Móng tay dễ gãy là bệnh gì? Thiếu chất, vitamin gì? Cách chữa!

Dược sĩ tư vấn: Vũ Thị Hậu

Móng tay dễ gãy là tình trạng không hiếm gặp, khiến người gặp phải cảm thấy khó chịu vì mất thẩm mỹ. Bên cạnh đó, tình trạng này có thể là dấu hiệu cảnh báo những vấn đề liên quan tới sức khỏe. Để hiểu rõ về tình trạng này, bạn đọc có thể tìm hiểu 9 nguyên và 6 cách xử lý tình trạng móng tay dễ xước gãy qua bài viết sau!

I. Chức năng của móng tay với sức khỏe

Móng tay chính là phần sừng hóa phủ phía trên đầu ngón tay, cấu tạo của móng tay gồm nhiều lớp keratin nên khá chắc chắn. Cụ thể như sau:

– Phiến móng/đĩa móng: Đây là phần được mọc ra liên tục từ gốc móng, có màu hồng vì luôn được mạch máu nuôi dưỡng.

– Giường móng: Nằm ở ngay phía dưới của đĩa móng và có cấu tạo mô mềm.

– Mầm móng: Là phần rễ của móng, có nhiệm vụ nâng đỡ và phát triển móng tay. 

– Liềm móng: Chính là phần hình bán nguyệt màu trắng ở gần phần gốc móng tay.

móng tay dễ gãyMóng tay có kết cấu chắc chắn giúp bảo vệ các đầu ngón tay

Với sức khỏe, móng tay đảm nhận các chức năng sau:

– Giúp các ngón tay hoạt động dễ dàng: Gãi ngứa, trèo, đào bới, cào, cấu, lấy thức ăn….

– Hỗ trợ chức năng cảm giác: Các đầu ngón tay là nơi chứa nhiều dây thần kinh dẫn truyền thông tin lên trung ương não. Nhờ có móng tay, chức năng cảm giác ở các đầu ngón sẽ nhạy cảm hơn.

– Bảo vệ các mô đầu ngón tay khỏi tổn thương: Tránh các tổn thương ảnh hưởng sâu đến mạng lưới thần kinh ở các đầu ngón tay.

– Làm ẩm, giữ ẩm và ngăn ngừa vi khuẩn: Nhờ có lớp biểu bì ở móng tay. 

– Tự vệ: Móng tay được ví như “vũ khí” chống lại các hành động tấn công, xé và cấu.

– Cảnh báo bệnh tật: Sự thay đổi trên màu sắc và cấu trúc móng tay còn là dấu hiệu cảnh báo bệnh tật.

– Tăng tính thẩm mỹ: Móng tay còn có tác dụng tăng tính thẩm mỹ và hài hòa cho ngón tay và đôi tay.

II. Vì sao móng tay dễ gãy?

Móng tay yếu dễ gãy là thuật ngữ để chỉ tình trạng móng tay thường xuyên có các dấu hiệu như sứt mẻ, bào mòn, rỗ móng hoặc tách đôi.

Về lý do tại sao móng tay dễ bị gãy, dưới đây là 9 nguyên nhân chính:

1. Do móng tay bị tiếp xúc nhiều với nước

Móng tay tiếp xúc với nước sẽ dày lên và khi khô sẽ co lại.

móng tay dễ gãy thiếu vitamin gì

Nếu móng tay của bạn thường xuyên tiếp xúc với nước, quá trình thay đổi liên tục này khiến cho móng mềm, khô và dễ gãy.

Ngoài ra, khi độ ẩm của môi trường quá khô (chủ yếu vào mùa đông) cũng có thể là nguyên nhân khiến móng tay giòn, cứng và dễ gãy hơn.

2. Suy giáp

Hormone tuyến giáp suy giảm khi mắc bệnh suy giáp gây ảnh hưởng trực tiếp đến lượng mồ hôi tiết ra.

Lượng mồ hôi giảm khiến móng tay thiếu độ ẩm dẫn đến bị khô, cứng và giòn dễ gãy.

