Chảy máu trong thai kỳ là vấn đề không ít chị em gặp phải. Điều này khiến mẹ bầu thắc mắc không biết có thai có kinh không? Nên làm gì khi có dấu hiệu chảy máu lúc mang bầu? Để có được câu trả lời chính xác nhất cho vấn đề này, bạn đọc có thể tìm hiểu ngay tại bài viết dưới đây!
Nội dung:
I. Có thai có kinh không?
Sau khi trứng thụ tinh với tinh trùng sẽ làm tổ ở tử cung, lớp niêm mạc ở bên trong tử cung theo đó sẽ dày lên để bảo vệ trứng đã thụ tinh trong thời gian mang thai.
Trong quá trình mang thai có kinh nguyệt không?
Vì vậy, mẹ bầu không thể có kinh nguyệt khi mang thai.
Tuy nhiên, một số trường hợp mẹ bầu vẫn ra máu như máu kinh nguyệt trong thai kỳ.
Hiện tượng này được các bác sĩ sản khoa giải thích với các nguyên nhân dưới đây.
Xem thêm: Có thai bao lâu thì nghén?
II. Nguyên nhân ra máu khi mang thai
Tình trạng ra máu trong thời gian mang thai khiến mẹ bầu vô cùng lo lắng vì lo sợ ảnh hưởng đến em bé. Nguyên nhân ra máu khi mang thai bao gồm:
1. Nhầm lẫn giữa máu kinh nguyệt và máu báo thai
Một số mẹ bầu khi mang thai sẽ ra máu báo thai.
Điều này kiến mẹ nhầm lẫn rằng đã có thai nhưng vẫn ra kinh nguyệt, nhưng thực chất đây là máu báo thai.
Sự khác biệt giữa máu báo thai và máu kinh nguyệt như sau:
– Máu kinh nguyệt: Màu đỏ tươi hoặc đỏ thẫm, có cục máu đông, thời gian ra máu từ 3-7 ngày.
– Máu báo thai: Màu hồng nhạt, không lẫn cục máu đông, lượng máu ra ít và chỉ trong 1-2 ngày.
2. Thời gian thụ thai trùng với thời điểm có kinh
Thời gian thụ thai trùng với thời điểm có kinh cũng có thể khiến mẹ bầu ra máu khi mang thai.
Lúc này, túi thai còn bé nên vẫn có khoảng trống giữa niêm mạc tử cung và túi ối.
Khi niêm mạc tử cung bong tróc có thể xuất hiện chảy máu.
Lượng máu chảy ra có thể nhiều hoặc ít trong thời gian khác tùy thuộc vào từng trường hợp.
Tình trạng chảy máu này chỉ xảy ra ở thời gian đầu mang thai, khi túi ối đã lớn hơn thì sẽ hết chảy máu.
3. Trong tam cá nguyệt thứ nhất
Hiện tượng âm đạo bị chảy máu thường gặp ở mẹ bầu khi trong 3 tháng đầu thai kỳ.
Điều này khiến nhiều mẹ nhầm lẫn cho rằng dù đang có thai nhưng vẫn ra máu kinh.
Tuy nhiên, ra máu thời gian đầu thai kỳ có thể là máu báo thai với đặc điểm là máu chỉ ra lốm đốm. Đây là dấu hiệu chứng tỏ nhau thai đã bám vào tử cung thành công.
Bên cạnh đó, còn có rất nhiều lý do gây chảy máu âm đạo bất thường trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất gồm:
– Thai ở bên ngoài tử cung.
– Thai chết lưu.
– Sảy thai.
– Xuất huyết ở bên dưới màng đệm.
Tìm hiểu ngay: Các bệnh thường gặp khi mang thai
4. Dấu hiệu sảy thai, mang thai ngoài tử cung
Vừa mang thai vừa ra máu có thể là dấu hiệu cảnh báo sảy thai hoặc mang thai ngoài tử cung.
