Bà bầu ăn bánh tráng trộn được không? Theo các chuyên gia sức khỏe, mẹ bầu có thể ăn bánh tráng nếu quá thèm với lượng ít. Thai phụ nên nên hạn chế ăn nhiều bánh tráng liên tục, đặc biệt là trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ. Nếu ăn quá nhiều bánh tráng mẹ bầu và thai nhi có thể phải đối mặt với nhiều nguy cơ như: sảy thai, nhiễm khuẩn, tăng cân béo phì… Tìm hiểu chi tiết ngay dưới đây cùng https://nextgcal.vn
Nội dung:
I. Thành phần của bánh tráng trộn
Bánh tráng trộn là món ăn vặt được rất nhiều người Việt yêu thích vì có hương vị thơm béo, chua ngọt hấp dẫn.
Thành phần của bánh tráng trộn thường gồm: Bánh tráng, lạc rang, trứng cút, bò khô, xoài, rau răm, hành phi, và một số gia vị khác như ớt cay, muối tôm, dầu điều, bơ tỏi, nước sốt…
Món bánh tráng được làm từ nhiều nguyên liệu khác nhau
Trên thực tế, một số các nguyên liệu sử dụng để làm bánh tráng trộn đều có lợi cho sức khỏe nhưng một số khác thì không.
Riêng bánh tráng có hàm lượng tinh bột cao, giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể người sử dụng.
Nhưng để đảm bảo an toàn, khi muốn ăn bánh tráng trộn các mẹ nên mua ở những địa chỉ có uy tín, đảm bảo các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm.
II. Bà bầu ăn bánh tráng trộn được không?
Bánh tráng với hương vị thơm ngon hấp dẫn kích thích vị giác là món ăn khoái khẩu của nhiều người, bao gồm cả các mẹ bầu.
Tuy nhiên, vì đây là món ăn sử dụng nhiều nguyên liệu và gia vị khác nhau nên trước khi ăn nhiều mẹ bầu đặt câu hỏi: Bà bầu ăn bánh tráng trộn được không, nếu ăn thì có ảnh hưởng sự phát triển của thai nhi không?
Về thắc mắc này, các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, phụ nữ mang thai có thể ăn bánh tráng trộn với lượng ít.
Đặc biệt, mẹ bầu cần chú ý hạn chế ăn bánh tráng trộn trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ. Lý do là vì:
Mẹ bầu vẫn có thể ăn bánh tráng với lượng ít
– 100g bánh tráng trộn với đầy đủ topping có hàm lượng calo lên đến 330kcal. Khi đi vào cơ thể, các chất này rất khó được tiêu thụ hết khiến mẹ bầu bị thừa cân, béo phì, tiểu đường thai kỳ…
– Bánh tráng trộn có ớt cay, rau răm có thể gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe thai kỳ: Tăng nguy cơ sảy thai, táo bón…
– Bánh tráng mua ở bên ngoài tiềm ẩn nhiều nguy cơ không hợp vệ sinh, mất an toàn thực phẩm, có thể gây nhiễm trùng đường ruột hay ngộ độc thực phẩm, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ.
Trường hợp mẹ bà bầu quá thèm hoặc “nghén” bánh tráng trộn, hãy chú ý ăn với lượng vừa phải và ưu tiên tự làm ở nhà.
Điều này giúp mẹ bầu kiểm soát được các nguyên liệu, thực phẩm, gia vị thêm vào món ăn nên sẽ an toàn hơn.
Tìm hiểu thêm: Bầu uống Probi được không?
III. Nguy cơ khi mẹ bầu ăn nhiều bánh tráng trộn
Như vậy câu trả lời cho thắc mắc mẹ bầu ăn bánh tráng trộn được không là có, nhưng cần chú ý ăn với lượng vừa phải và đặc biệt hạn chế trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ.
Tuy nhiên, nhiều mẹ bầu thèm ăn bánh tráng nên ăn mất kiểm soát với số lượng lớn để thỏa mãn cơn thèm. Đây là hành động rất nguy hiểm.
