Bị tụt huyết áp khi mang thai: Nguyên nhân, Biểu hiện, Cách xử lý

Tụt huyết áp khi mang thai có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm như thai chậm phát triển, thai chết trong tử cung, sinh non, trẻ sơ sinh nhẹ cân… Do đó, mẹ bầu cần phát hiện sớm để hạn chế tối đa nguy cơ biến chứng có thể xảy ra trong thai kỳ.

I – Tụt huyết áp khi mang thai là như thế nào? 

Tụt huyết áp khi mang thai là tình trạng huyết áp giảm xuống thấp xảy ra trong thai kỳ (huyết áp tâm thu dưới 60 mmHg hoặc huyết áp tâm thu dưới 90mmHg).

Bị tụt huyết áp khi mang thai tháng cuốiHình ảnh bà bầu bị tụt huyết áp khi mang thai.

Mẹ bầu bị tụt huyết áp thường được phát hiện một cách tình cờ khi kiểm tra sức khỏe định kỳ khi khám thai hoặc khi xuất hiện các triệu chứng lâm sàng gợi ý.

II – Nguyên nhân tụt huyết áp ở bà bầu

Tại sao mẹ bầu bị tụt huyết áp? Các chuyên gia sức khỏe cho biết: “Theo sinh lý, trong thời gian nửa đầu thai kỳ, huyết áp của người mẹ thường được giữ ở mức thấp nhưng vẫn đảm bảo tuần hoàn nhau thai nuôi dưỡng thai nhi. Nguyên nhân là do sự giãn nở của hệ mạch máu tăng cường thể tích tuần hoàn đến tử cung và bánh nhau.”

Nguyên nhân bà bầu bị tụt huyết áp có thể đến từ một số thói quen không tốt như: tắm quá lâu, thay đổi tư thế đột ngột.

Nguyên nhân tụt huyết áp ở bà bầuBà bầu bị tụt huyết áp nguyên nhân từ các thói quen không tốt hoặc có thể do một số bệnh lý.

Một số bệnh lý cũng là nguyên nhân mẹ bầu bị tụt huyết áp khi mang thai như: thiếu máu, tim mạch, chảy máu, nhiễm trùng, chấn thương, mất nước, bệnh lý thận, nôn mửa gây giảm thể tích tuần hoàn, phản ứng dị ứng hay tác dụng phụ của các loại thuốc…

( → Xem thêm: Mẹ bầu bị tiêu chảy có sao không? Cách chữa tiêu chảy cho bà bầu)

III – Dấu hiệu tụt huyết áp khi mang thai

Một số trường hợp phụ nữ có bầu bị tụt huyết áp nhưng vẫn có thể làm việc và sinh hoạt bình thường. Nhưng một số mẹ bầu mang thai bị tụt huyết áp lại gặp nhiều triệu chứng và biểu hiện như:

– Chóng mặt, choáng váng.

– Vã mồ hôi.

– Khó thở, thở nhanh.

– Da xanh tái, nhợt nhạt.

– Ngất xỉu.

– Mệt mỏi.

– Buồn nôn.

– Khát nước liên tục.

Các biểu hiện bị tụt huyết áp khi mang thai khác như: trầm cảm, mờ mắt, tầm nhìn đôi (song thị)…

Mẹ bầu bị tụt huyết áp nên làm gìChóng mặt, choáng váng, mờ mắt, ngất xỉu là những dấu hiệu bà bầu bị tụt huyết áp.

Nếu thấy xuất hiện dấu hiệu tụt huyết áp ở bà bầu và triệu chứng tụt huyết áp khi mang thai kể trên, mẹ bầu nên đi đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám và tư vấn điều trị kịp thời, phòng tránh xảy ra các biến chứng nguy hiểm.

IV – Mẹ bầu bị tụt huyết áp có sao không? Có nguy hiểm không?

Về vấn đề bà bầu bị tụt huyết áp có sao không? Các chuyên gia sức khỏe cho biết: “Mối nguy hiểm và lo ngại nhất của tình trạng tụt huyết áp ở mẹ bầu là thai phụ có thể bị té ngã do choáng váng hoặc ngấy khi đứng dậy quá nhanh khi nằm hoặc ngồi. Chấn thương này nếu xảy ra thường xuyên có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của cả mẹ và bé.”

Bà bầu bị tụt huyết áp có sao khôngTụt huyết áp khi mang thai có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của cả mẹ và bé. 

Đặc biệt, khi phụ nữ mang thai bị tụt huyết áp, lượng máu đến bánh nhau để nuôi dưỡng cho bào thai bị sụt giảm, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai, đặc biệt có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: thai chậm phát triển, thai chết trong tử cung, sinh non, trẻ sơ sinh nhẹ cân…

Do đó, khi có biểu hiện tụt huyết áp ở bà bầu, triệu chứng tụt huyết áp ở bà bầu các mẹ không được chủ quan mà nên đi khám bác sĩ ngay để có hướng xử lý kịp thời. 