3. Do tuổi tác

Theo tuổi tác móng tay thường trở nên khô và mọc chậm hơn. 

móng tay yếu dễ gãy

Trong đó, móng tay mỏng và dễ gãy hơn còn móng chân dày và cứng hơn.

4. Do mắc một số loại bệnh

Nấm móng hoặc bệnh vảy nến là 2 bệnh lý thường gặp trên móng tay.

Cả hai bệnh lý này đều khiến móng yếu, thay đổi màu sắc móng, rỗ móng và móng dễ gãy.

5. Do điều trị ung thư

Bệnh nhân đang trong thời gian điều trị ung thư có thể gặp một số tác dụng phụ, trong đó có tình trạng móng khô, chậm phát triển, mỏng và dễ gãy.

móng tay giòn dễ gãy là thiếu chất gì

6. Hội chứng Raynaud

Bệnh nhân mắc hội chứng Raynaud ảnh hưởng tới mạch máu.

Điều này khiến móng tay không có đủ dưỡng chất nên dễ bị mỏng, yếu và dễ gãy.

7. Do thiếu máu

Móng tay giòn dễ gãy còn do nguyên nhân thiếu máu.

móng tay giòn dễ gãy

Bệnh nhân thiếu máu bị giảm hồng cầu và huyết sắc tố khiến lượng dinh dưỡng, oxy cần thiết cho móng không được cung cấp đủ khiến móng yếu, dễ gãy.

8. Do  thiếu 1 số vitamin và dưỡng chất

Tình trạng móng tay khô giòn và dễ bị gãy còn do cơ thể bị thiếu thụt một số chất dinh dưỡng như: canxi, sắt, vitamin B1, vitamin C, protein, kẽm…

9. Lạm dụng sơn, tẩy móng tay

Dibutyl phthalate, chất dung môi và aceton trong các loại sơn và tẩy móng tay có thể bào mòn móng tay khiến móng yếu, giòn và dễ gãy.

móng tay dễ gãy là thiếu chất gì

Xem thêm: Móng tay có vết trắng là bệnh gì?

III. Cách xử lý móng tay yếu dễ gãy

Đa phần các trường hợp móng dễ gãy có thể tự chăm sóc và xử lý tại nhà theo hướng dẫn dưới đây:

1. Không để móng tay quá dài

Nên dũa và cắt móng tay liên tục để tránh xảy ra va quệt gây ra các vết nứt trên móng tay.

móng tay giònKhông để móng tay quá dài

Trường hợp móng tay có vết nứt, bạn nên cắt bỏ móng sau đó dũa thành một đường cong nhỏ ở cuối.

2. Mang găng tay khi rửa bát, lau nhà

Nên đeo găng tay khi rửa bát và lau nhà để tránh móng tay và bàn tay tiếp xúc nhiều với nước và hóa chất.

móng tay giòn dễ gãy là bệnh gìMang găng tay khi rửa bát, lau nhà

Ưu tiên chọn găng tay cao su bên trong có có lót bông, để hạn chế đổ mồ hôi.

3. Hạn chế sử dụng móng tay giả

Móng tay giả acrylic khi dán đè lên móng tay tự nhiên có thể gây nhiều ảnh hưởng không tốt.

Vì khi thực hiện, sẽ phải dũa bề của móng tay thật để móng tay giả dính vào khiến móng bị mỏng đi.

móng tay chân bị gợn sóngMang găng tay khi rửa bát, lau nhà

Kết hợp với hóa chất trong keo gắn khiến móng tay dần yếu đi.

Do đó, nếu không muốn móng tay bị bào mòn, giòn và dễ gãy bạn hãy hạn chế sử dụng móng tay giả.

4. Bổ sung thêm biotin

Theo một số nghiên cứu, sử dụng biotin có thể làm móng tay dày và khỏe hơn.

vì sao móng tay dễ gãy

Tuy nhiên, trước khi áp dụng cách, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn.

5. Thoa kem dưỡng da đều đặn

Kem dưỡng với các thành phần như lanolin, dầu oliu, bơ hạt mỡ… giúp cải thiện hiện tượng móng tay dễ gãy vì bị thiếu ẩm và khô.

móng tay dễ gãy là bệnh gì

Từ đó giúp móng tay của bạn trở nên chắc khỏe hơn.

