Không chỉ gây khó khăn và khó chịu khi di chuyển, viêm khớp nhiễm khuẩn còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác như viêm xương khớp, biến dạng khớp, tổn thương khớp vĩnh viễn… Chính vì vậy, việc tìm hiểu các thông tin về bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn là điều vô cùng quan trọng để giúp bạn biết cách điều trị và phòng ngừa bệnh.
Nội dung:
Viêm khớp nhiễm khuẩn còn có tên gọi khác là viêm khớp sinh mủ (pyogenic/suppurative arthritis). Viêm khớp nhiễm khuẩn bệnh học là viêm khớp do vi khuẩn sinh mủ không đặc hiệu gây nên.
Các khớp dễ bị nhiễm khuẩn nhất đó là khớp gối, khớp cổ tay, khớp hông, khớp vai, khớp khuỷu tay và khớp mắt cá chân. Viêm khớp nhiễm khuẩn hiếm khi xuất hiện ở nhiều khớp cùng một lúc.
Không chỉ gây tổn thương, viêm khớp nhiễm khuẩn còn hủy hoại khớp, thậm chí người bệnh còn phải thực hiện phẫu thuật để thay khớp.
Viêm khớp nhiễm khuẩn là tình trạng nhiễm khuẩn bên trong khớp
( → Xem thêm: Bệnh viêm khớp phản ứng là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị)
Căn cứ vào tác nhân gây bệnh, viêm khớp nhiễm khuẩn được chia thành 2 nhóm nguyên nhân chính đó là:
– Viêm khớp nhiễm khuẩn do lậu cầu: Lậu cầu khuẩn chiếm tới 70-75% nhiễm khuẩn khớp ở đối tượng người lớn dưới 40 tuổi.
– Viêm khớp nhiễm khuẩn không do lậu cầu: Nguyên nhân hay gặp nhất là do vi khuẩn gram dương, đặc biệt là tụ cầu vàng (chiếm khoảng 50-70% các trường hợp), liên cầu, phế cầu… Vi khuẩn gram âm gặp với tỷ lệ ít hơn (khoảng 15-20%): E.coli, thương hàn, trực khuẩn mủ xanh, H. influenza; vi khuẩn kỵ khí… Một số trường hợp có thể nhiễm đồng thời nhiều loại vi khuẩn (khoảng 5-10%), loại nhiễm khuẩn khớp này thường gặp sau chấn thương.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ viêm khớp nhiễm khuẩn có thể kể đến như:
– Các bệnh mãn tính như viêm bệnh gút, xương khớp, viêm khớp dạng thấp hoặc lupus.
– Khớp bị tổn thương cho chấn thương.
– Hệ miễn dịch suy yếu.
Nguyên nhân chính bị viêm khớp nhiễm khuẩn là do vi khuẩn sinh mủ không đặc hiệu gây nên
– Đã từng cấy ghép khớp nhân tạo.
– Tác dụng phụ của một số thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp.
– Da mỏng và đề kháng kém.
– Bị các bệnh lý như ung thư, tiểu đường và các bệnh tự miễn.
Hỏi ngay dược sĩ tại đây
– Triệu chứng tại khớp: sưng nóng đỏ đau, hạn chế vận động, có thể tràn dịch khớp.
– Hội chứng nhiễm trùng: Sốt, kèm rét run, lưỡi bẩn, môi khô, hơi thở hôi.
– Thường chỉ xảy ra tại một khớp, trong đó hay gặp nhất là khớp gối
– Hội chứng nhiễm khuẩn lậu cầu phát tán: người bệnh sốt, rét run, xuất hiện các ban đỏ và mụn mủ ngoài da cùng với các triệu chứng viêm khớp, triệu chứng tại bộ phận sinh dục (tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu mủ…). Viêm khớp tại nhiều khớp nhỏ có tính chất di chuyển, kèm viêm bao hoạt dịch – gân.
– Triệu chứng viêm khớp nhiễm khuẩn thực sự do lậu cầu: Tổn thương thường xuất hiện tại một khớp đơn độc như khớp háng, khớp gối, cổ tay, cổ chân với triệu chứng sưng nóng đỏ đau, có thể tràn dịch khớp kèm theo viêm nhiễm ở đường tiết niệu – sinh dục.
Đau, sưng và đỏ tại vị trí khớp bị nhiễm khuẩn là triệu chứng của bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn
Bất kỳ ai đều có thể bị viêm khớp nhiễm khuẩn sinh mủ. Tuy nhiên, bệnh trẻ em dưới 3 tuổi và người lớn trên 80 tuổi là 2 đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao nhất.