Tiêu thụ bánh tráng liên tục với số lượng nhiều không chỉ gây chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu mà còn khiến mẹ bầu có nguy cơ đối mặt với các vấn đề dưới đây:
1. Khiến bà bầu bị sảy thai
Một số thông tin cho rằng, thành phần rau răm sử dụng trong bánh tráng khi ăn với lượng nhiều có thể gây kích thích co bóp tử cung.
Ở giai đoạn 3 tháng đầu khi thai nhi còn nhỏ và yếu, nếu tử cung co bóp quá mạnh có thể dẫn đến chảy máu tử cung và sảy thai.
2. Nguy cơ gây táo bón
Một số mẹ bầu thích ăn cay nên đã sử dụng rất nhiều ớt và bột ớt trong món bánh tráng.
Những chất nóng và cay khi đi vào cơ thể không được đào thải ra ngoài sẽ gây ra tình trạng nóng trong, táo bón, ợ hơi và trĩ cho thai phụ.
3. Khiến mẹ bầu tăng cân quá mức
Hàm lượng đường và muối sử dụng trong chế biến bánh tráng rất cao.
Do đó, nếu thai phụ ăn quá nhiều bánh tráng liên tục có thể gây tăng cân, béo phì.
Mẹ bầu ăn nhiều bánh tráng có thể bị táo bón, tăng cân quá mức
Mẹ bầu bị tăng cân quá mức có thể phải đối mặt với nhiều nguy cơ sức khỏe xảy ra trong thai kỳ như: Tiểu đường thai kỳ, tiền sản giật, sinh con quá to hoặc sinh non.
4. Có thể gặp thành phần thuốc trừ sâu trong sản phẩm
Rau răm – một trong các nguyên liệu không thể thiếu của bánh tráng trộn tiềm ẩn khả năng chứa dư lượng thuốc trừ sâu cao.
Nếu mẹ bầu ăn phải có thể gây hại cho hệ thần kinh, não bộ và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
5. Tăng nguy cơ nhiễm khuẩn
Nguy cơ này có thể xảy ra nếu mẹ bầu mua bánh tráng ở ngoài các hàng quán không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Việc sử dụng các nguyên liệu đã bị nấm mốc, ôi thiu, chứa các vi khuẩn gây bệnh như Salmonella, E.coli, Listeria… sẽ làm tăng nguy cơ mẹ bầu bị nhiễm khuẩn.
Thai phụ có thể bị sốt, tiêu chảy, đau bụng, thậm chí nguy hiểm hơn là nhiễm trùng máu, sảy thai hoặc thai chết lưu.
6. Tiêu chảy
Mẹ bầu cũng có thể bị tiêu chảy cấp dẫn đến mệt mỏi và kiệt sức do mất nước.
Đáng nói, nếu vi khuẩn E.Coli có trong các nguyên liệu sống dùng trong món bánh tráng xâm nhập vào bào thai, trẻ sinh ra còn có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh.
7. Nổi mụn nghiêm trọng hơn
Nhiều mẹ bầu da bị xấu đi và nổi mụn do thay đổi nội tiết tố khi mang thai.
Mẹ bầu ăn nhiều bánh tráng có thể bị táo bón, tăng cân quá mức
Tiêu thụ các đồ ăn cay nóng (bao gồm bánh tráng) có thể khiến tình trạng mụn trở nên nghiêm trọng hơn.
Ăn nhiều bánh tráng không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, tiêu chảy, nổi mụn ở mẹ bầu.
IV. Cách để mẹ bầu ăn bánh tráng trộn an toàn
Các chuyên gia đã đưa ra câu trả lời là có cho thắc mắc bầu ăn bánh tráng trộn được không.
Nhưng khi ăn, các mẹ cần đặc biệt chú ý những vấn đề dưới đây để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của cả hai mẹ con:
1. Nếu mua bánh tráng ở ngoài hàng
Các chuyên gia sức khỏe khuyên mẹ bầu nên hạn chế mua bánh tráng trộn ở ngoài hàng vì lo lắng vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm.
Nhưng nếu không có thời gian tự chế biến món ăn này, các mẹ nên tìm hiểu thật kỹ để chọn mua bánh tráng trộn ở địa chỉ uy tín và tin cậy.