V – Cách trị tụt huyết áp cho bà bầu

Trường hợp phụ nữ mang bầu bị tụt huyết áp nhẹ và không quá nguy hiểm thì bác sĩ tư vấn mẹ nên áp dụng các phương pháp khắc phục tự nhiên tại nhà.

Điều này vừa giúp cải thiện hiện tượng bị tụt huyết áp khi mang bầu vừa không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.

Trường hợp mẹ bầu hay bị tụt huyết áp khi mang thai và có dấu hiệu bất thường kết hợp với bệnh nền, huyết áp thấp hoặc tim mạch từ trước, bác sĩ sẽ cân nhắc việc sử dụng thuốc điều trị.

Thuốc chữa tụt huyết áp cho bà bầu có tác dụng khắc phục các nguyên nhân gây tụt huyết áp ở bà bầu như thiếu máu, rối loạn nội tiết. Trường hợp. nguyên nhân có thai bị tụt huyết áp do thuốc điều trị, bác sĩ sẽ xem xét dùng thuốc thay thế.

1. Bà bầu bị tụt huyết áp nên uống gì? 

Thiếu nước cũng là nguyên nhân gây tụt huyết áp ở bà bầu, đặc biệt là ở giai đoạn ốm nghén. Vì thế, mẹ bầu chú ý bổ sung đủ nước cho cơ thể, đều đặn hàng ngày bằng nước lọc, nước ép hoa quả tươi, sữa…

Khi mẹ bầu bị tụt huyết áp gây buồn nôn, hãy trà thảo mộc ấm từ hoa cúc hoặc gừng để làm giảm cảm giác khó chịu ở dạ dày.

Cách chữa tụt huyết áp cho bà bầu Nước lọc tốt cho mẹ bầu.

2. Mẹ bầu bị tụt huyết áp nên ăn gì? 

Bà bầu bị tụt huyết áp nên ăn gì? Bữa ăn của mẹ bầu nên đa dạng để đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho bé yêu phát triển khỏe mạnh.

Đặc biệt, mẹ nên tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ, vitamin, sắt, các dưỡng chất tốt cho tim mạch và thai nhi như thịt nạc, mộc nhĩ, gan động vật, nấm hương, bông cải xanh, cần tây, củ dền…

Mẹ bầu bị tụt huyết áp nên ăn gìMẹ bầu bị tụt huyết áp nên tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu chất cơ, chất xơ, vitamin, sắt, các dưỡng chất tốt cho tim mạch và thai nhi.

Phụ nữ có bầu bị tụt huyết áp hãy cân nhắc về việc tăng lượng muối hấp thụ hàng ngày. Nhưng tốt nhất mẹ nên nhờ bác sĩ tư vấn về lượng muối tiêu thụ thích hợp để tránh ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

( → Xem thêm: 4 Cách giảm phù chân khi mang thai an toàn, hiệu quả nhanh )

3. Mẹ bầu bị tụt huyết áp không nên ăn gì? 

Ngoài việc tìm hiểu tụt huyết áp khi mang thai nên ăn gì, mẹ bầu cũng cần nắm được một số thực phẩm không nên hoặc hạn chế ăn/uống dưới đây: 

– Hạn chế thức uống chứa chất kích thích, có cồn hoặc cafein: Vì không chỉ gây hại cho sức khỏe thai nhi, nhóm đồ uống này còn khiến cơ thể mất muối, mất nước, mất cân bằng điện giải, khiến hiện tượng tụt huyết áp ở bà bầu nghiêm trong hơn.

– Nên cắt giảm bớt các thực phẩm giàu tinh bột như cơm, khoai tây, bánh mỳ.

– Ăn ít lại các món bổ dưỡng như thịt mỡ, trứng, thực phẩm nhiều chất béo.

Cà phê hay nước trà đặc không tốt cho mẹ bầu nếu dùng nhiều, đặc biệt là với bà bầu bị tụt huyết áp đột ngột.

– Mẹ bầu có ý định dùng sữa ong chúa nên thận trọng. Tuy giàu dinh dưỡng, nhưng sữa ong chúa có chứa chất làm giãn động mạch huyết quản, giảm co bóp cơ tim và hạ huyết áp.

