải xanh. Nhóm thực phẩm này giúp ngăn ngừa bệnh scorbut gây chảy máu cam khi mang thai.

– Nhóm thực phẩm giàu kali như bơ, cà chua, chuối giúp điều hòa chất lỏng, ngăn ngừa mất nước, hạn chế tình trạng khô và vỡ mạch máu mũi.

Bên cạnh việc tăng cường bổ sung các nhóm thực phẩm ở trên, bà bầu nên có chế độ uống đủ dinh dưỡng và cân bằng giữa các loại thực phẩm. Đồng thời có chế độ sinh hoạt lành mạnh và nghỉ ngơi hợp lý để cải thiện và khắc phục tình trạng có bầu chảy máu mũi

2. Mang bầu bị chảy máu mũi kiêng ăn gì? 

Để tránh tình trạng chảy máu mũi nghiêm trọng hơn, phụ nữ có thai bị chảy máu mũi cần kiêng ăn một số thực phẩm dưới đây:

– Đồ ăn cay nóng như vải, nhãn, ớt, mận, na, tiêu, mù tạt, hành…. Các thực phẩm này gây nóng trong cơ thể và có thể làm vỡ cấu trúc niêm mạc của mạch máu.

– Hạn chế ăn các đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ: Hàm lượng chất béo bão hòa trong nhóm thức ăn này cao có thể làm giảm hệ miễn dịch, khiến vết thương khó lành.

Bị chảy máu cam khi mang bầu kiêng ăn gìBà bầu bị chảy máu cam không nên ăn đồ ăn cay nóng và nhiều dầu mỡ

– Tránh sử dụng các đồ uống chứa chất kích thích như nước ngọt, cà phê, bia, rượu.

– Không hút thuốc lá.

Hỏi ngay dược sĩ tại đây

IV – Cách khắc phục chảy máu cam khi mang bầu 

Nếu không may bị chảy máu cam khi đang mang bầu, các mẹ nên thực hiện theo hướng dẫn sau:

– Ngồi xuống và nghiêng người về phía trước để giúp máu trong mũi chảy hết ra ngoài. Tránh tình trạng máu chảy ngược vào trong họng và dạ dày. Nếu có cảm giác bị chóng mặt, bà bầu có thể nằm nghiêng một bên.

– Dùng ngón tay trỏ và ngón tay cái kẹp thật chặt ở phía trên của cánh mũi, thở bằng miệng.

– Mẹ bầu hít thở bằng miệng, tiếp tục duy trì siết chặt lỗ mũi từ khoảng 10 đến 15 phút. Không cần thiết phải kiểm tra xem máu đã ngừng chảy chưa trong thời gian này vì sẽ làm cản trở quá trình đông máu.

– Sử dụng đá lạnh chườm vào sống mũi để thu hẹp các mạch máu đồng thời làm chậm quá trình chảy máu cam.

Lưu ý:

– Khi bị chảy máu cam, mẹ bầu không nên nằm xuống (nằm ngửa) hoặc nghiêng đầu ra sau bởi có thể nuốt phải máu gây nôn và buồn nôn. Nguy hiểm hơn, nếu máu chảy vào họng quá nhiều có thể gây kích thích đường thở.

– Nếu đã kẹp chặt cánh mũi 15 phút mà máu vẫn không ngừng chảy thì mẹ bầu nên tiếp tục thực hiện thêm 10 phút nữa.

Bà bầu bị chảy máu cam 3 tháng cuốiCách sơ cứu đúng cách khi bà bầu bị chảy máu cam

( →  Xem thêm: Đau lưng và đau bụng dưới khi mang thai: Nguyên nhân, cách khắc phục)

Bà bầu chảy máu cam 3 tháng đầu, 3 tháng giữa  hay 3 tháng cuối cần đến bệnh viện ngay khi thấy có một trong các dấu hiệu trở nặng sau:

– Không ngừng chảy máu dù đã thực hiện theo hướng dẫn sơ cứu ở trên.

– Máu chảy quá nhiều.

– Khó thở vì chảy máu.

– Bị chảy máu sau khi xảy ra chấn thương đầu.

– Chảy máu cam gây chóng mặt, mệt mỏi, mất phương hướng.

– Đau ngực.

– Tái nhợt.

Để phòng ngừa tình trạng bà bầu bị chảy máu cam 3 tháng đầu, chảy máu cam khi mang thai 3 tháng giữa và bà bầu bị chảy máu cam tháng cuối, các mẹ có thể tham khảo và áp dụng một số biện pháp sau:

– Uống nhiều nước.

– Xì mũi nhẹ nhàng.

– Nên mở miệng khi hắt hơi để giúp làm giảm áp lực tập trung vào mũi.

Chảy máu cam khi mang thai 3 tháng cuốiUống nhiều giúp phòng ngừa hiện tượng mang thai chảy máu cam

– Dùng máy tạo độ ẩm, nhất là khi sử dụng điều hòa, vào mùa đông hoặc mẹ bầu sống ở nơi có khí hậu khô.

– Giữ phòng ngủ, nhà ở luôn sạch sẽ và thoáng mát.

– Không tập luyện hoặc làm việc quá sức.

– Giữ ẩm cho mũi.

– Xịt hoặc nhỏ dung dịch nước muối loãng.

– Tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ khi sử dụng thuốc thông mũi, thuốc xịt mũi.

Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về hiện tượng bà bầu bị chảy máu cam và chảy máu cam khi mang bầu có sao không, bạn có thể đặt câu hỏi trong khung chat, để lại bình luận cuối bài viết hoặc gọi tới tổng đài 1800 1125 (miễn phí cước gọi) để được dược sĩ của NextG Cal tư vấn.

Đánh giá

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Đăng kí để được tư vấn miễn phí