Máu chảy ra từ âm đạo do mang thai ngoài tử cung thường ít và có màu sẫm hoặc đen.
Nếu gặp phải trường hợp này, mẹ bầu nên đến bệnh viện thăm khám càng sớm càng tốt để tìm ra nguyên nhân và được điều trị kịp thời để đảm bảo an toàn cho cả hai mẹ con.
Tóm lại, với thắc mắc có thai có kinh không, thì câu trả lời là không. Nếu gặp phải tình trạng vừa mang thai vừa ra máu, mẹ bầu tuyệt đối không nên chủ quan, hãy đi thăm khám ngay.
5. Chảy máu âm đạo sau tuần thứ 20
Tình trạng mẹ bầu bị chảy máu âm đạo vào giai đoạn tuần thứ 20 của thai kỳ có thể xuất phát từ các nguyên nhân sau:
– Polyp cổ tử cung: Là khối u lành tính ở cổ tử cung và nội mạc tử cung. Polyp cổ tử cung thường không có triệu chứng, một số trường hợp có thể bị chảy máu, nhiễm trùng gây chảy mủ âm đạo.
Chảy máu âm đạo sau tuần 20 do nhiều nguyên nhân gây ra
– Viêm cổ tử cung: Cổ tử cung bị viêm làm xuất hiện các triệu chứng như: Chảy máu, tiết dịch âm đạo bất thường, đau khi giao hợp…
– Nhau tiền đạo: Đây là trạng thái nhau thai bám gần sát với cổ tử cung hoặc cổ tử cung bị che lấp.
– Sinh non hoặc chuyển dạ: Tình trạng này khiến mẹ bầu bị ra máu lẫn với chất nhầy. Nếu xảy ra trước tuần 37 thì gọi là sinh non, sau tuần 37 là dấu hiệu chuyển dạ.
– Vỡ tử cung: Thai phụ bị đau đột ngột, buồn nôn, âm đạo ra máu, choáng… Tình trạng này nếu không điều trị kịp thời có thể gây tử vong.
– Nhau thai bong non: Là tình trạng rau bong sớm trước khi sổ thai.
Hỏi thêm về tình trạng có thai có kinh không cùng dược sĩ của Nextg cal
III. Có kinh khi mang thai khi nào cần đi khám?
Trường hợp vừa mang thai vừa ra máu có thể xảy ra. Tuy nhiên, đây không phải là máu kinh nguyệt và mẹ bầu cũng không nên chủ quan.
Để đảm bảo an toàn, thai phụ nên đi khám ngay khi có dấu hiệu sau:
Mẹ bầu bị đau bụng dữ đội và chảy máu nhiều nên đi khám ngay
– Máu và dịch chảy ra từ âm đạo có màu đỏ tươi.
– Cần phải dùng băng vệ sinh khi chảy máu.
– Chảy máu quá nhiều.
– Xuất hiện cục máu đông.
– Chóng mặt, ngất xỉu.
– Đau bụng dữ dội.
– Đau ở vùng xương chậu.
Máu chảy ra trong thai kỳ chỉ là tình trạng chảy máu âm đạo vì nhiều lý do khác nhau khiến nhiều mẹ lo lắng.
Trường hợp bị xuất huyết bất thường, mẹ nên đến bệnh viện để xác định chính xác nguyên nhân và được điều trị kịp thời.
IV. Một số lưu ý khác khi mang bầu
Mang thai là hành trình vô cùng vất vả nhưng cũng ngập tràn hạnh phúc đối với người phụ nữ.
Để mẹ khỏe và em bé phát triển toàn diện, trong quá trình mang thai các mẹ cần lưu ý những vấn đề dưới đây:
1. Khám thai định kỳ
Mẹ bầu nên đi khám thai định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ để kịp thời phát hiện các bất thường ở thai nhi.