4. Cách chữa tụt huyết áp cho bà bầu bằng cách thay đổi thói quen sinh hoạt

Nếu đang thắc mắc mẹ bầu bị tụt huyết áp nên làm gì, các mẹ hãy tham khảo một số cách trị tụt huyết áp cho bà bầu thông qua việc thay đổi một số thói quen sinh hoạt dưới đây: 

– Thay đổi tư thế (đứng lên, ngồi xuống) từ từ. Không nên thực hiện đột ngột vì máu sẽ lưu thông không kịp, dẫn đến tình trạng chóng mặt, hoa mắt và ngất xỉu. 

– Thay vì nằm nghiêng về bên phải, mẹ nên nằm nghiêng về bên để tăng lưu lượng máu đến tim, giúp ổn định cơ thể.

Phụ nữ mang thai bị tụt huyết ápMẹ bầu nên vận động nhẹ nhàng bằng cách đi bộ, bơi lội, yoga…

– Thường xuyên nghỉ ngơi để cơ thể được thư giãn, phục hồi và giảm mệt mỏi.

– Ngủ đủ giấc, ăn đúng giờ, tránh thức khuya ngủ muộn thường xuyên.

– Vận động cơ thể nhẹ nhàng hàng ngày như đi bộ, bơi lội, yoga…

VI – Cách phòng tránh tụt huyết áp khi mang bầu

Thay vì tìm cách cách chữa bà bầu bị tụt huyết áp, mẹ hoàn toàn có thể dự phòng tình trạng đang mang bầu bị tụt huyết áp bằng nhiều biện pháp như:

– Không thay đổi tư thế đột ngột. Nếu cảm thấy mệt và sắp ngất, mẹ nên tìm tìm chỗ để ngồi nghỉ ngơi và thở sâu đều đặn.

– Không nên đứng liên tục trong thời gian dài, hạn chế ở nơi đông người vì có thể không không đủ dưỡng khí dẫn tới khó thở.

– Tránh làm việc quá sức, căng thẳng, cố gắng giữ tinh thần thoải mái để huyết áp của mẹ luôn được ổn định.

– Không nên ngâm người trong bồn tắm hoặc xông hơi quá lâu vì có thể gây ra tình trạng mất nước, dễ dẫn đến tụt huyết áp.

– Nên mặc quần áo rộng và thoải mái.

– Mẹ bầu cần ăn uống đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất gồm: Bột đường, chất béo, chất đạm, chất xơ, vitamin và khoáng chất.

Đặc biệt, cần chú trọng bổ sung canxi trong suốt thai kỳ, các thực phẩm giàu canxi tốt cho mẹ bầu gồm: tôm, cua, cá, hàu, chạch, tảo biển, cá mòi, bông cải xanh, cải xoăn, quả sung, kiwi, cam, đậu phụ, hạt dẻ, sữa và các chế phẩm từ sữa…

Nhu cầu canxi khi mang thai của bà bầu tăng theo từng giai đoạn, vì thế mẹ cần bổ sung lượng canxi phù hợp cho cơ thể. Trong 3 tháng đầu thai kỳ mẹ bầu cần 800mg, 3 tháng giữa là 1000mg và 3 tháng cuối là 1500mg. Vì chế độ ăn uống hàng ngày không thể cung cấp đủ canxi nên mẹ bầu cần uống thuốc bổ sung canxi theo chỉ định của bác sĩ.

Viên uống canxi NextG Cal là canxi hữu cơ nhập khẩu từ Úc. Với các thành phần gồm canxi tự nhiên chiết xuất từ xương bò non (MCHA) kết hợp với vitamin D3 và K1, giúp cung cấp và tăng hấp thu canxi. NextG Cal đảm bảo lượng canxi cần thiết cho mẹ và bé trong khi mang thai.

Sản phẩm đạt tiêu chuẩn GMP của Cơ quan Quản lý Dược phẩm Úc (TGA) và được cấp phép lưu hành bởi Cục Quản lý Dược Việt Nam.

Cách trị tụt huyết áp cho bà bầuViên uống canxi NextG Cal đảm bảo lượng canxi cần thiết cho mẹ và bé trong khi mang thai.

( → Xem thêm: Bổ sung canxi cho bà bầu và những điều mẹ bầu cần lưu ý! )

Tụt huyết áp khi có bầu có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, mẹ bầu nên đi khám ngay khi có các dấu hiệu như khó thở, ngấy, chóng mặt, đau ngực, đau đầu dữ dội, thay đổi thị lực để hạn chế tối đa nguy cơ biến chứng có thể xảy ra trong thai kỳ.

Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về hiện tượng tụt huyết áp khi mang thai hoặc muốn biết thêm thông tin về sản phẩm viên uống canxi NextG Cal, hãy nhanh chóng gọi điện tới tổng đài 1800 1125 để được tư vấn trực tiếp.

5/5 - (1 bình chọn)

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Đăng kí để được tư vấn miễn phí