Thai phụ nên mua bánh tráng ở các địa chỉ uy tín, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
– Các mẹ nên chọn mua bánh tráng ở các địa chỉ có “tuổi đời” lâu năm, thương hiệu uy tín, được cấp phép kinh doanh bởi các cơ quan chức năng có thẩm quyền và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
– Khi mua, các mẹ nên hỏi người bán về nguồn gốc của nguyên liệu cũng như cách chế biến của. Nếu được, các mẹ có thể kiểm tra trực tiếp quá trình làm bánh tráng trộn để đảm bảo độ tươi ngon và sạch sẽ.
– Kiểm tra ngày sản xuất và hạn dùng của bánh tráng trộn, tránh mua sẩn phẩm không rõ nguồn gốc hoặc đã quá hạn.
– Nên chọn các loại bánh tráng trộn được đóng gói kín, tem nhãn rõ ràng và có dấu kiểm định của cơ quan chức năng. Tránh mua các loại bánh tráng trộn có màu sắc lạ, vị chua hoặc mùi hôi.
2. Khi tự chế biến bánh tráng tại nhà
Mẹ bầu tự làm bánh tráng trộn tại nhà được các chuyên gia sức khỏe khuyến khích vì có thể kiểm soát được các nguyên liệu cũng như gia vị sử dụng.
Trong quá trình tự chế biến món bánh tráng trộn tại nhà, các mẹ nên tuân thủ một số lưu ý dưới đây:
Mẹ bầu nên tự làm bánh tráng tại nhà để kiểm soát các nguyên liệu và gia vị sử dụng
– Đảm bảo các nguyên liệu sạch sẽ và tươi ngon.
– Hạn chế tối đa hoặc không thêm rau răm vào món ăn.
– Với các loại rau củ quả sống, các mẹ nên ngâm rửa sạch với nước muối sát khuẩn trước khi chế biến.
– Nên tự làm trứng cút luộc, ớt chưng, hành phi, bó khô, mực khô tại nhà để tránh nguy cơ bị nhiễm khuẩn khi mua ở ngoài.
– Nên không cho hoặc chỉ cho ít ớt, nước sốt, dầu điều.
– Thay thế mắm tôm bằng nước mắm để tránh nguy cơ bị nhiễm khuẩn.
– Giảm lượng muối và đường để mẹ bầu không bị tăng cân quá mức.
3. Khi ăn bánh tráng
– Chỉ nên ăn bánh tráng với lượng ít và tần suất 1- 2 lần/tháng nếu quá thèm.
– Không nên ăn quá nhiều bánh tráng trộn trong một lần, chỉ nên ăn với lượng vừa phải.
– Nên chia bánh tráng thành nhiều phần và ăn làm nhiều lần. Tránh ăn nhiều quá một lúc cơ thể không tiêu hóa được hết dẫn đến tích tụ mỡ xấu.
– Tránh ăn bánh tráng có mùi vị hoặc màu sắc lạ.
– Nên ăn bánh tráng với các loại rau xanh để cung cấp chất xơ và đảm bảo cân bằng dinh dưỡng.
– Mẹ bầu cần uống nhiều nước để thải độc và giảm khả năng sỏi thận do ăn quá nhiều muối.
4. Khi bảo quản
– Với bánh tráng trộn không ăn hết ngay, các mẹ có thể đựng trong hộp kín và bảo quản trong ngăn mát của tủ lạnh. Nhưng cần chú ý ăn hết trong ngày, không để qua đêm.
– Với bánh tráng chưa chế biến, các mẹ có thể bảo quản trong túi ni lông hút chân không sau đó treo ở nơi thoáng mát, khô ráo, tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp.
V. Gợi ý một số món ăn vặt cho mẹ bầu
Thay vì ăn bánh tráng, mẹ bầu hãy thỏa mãn cơn thèm ăn khi mang thai của mình bằng những món ăn nhẹ dễ làm và lành mạnh dưới đây:
1. Sữa chua
Sữa chua giàu protein và canxi, đồng thời chứa nhiều lợi khuẩn giúp thúc đẩy hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
Trong đó, sữa chua Hy Lạp không đường là lựa chọn tốt cho sức khỏe mẹ bầu, chứa protein, canxi, magiê và vitamin B12 giúp bé phát triển và lớn lên.