Thông thường việc khám thai sẽ được thực hiện 1 tháng 1 lần, tuy nhiên nếu có phát hiện bất thường, mẹ nên đến gặp bác sĩ ngay để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
2. Dấu hiệu bất thường nên đi khám ngay
Mẹ bầu nên đi khám ngay khi nhận thấy có các dấu hiệu bất thường trong thai kỳ như: Chảy máu, sốt, đau và ớn lạnh; có cơn đau vùng chậu nghiêm trọng;…
3. Những điều kiêng kỵ
Không dùng thuốc tùy tiện khi không được bác sĩ kê đơn; không hoạt động mạnh; không hút thuốc lá; tránh căng thẳng và làm việc quá sức; cẩn thận khi tắm bồn, xông hơi, massage…
4. Chế độ vận động
Tập thể dục giúp tăng cường sức khỏe, phòng ngừa cảm cúm cảm lạnh, giúp sinh con khỏe mạnh và nhẹ nhàng hơn.
Tuy nhiên, các mẹ không nên vận động mạnh, chỉ nên tập luyện nhẹ nhàng khoảng 20-30 phút/ngày.
5. Chế độ ăn uống
Mẹ bầu khi ăn uống cần đảm bảo đủ 4 nhóm dinh dưỡng cần thiết gồm: Chất bột đường/carbohydrate; chất đạm/protein; chất béo/lipid; các loại vitamin, chất xơ và khoáng chất.
6. Thực phẩm không nên ăn
Rượu, bia; những loại cá có chứa hàm lượng thủy ngân cao ( cá thu, cá kiếm, cá mập, cá mòi, cá ngói, cá nhám da cam); món ăn sống hoặc chưa nấu chín; caffeine (cà phê, trà, nước ngọt, ca cao); sữa, chưa tiệt trùng…
7. Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất
Để có thai kỳ khỏe mạnh, mẹ bầu cần chú ý bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất như canxi, vitamin D, acid folic, sắt, phospho, kẽm…
V. Mẹ bầu cần bổ sung canxi thai kỳ thế nào?
Mẹ bầu cần chú ý đặc biệt bổ sung đầy đủ canxi trong thời gian mang thai.
Canxi là khoáng chất đảm bảo xương và răng chắc khỏe, hỗ trợ duy trì các hoạt động của cơ bắp, tim mạch, hệ thần kinh và miễn dịch.
Khi được cung cấp đủ canxi, mẹ bầu sẽ tránh được các tình trạng nhức mỏi, đau nhức chân tay, chuột rút, loãng xương, còn thai phi phát triển hệ xương, cơ, cân nặng và hệ thần kinh toàn diện.
Vì nhu cầu canxi của mẹ bầu trong thai kỳ tăng cao (trung bình khoảng 800 – 1200mg canxi/ngày) nên việc bổ sung canxi qua thực phẩm ăn uống hàng ngày thường không đáp ứng đủ.
Mẹ bầu nên kết hợp thuốc bổ sung canxi hữu cơ Úc NextG Cal theo tư vấn của bác sĩ.
Bổ sung canxi đầy đủ giúp mẹ bầu và em bé có hệ xương – răng chắc khỏe
Canxi hữu cơ Úc NextG Cal với tỷ lệ canxi và photpho là 2:1 – đây là một tỷ lệ tự nhiên nên canxi dễ dàng hấp thu.
Sản phẩm còn có thêm vitamin D3 giúp tăng hấp thu canxi và vitamin K có khả năng định hướng vào tận mô xương.
Sự kết hợp này giúp hạn chế những tác dụng phụ như: vôi hóa mạch máu, táo bón, sỏi thận…
Những thông tin ở trên đã làm sáng tỏ thắc mắc có thai có kinh không. Có thể thấy, hiện tượng chảy máu âm đạo khi mang thai khiến nhiều mẹ nhẫm lẫn là chảy máu kinh nguyệt gây tâm lý lo lắng.
Trường hợp bị chảy máu bất thường trong thai kỳ, mẹ hãy đến gặp bác sĩ ngay để được điều trị sớm nhất!