Có thai bao lâu thì nghén? Thường ốm nghén bao lâu? B/S giải đáp

Mang thai là một trải nghiệm tuyệt vời, tuy nhiên bên cạnh cảm giác hạnh phúc, mong chờ thì mẹ bầu cũng khó tránh được những bỡ ngỡ, lo lắng, nhất là với những người lần đầu được làm mẹ. Rất nhiều câu hỏi liên quan đến thai kỳ được đặt ra, trong đó các câu hỏi liên quan đến vấn đề ốm nghén như: Phụ nữ có thai bao lâu thì nghén? Bị nghén từ tuần thứ mấy? Thời gian có thai ốm nghén bao lâu?

Bài viết dưới đây, canxi NextG Cal sẽ có những chia sẻ hữu ích giúp mẹ bầu giải đáp các thắc mắc này!

I – Tại sao lại có hiện tượng ốm nghén khi mang thai??

Trước khi trả lời cho câu hỏi phụ nữ mang thai bao lâu thì nghén, chúng ta hãy cùng tìm hiểu nghén là gì và tại sao mẹ bầu lại ốm nghén khi mang thai nhé!

Nghén hay ốm nghén là tình trạng khó chịu mà mẹ bầu thường gặp trong giai đoạn đầu của thai kỳ, với các dấu hiệu như:

– Buồn nôn, nôn

– Mệt mỏi

– Buồn ngủ hoặc mất ngủ

– Thay đổi vị giác gây chán ăn hoặc thèm ăn

Tùy theo cơ địa mà biểu hiện và mức độ ốm nghén ở mỗi mẹ bầu sẽ khác nhau, có người nghén chua, có người nghén ngọt, có người chỉ nghén nhẹ nhưng lại có người bị nghén nặng…

Sau khi có thai bao lâu thì nghénNghén là tình trạng mà hầu hết mẹ bầu gặp phải

Cho đến nay nguyên nhân gây ra tình trạng ốm nghén khi mang thai vẫn chưa được xác định chính xác. Nhiều giả thuyết cho rằng đó là do sự thay đổi nội tiết tố diễn ra trong cơ thể người mẹ. 

Trong thời gian đầu thai kỳ, một lượng lớn Progesteron được cơ thể sản xuất ra. Bên cạnh tác dụng hỗ trợ phôi thai phát triển, hormon này còn tác động lên đường tiêu hóa, gây chứng chậm tiêu, thức ăn tích tụ lâu trong dạ dày khiến người mẹ khó chịu, buồn nôn, nôn…

Sự tăng lên nhanh chóng của hormon Estrogen trong giai đoạn đầu của thai kỳ cũng là nguyên nhân có thể gây ra ốm nghén. Nồng độ Estrogen cao làm khứu giác mẹ bầu nhạy cảm với mùi hơn và vị giác bị thay đổi.

Ngoài ra, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng có sự liên quan giữa nồng độ cao hormon hCG với hiện tượng ốm nghén.

Một vài yếu tố khác có thể làm tăng tình trạng ốm nghén ở mẹ bầu như:

– Người mẹ có sức khỏe yếu hoặc mẹ bầu thừa cân.

– Mang thai lần đầu hoặc mang đa thai.

– Trước khi mang thai có sử dụng hormon estrogen.

– Stress, căng thẳng có xu hướng làm ốm nghén nặng hơn.

Phụ nữ mang thai bao lâu thì nghénSự thay đổi nội tiết tố được cho là nguyên nhân gây ốm nghén

( → Xem thêm: Hiện tượng chuột rút khi mang thai tháng đầu)

II – Mẹ bầu có thai bao lâu thì nghén? B/S giải đáp

Có thai bao lâu thì bị nghén? Có thai bao lâu thì ốm nghén? Bị ốm nghén từ tuần thứ mấy của thai kỳ? Trả lời cho vấn đề này, bác sĩ giải đáp như sau:

“Các triệu chứng ốm nghén thường sẽ bắt đầu xuất hiện vào tuần thứ 5-6 của thai kỳ và nặng nhất vào khoảng tuần thứ 9. Một số khác tình trạng ốm nghén có thể diễn ra muộn hơn từ tuần thứ 8-12, có xu hướng nặng hơn trong tháng kế tiếp.