Mẹ bầu muốn ăn vặt thì nên ăn sữa chua kết hợp các loại hạt và quả mọng
Mẹ bầu có thể kết hợp sữa chua với các loại quả mỏng, trái cây và ngũ cốc.
Quả mọng cũng bổ sung vitamin C, folate và mangan, kết hợp với quả mọng tươi để có món ăn nhẹ giàu chất chống oxy hóa, bổ dưỡng giúp mẹ bầu no lâu cho đến bữa ăn tiếp theo.
2. Các loại hạt
Các loại hạt rất tuyệt để ăn vặt trong thời kỳ mang thai, vì chúng cung cấp protein, chất xơ, chất béo lành mạnh và khoáng chất.
Thêm vào đó, chúng là thực phẩm giàu dinh dưỡng, vì vậy thai phụ không cần phải ăn nhiều để thỏa mãn cơn đói, điều này lý tưởng cho những phụ nữ phải vật lộn với chứng buồn nôn hoặc có xu hướng no nhanh vào cuối thai kỳ.
Bất kỳ loại hạt nào cũng được, nhưng quả óc chó đặc biệt có lợi vì chúng chứa axit béo omega-3, một loại chất béo thường có trong cá và giúp phát triển não bộ của bé.
Nếu mẹ bầu là người ăn chay hoặc không ăn cá, điều quan trọng là phải ăn các loại thực phẩm khác có chứa omega-3 như quả óc chó.
Hãy trao đổi với bác sĩ về việc dùng thực phẩm bổ sung để đảm bảo mẹ có đủ lượng chất béo thiết yếu này.
3. Trái cây
– Táo: Táo cung cấp chất xơ làm no bụng, cũng như vitamin A, vitamin C và kali.
Bánh mì nguyên cám cũng là món ăn vặt tốt cho sức khỏe mẹ bầu và thai nhi
– Chuối: Chuối là một trong những món ăn nhẹ dễ mang theo khi mang thai. Chuối chứa nhiều carbohydrate có thể giúp thai phụ duy trì năng lượng trong suốt cả ngày khi mệt mỏi khi mang thai. Chuối cũng chứa nhiều kali, vitamin B6 và chất xơ.
– Bơ: Giàu axit béo omega-3, tốt cho sự phát triển mắt và não bộ của thai nhi. Các mẹ có thể ăn trực tiếp hoặc làm sinh tố, ăn kèm sữa chua.
4. Trứng luộc
Trứng chứa đầy đủ chất béo lành mạnh, vitamin và khoáng chất cần thiết để hỗ trợ nhu cầu dinh dưỡng của cả mẹ và em bé trong suốt thai kỳ.
Lòng đỏ trứng là nguồn choline tuyệt vời, rất cần thiết cho sự phát triển não bộ của bé.
5. Bánh mì nướng bơ
Quả bơ chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng mà mẹ bầu cần trong thời kỳ mang thai, chẳng hạn như folate, chất béo lành mạnh và kali.
Kết hợp với bánh mì nướng ngũ cốc nguyên hạt, mẹ bầu sẽ có một bữa ăn nhẹ đầy chất xơ và thỏa mãn.
Mẹ bầu nên ưu tiên bổ sung vào sinh tố những nguồn vitamin B6 tự nhiên như chuối, rau bina, quả óc chó và quả bơ.
Trên đây là giải đáp của chúng tôi cho thắc mắc có bầu ăn bánh tráng được không.
Các mẹ vẫn có thể ăn bánh tráng nhưng chỉ nên ăn với lượng ít và tần suất khoảng 1-2 lần/tháng.
Để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, thay vì mua ngoài hàng, các mẹ có thể tự làm bánh tráng tại nhà theo hướng dẫn chúng tôi đã chia sẻ ở trên. Chúc các mẹ có một thai kỳ vui vẻ và khỏe mạnh!