6. Bổ sung 1 số dưỡng chất

Để móng chắc khỏe và giảm gãy, cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết và tốt cho móng như: Canxi, sắt, vitamin B1, vitamin C, vitamin D, protein, kẽm, selen… qua các thực phẩm như:

móng tay dễ gãy thiếu chất gì

– Trứng;

– Hải sản (cá thu, cá hồi, tôm, cua);

– Các loại rau xanh, các loại hạt (hạnh nhân, hạt điều, óc chó)… 

Theo các chuyên gia, nhu cầu canxi của người trưởng thành là khoảng 1000mg canxi/ngày.

Tuy nhiên, khẩu phần ăn hàng ngày thường không đáp ứng đủ nên có thể kết hợp thuốc bổ sung canxi theo tư vấn của bác sĩ.

Tìm hiểu thêm về dòng canxi hữu cơ Úc NextG Cal: Ở ĐÂY

7. Đến bác sĩ khi cần thiết

Trường hợp tình trạng móng tay bị giòn và móng tay dễ bị gãy không cải thiện sau khi đã áp dụng các cách trên, hãy đến gặp bác sĩ ngay để được điều trị kịp thời nếu có triệu chứng sau:

móng tay yếu dễ gãy là thiếu chất gì

– Màu sắc móng tay bị thay đổi.

– Cạnh móng bị sưng đau.

– Xuất hiện dấu hiệu của hội chứng Raynaud: biến đổi màu sắc móng từ trắng, tím sang đỏ.

– Móng rỗ.

– Móng có có hình ảnh vết dầu loang.

– Ngón tay bị sưng,

– Phù chân.

IV. Lưu ý khi chăm sóc móng tay

Để giúp móng tay luôn chắc khỏe và không bị giòn gãy, khi chăm sóc móng tay bạn cần chú ý những vấn đề sau:

– Vệ sinh móng tay sạch sẽ, tránh móng bị đổi màu, nứt nẻ.

– Thường xuyên cắt móng tay, không nên để móng quá dài.

móng tay giòn là thiếu chất gì

– Thoa kem dưỡng ẩm tay và móng tay mỗi ngày để đảm bảo cung cấp đủ độ ẩm, tránh bị khô.

– Trước khi cắt móng tay nên làm mềm móng bằng nước ấm.

– Loại bỏ thói quen cắn móng tay.

– Ăn uống đa dạng và đủ dinh dưỡng, nhất là canxi, sắt, vitamin D, kẽm…

Việc duy trì móng tay khỏe mạnh là điều quan trọng để bảo vệ các đầu ngón tay nhạy cảm, hỗ trợ cảm giác khi cầm nắm và tăng tính thẩm mỹ.

Hy vọng những thông tin chúng tôi cung cấp ở trên sẽ giúp bạn dễ dàng khắc phục được tình trạng móng tay dễ gãy của mình đồng thời biết cách phòng ngừa hiệu quả.

5/5 - (1 bình chọn)

Bình luận (0)

Trả lời

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.

Bài viết liên quan

Móng tay có vết trắng là bệnh gì? Có sao không? Bổ sung chất gì?

Móng tay có vết trắng là trình trạng không hiếm gặp, gây mất thẩm mỹ ở tay cho người gặp…

Chi tiết

Canxi NextG Cal giá bao nhiêu? Có “ĐẮT” Không?

PM NextG Cal là dòng sản phẩm canxi hữu cơ đang rất được quan tâm trong thời điểm hiện tại….

Chi tiết

Uống canxi có bị táo bón không? Cách xử lý hiệu quả!

Bổ sung canxi là việc làm cần thiết của mỗi người, tuy nhiên uống canxi có bị táo bón không…

Chi tiết

MCHA là gì? Công dụng của canxi MCHA với sức khỏe!

Mcha là một hợp chất hữu cơ tự nhiên có nguồn gốc từ xương với tỷ lệ canxi và phốt…

Chi tiết