Trẻ dậy thì sớm thường có nguy cơ thấp còi hơn trẻ bình thường từ 12 đến 20cm. Do vậy, vấn đề trẻ dậy thì sớm có cao được không nhận được sự quan tâm của rất nhiều cha mẹ. Hãy cùng Canxi NextG Cal tìm hiểu chi tiết vấn đề này qua bài viết sau!
Nội dung:
Điểm khác biệt lớn nhất giữa xương của người lớn và trẻ nhỏ là việc xương các bé có thể dài ra.
Có được điều này là vì xương của trẻ em có cấu trúc đặc biệt ở gần 2 đầu xương, gọi là sụn tiếp hợp.
Ở giai đoạn dậy thì, trẻ có thể cao thêm 10-15cm
Đặc điểm của loại sụn này là có thể phát triển cả về 2 phía, nhờ vậy xương của trẻ có thể dài ra theo thời gian.
Khi trẻ bước vào độ tuổi dậy thì, sự thay đổi mạnh mẽ của nồng độ các loại hormone tăng trưởng và hormone sinh dục sẽ giúp xương của trẻ dài ra nhanh chóng.
Bởi vậy nên theo các nghiên cứu, giai đoạn dậy thì là thời điểm mà trẻ có thể tăng chiều cao nhanh nhất, có thể lên tới 10-15cm.
Tuy nhiên, giai đoạn dậy thì của trẻ chỉ diễn ra trong vài năm (với bé gái là từ 8-13 tuổi và bé trai là từ 9-14 tuổi).
Cho tới giai đoạn cuối độ tuổi dậy thì, sụn tiếp hợp ở 2 đầu xương sẽ càng bị cốt hóa nhiều hơn, vì vậy xương cũng sẽ chậm phát triển.
Cho tới khi sụn tiếp hợp bị cốt hóa gần như hoàn toàn khi xương cũng theo đó mà ngừng phát triển và trẻ sẽ không cao được nữa.
Về vấn đề trẻ dậy thì sớm có cao được nữa không chúng tôi xin giải đáp như sau:
Cơ hội phát triển chiều cao của trẻ dậy thì sớm là CÓ, tuy nhiên cơ hội này sẽ ngày 1 giảm khi bé kết thúc giai đoạn dậy thì.
Trẻ dậy thì sớm có cao được không? Nỗi lo của nhiều ba mẹ!
Chiều cao của trẻ gần như ổn định và ít có sự thay đổi khi bước vào độ tuổi trưởng thành.
Do đó, việc áp dụng các phương pháp hỗ trợ phát triển chiều cao cho trẻ bị dậy thì sớm chỉ mang lại hiệu quả cao nhất khi trẻ chưa kết thúc giai đoạn dậy thì, đây là thời điểm các sụn tiếp hợp chưa bị cốt hóa hoàn toàn.
Đọc thêm: Bắp chân to có cao được không?
Như vậy trẻ dậy thì sớm vẫn có thể tăng chiều cao, việc áp dụng cách phương pháp tăng chiều cao cho trẻ dậy thì sớm đúng cách và phù hợp sẽ cho hiệu quả như mong muốn.
Chế độ ăn uống của trẻ dậy thì sớm cần có đảm bảo sự cân đối và đa dạng trong 4 nhóm dinh dưỡng gồm chất béo, đường bột, chất đạm, chất xơ, vitamin và khoáng chất.
Trong các chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ, cần chú trọng bổ sung các dưỡng chất có ích cho sự phát triển của hệ cơ và xương khớp như: canxi, vitamin D3, vitamin K1…
Tập luyện thể thao đều đặn và đúng cách mỗi ngày không chỉ giúp trẻ sức đề kháng, độ dẻo dai mà còn cao lên nhanh chóng.
Vì quá trình tập luyện sẽ kích thích bài tiết hormone tăng trưởng nhiều hơn đồng thời hỗ trợ lưu thông máu đến hệ xương khớp cũng tốt hơn.
Hãy khuyến khích trẻ tập luyện thể thao đều đặn, ít nhất là 30 phút mỗi ngày.