Nếu phát hiện và điều trị bệnh muộn, viêm khớp nhiễm khuẩn có thể dẫn đến thoái hóa khớp và tổn thương khớp vĩnh viễn. Các biến chứng nguy hiểm của viêm khớp nhiễm khuẩn là viêm xương khớp, biến dạng khớp, nghiêm trọng hơn là phải thay thế khớp.
Chính vì vậy, ngay khi phát hiện hoặc nghi ngờ có triệu chứng bị viêm khớp nhiễm khuẩn, bạn nên đến gặp bác sĩ ngay lập tức. Việc điều trị sớm và kịp thời sẽ giúp người bệnh phục hồi nhanh hơn, giảm thiểu thiệt hại cho khớp bị ảnh hưởng và ngăn ngừa biến chứng.
Trẻ em dưới 3 tuổi là đối tượng có nguy cơ bị viêm khớp nhiễm khuẩn cao
Viêm khớp nhiễm khuẩn điều trị thế nào? Để điều trị viêm khớp nhiễm khuẩn, bác sĩ sử dụng nhiều phương pháp khác nhau.
Khi đến bệnh viện, người bệnh sẽ cần thực hiện một số xét nghiệm để chẩn đoán nguyên nhân, tình trạng bệnh, từ đó bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị viêm khớp nhiễm khuẩn hiệu quả và phù hợp nhất.
Các tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp nhiễm khuẩn thường được bác sĩ sử dụng gồm:
– Khai thác tiền sử bệnh
– Thăm khám lâm sàng.
– Xét nghiệm dịch khớp: Lấy mẫu soi tươi, đếm tế bào, nhuộm gram, nuôi cấy dịch khớp để tìm vi khuẩn gây bệnh.
– Xét nghiệm máu kiểm tra tình trạng nhiễm khuẩn.
– Cấy máu tìm vi khuẩn.
– Chẩn đoán hình ảnh: Chụp Xquang quy ước, siêu âm khớp, chụp cộng hưởng từ (MRI), chụp cắt lớp (CT), chụp xạ hình… cũng được sử dụng trong chẩn đoán để đưa ra phác đồ điều trị viêm khớp nhiễm khuẩn phù hợp.
Hỏi ngay dược sĩ tại đây
Quá trình điều trị viêm khớp nhiễm khuẩn thường gồm có 3 giai đoạn đó là: Sử dụng thuốc kháng sinh; phẫu thuật rút dịch khớp và tập vật lý trị liệu. Cụ thể:
– Cách chữa bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn đầu tiên là sử dụng thuốc kháng sinh. Căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh để lựa chọn kháng sinh phù hợp, kết hợp kháng sinh nếu cần.
Bác sĩ tiêm thuốc kháng sinh qua tĩnh mạch trong khoảng 2 tuần đầu; đồng thời chỉ định thuốc uống từ 2 đến 4 tuần sau đó hoặc có thể lâu hơn.
Thuốc kháng sinh, rút dịch khớp và tập vật lý trị liệu là các phương pháp điều trị hiệu quả bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn
– Nếu đã điều trị với thuốc kháng sinh nhưng tình trạng nhiễm khuẩn không được cải thiện, bác sĩ sẽ tiến hành rút dịch khớp bằng phương pháp chọc khớp hoặc phẫu thuật.
– Vài ngày sau phẫu thuật, người bệnh sẽ tiến hành tập vật lý trị liệu để phục hồi chuyển động của khớp. Người bệnh sẽ tập cho đến khi không bị đau và khớp hoạt động bình thường trở lại.
Nếu cần tìm hiểu thêm về bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn, bạn có thể để lại bình luận cuối bài viết, đặt câu hỏi trong khung chat hoặc gọi tới tổng đài 1800 1125 (miễn phí cước gọi) để được dược sĩ của NextG Cal tư vấn.
Canxi hữu cơ hiện được nhiều mẹ bầu lựa chọn vì có nguồn gốc tự nhiên, dễ hấp thu, hạn…
Chi tiếtTừ độ tuổi 40 trở đi, cơ thể có xu hướng mất nhiều canxi hơn là hấp thu được chất…
Chi tiếtCanxi hữu cơ là thuật ngữ đang xuất hiện ngày một nhiều trên các phương tiện truyền thông, cũng như…
Chi tiếtTrẻ dậy thì sớm thường có nguy cơ thấp còi hơn trẻ bình thường từ 12 đến 20cm. Do vậy,…
Chi tiết
Bình luận (0)
Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.