Tuy nhiên mẹ bầu cần phân biệt một số triệu chứng ốm nghén với chứng trào ngược dạ dày – thực quản, một bệnh lý khá thường gặp trong thai kỳ. Trào ngược dạ dày thực quản cũng gây ra buồn nôn, nôn, khó chịu dạ dày, ợ hơi, đầy bụng… nhưng cách điều trị khác với ốm nghén.”

Hỏi ngay dược sĩ tại đây

III – Mẹ bầu có thai ốm nghén bao lâu?

Mang thai ốm nghén mệt mỏi, ăn uống kém và gây nhiều khó chịu. Mẹ bầu chắc hẳn rất lo lắng tình trạng này sẽ diễn ra trong suốt 9 tháng 10 ngày mang thai.

Tuy nhiên, mẹ bầu có thể yên tâm nhé, thông thường hiện tượng ốm nghén chỉ xảy ra trong 3 tháng đầu thai kỳ. Từ tuần thứ 14 trở đi, khoảng 50% số mẹ bầu bị nghén sẽ cảm thấy thoải mái hơn và dần trở lại bình thường. 

Có thai bao lâu thì ốm nghénHiện tượng ốm nghén thường chỉ xảy ra trong 3 tháng đầu thai kỳ

Nhưng cũng có một số ít mẹ bầu phải chịu đựng cơn ốm nghén lâu hơn, thậm chí suốt thời kỳ mang thai. Theo nghiên cứu, có khoảng 1% mẹ bầu bị ốm nghén nặng, nôn thường xuyên không ăn uống được dẫn đến thiếu hụt dưỡng chất, làm tăng nguy cơ suy dinh dưỡng ở thai nhi.

Nếu rơi vào trường hợp này, mẹ bầu nên đi khám để được điều trị, đảm bảo cho sức khỏe của mẹ và thai nhi.

>> Xem VIDEO những dấu hiệu cần cẩn trọng khi mang thai <<

video bị ốm nghén từ tuần thứ mấy

IV – Mang thai bị ốm nghén phải làm sao?

Để giúp giảm cơn ốm nghén, bà bầu nên thực hiện những điều sau:

– Mẹ bầu nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày, ăn thêm các bữa phụ để đảm bảo dinh dưỡng.

Có thai ốm nghén nên ăn gì? Ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi giúp cung cấp chất xơ, vitamin và khoáng chất.

( → Xem thêm: Những loại hoa quả tốt cho bà bầu)

– Các thực phẩm có chứa gừng cũng giúp làm giảm cơn buồn nôn cho mẹ.

– Mẹ bầu nên ăn các thực phẩm khô như bánh quy, bánh mì.

– Uống đủ mỗi ngày khoảng 2 – 2,5 lit nước trong thai kỳ vừa giúp vừa làm giảm ốm nghén.

– Các thực phẩm có thể gây kích ứng dạ dày, khó tiêu như chất béo, đồ chiên rán, các món có mùi khó chịu… mẹ bầu nên tránh xa.

Bên cạnh đó việc tập những bài thể dục nhẹ nhàng phù hợp với thai kỳ đều đặn sẽ giúp mẹ bầu nâng cao sức khỏe, đẩy lùi cơn ốm nghén. 

Có thai bao lâu thì bị nghénCác thực phẩm có chứa gừng giúp làm giảm cơn buồn nôn cho mẹ

Với những thông tin trên, mẹ bầu đã có đáp án cho câu hỏi có thai bao lâu thì nghén? Mang thai bao lâu thì ốm nghén? và những biện pháp giúp mẹ giảm cơn ốm nghén trong thai kỳ. Nếu cần tìm hiểu thêm về hiện tượng ốm nghén và bổ sung canxi khi mang thai, mẹ bầu có thể để lại bình luận cuối bài viết, đặt câu hỏi trong khung chat hoặc gọi tới tổng đài 1800 1125 (miễn phí cước gọi) để dược sĩ của NextG Cal tư vấn.

5/5 - (1 bình chọn)

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Đăng kí để được tư vấn miễn phí