Một số bài tập trẻ có thể luyện tập để tăng chiều cao như: Đu xà, nhảy dây, đá cầu tăng chiều cao, bật nhảy tại chỗ, bơi lội, đi bộ, đạp xe đạp, đá bóng,…
Khoảng thời gian ngủ là thời điểm cơ thể trẻ em tiết ra nhiều hormone tăng trưởng nhất.
Chính vì vậy, để trẻ dậy thì sớm tăng chiều cao tối ưu, hãy đảm bảo trẻ ngủ đủ giấc mỗi ngày, thường là từ khoảng 8-10 tiếng.
Ngoài ra, trong chế độ sinh hoạt hàng ngày, cũng cần tránh tình trạng trẻ thường xuyên thức khuya, ngủ muộn; ăn ngủ nghỉ không đúng giờ; học tập căng thẳng quá mức không có thời gian nghỉ ngơi, giải trí…
Chế độ ăn uống hàng ngày đôi khi không thể cung cấp đủ các khoáng chất, dưỡng chất cần thiết đối với quá trình phát triển của hệ xương khớp.
Lúc này, trẻ có thể được sử dụng thêm sản phẩm hỗ trợ bổ sung như canxi, có thể kể đến như canxi hữu cơ NextG Cal…
Tuy nhiên, cần lưu ý việc sử dụng thêm các sản phẩm bổ sung canxi cho trẻ cần phải thật cẩn trọng, tốt nhất nên hỏi ý kiến và tuân theo chỉ định của bác sĩ.
Trẻ dậy thì sớm không chỉ có nguy cơ hạn chế về mặt chiều cao mà còn ảnh hưởng tới tâm sinh lý cùng nhiều rủi ro khác.
Do đó, vấn đề này cần phải được bố mẹ quan tâm nghiêm túc để giúp làm giảm tối đa các ảnh hưởng tới trẻ:
– Áp dụng chế độ sống 3 giảm – 3 tăng: 3 giảm gồm: Giảm áp lực học tập – Giảm thời gian chơi điện thoại, máy tính – Giảm thức ăn công nghiệp. 3 tăng gồm: Tăng vận động – Tăng vui chơi giải trí – Tăng vận động.
– Giữ cân nặng ổn định: Điều này không chỉ giúp làm giảm nguy cơ dậy thì sớm mà còn phòng ngừa thừa cân, béo phì, tiểu đường loại 2.
– Không nên cho trẻ uống thuốc nội tiết theo toa, các sản phẩm hoặc phẩm chức năng có chứa estrogen và testosterone khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
– Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Nên xây dựng cho trẻ chế độ ăn phong phú và đầy đủ chất dinh dưỡng. Tăng cường ăn nhiều rau củ quả, hạn chế cho trẻ ăn thức ăn nhanh, đồ ăn chế biến sẵn như xúc xích, đồ hộp; thức ăn nhiều chất béo, dầu mỡ hoặc có hàm lượng đường cao.
Trên đây là giải đáp của chúng tôi cho thắc mắc trẻ dậy thì sớm có cao được không.
Theo các chuyên gia sức khỏe, trẻ dậy thì sớm có thể tăng chiều cao khi còn ở độ tuổi dậy thì nhưng sau khi giai đoạn dậy thì việc tăng chiều cao khá khó khăn so với trẻ bình thường.
Do đó, bố mẹ cần quan tâm đặc biệt tới sự phát triển của con để phát hiện hiện tượng dậy thì sớm nhằm có cách khắc phục kịp thời.
Mcha là một hợp chất hữu cơ tự nhiên có nguồn gốc từ xương động vật với tỷ lệ canxi…
Chi tiếtNhiều người có thói quen ăn vỏ tôm vì cho rằng bộ phận này chứa nhiều canxi. Vậy vỏ tôm…
Chi tiếtĐau đầu là tình trạng không còn quá xa lạ, gần như ai cũng gặp phải trong cuộc sống thường…
Chi tiếtThiếu canxi có gây khó thở không là câu hỏi được nhiều bạn đọc gửi về NextGCal.vn trong thời gian…
Chi tiết
Bình luận (0)
Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.