Bệnh viêm khớp dạng thấp là gì? Nguy hiểm không? Cách điều trị

Dược sĩ tư vấn: Vũ Thị Hậu

Bên cạnh các bệnh lý về tiêu hóa và tim mạch thì các bệnh về xương khớp cũng được rất nhiều người quan tâm tìm hiểu. Trong khuôn khổ bài viết này, hãy cùng NextG Cal tìm hiểu tất cả những thông tin về bệnh viêm khớp dạng thấp, từ nguyên nhân gây bệnh, dấu hiệu của bệnh, mức độ nguy hiểm và cách điều trị hiệu quả.

Bệnh viêm khớp dạng thấp là gìKhoảng 80% số người mắc bệnh viêm khớp dạng thấp ở độ tuổi trung niên

I – Tổng quan về bệnh viêm đa khớp dạng thấp 

Tại Việt Nam, cứ 1 triệu dân thì sẽ có tới 700-750 người bị mắc bệnh viêm khớp dạng thấp, trong đó, có 80% số người bệnh ở độ tuổi trung niên.

Điều đáng nói là, viêm khớp dạng thấp vẫn đang không ngừng gia tăng và gây ra những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Vì vậy, việc tìm hiểu thông tin để phát hiện và điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp là điều vô cùng quan trọng.

1. Viêm khớp dạng thấp là gì? Hình ảnh Xq viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp tiếng Anh là Rheumatoid Arthritis. Viêm khớp dạng thấp còn có tên gọi khác là viêm đa khớp dạng thấp. Vậy viêm đa khớp dạng thấp là gì?

Viêm khớp dạng thấp bệnh học là một dạng của rối loạn tự miễn. Điều này có nghĩa là bệnh xảy ra do hệ miễn dịch tấn công nhầm các tế bào khớp khỏe mạnh, từ đó dẫn đến các phản ứng viêm xảy ra và gây sưng đau ở các bộ phận chịu ảnh hưởng. 

Khi bệnh có tác động đến nhiều khớp cùng một lúc thì được gọi là viêm đa khớp dạng thấp. Các khớp dễ gặp phải tình trạng này chủ yếu là khớp bàn tay, khớp cổ tay, khớp các ngón tay, khớp bàn chân và khớp gối.

Viêm đa khớp dạng thấp bệnh học không chỉ gây đau mãn tính mà còn có thể khiến khớp biến dạng. Ngoài ra, bệnh cũng có thể ảnh hưởng đến nhiều bộ phận khác trong cơ thể, như tim, mắt và phổi.

Yếu tố RF trong viêm khớp dạng thấp là gì? Xét nghiệm yếu tố dạng thấp – RF là xét nghiệm định lượng yếu tố dạng thấp trong máu. Kết quả của xét nghiệm có một vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình thăm khám, chẩn đoán và điều trị viêm khớp dạng thấp.

Dưới đây là một số hình ảnh viêm khớp dạng thấp và X quang viêm khớp dạng thấp: 

Bệnh viêm đa khớp dạng thấp là gìViêm thấp dạng khớp còn có tên gọi khác là viêm đa khớp dạng thấp

x quang viêm khớp dạng thấpViêm khớp dạng thấp gây biến dạng khớp

xq viêm khớp dạng thấpX – Quang viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp bệnh họcSự phát triển của bệnh viêm khớp dạng thấp qua phim X-Quang

( Xem thêm: Bệnh viêm khớp cùng chậu là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị)

2. Nguyên nhân gây bệnh viêm đa khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp rf dương tính xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công synovium – lớp màng của màng bao quanh khớp dẫn đến viêm kết quả làm dày synovium, hậu qua là có thể phá hủy sụn và xương trong khớp. Không chỉ vậy, các dây chằng và gân giữ các khớp với nhau cũng bị giãn và suy yếu khiến cho khớp bị biến dạng và mất tính liên kết.

Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm được ra nguyên nhân gây bệnh viêm khớp dạng thấp. Tuy nhiên, yếu tố di truyền có thể có liên quan vì một số gen mặc dù không trực tiếp gây ra bệnh nhưng có thể khiến bạn nhạy cảm hơn với các yếu tố môi trường, chẳng hạn như nhiễm một số vi khuẩn hoặc virus nhất định và từ đó có thể làm khởi phát bệnh.

Ngoài ra, còn có một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp như:

– Tuổi tác: Người từ 40 – 60 tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

– Giới tính: Phụ nữ có nguy cơ bị viêm khớp dạng thấp cao gấp 2-3 lần so với đàn ông.

– Hút thuốc lá.

– Phụ nữ chưa từng sinh con.

– Phụ nữ đang mang thai.

– Những người thừa cân, béo phì.

3. Dấu hiệu viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp có triệu chứng gì? Các dấu hiệu và triệu chứng đặc trưng của bệnh viêm khớp dạng thấp gồm:

– Cứng khớp, khớp sưng đau có tính chất đối xứng.

– Khớp biến dạng.

– Khó giữ thăng bằng khi đi lại

– Khả năng vận động suy giảm.

– Sụt cân.

– Suy nhược cơ thể.

– Sốt.

Viêm khớp dạng thấp có triệu chứng gìCác dấu hiệu và triệu chứng điển hình của viêm khớp dạng thấp

4. Viêm khớp dạng thấp có nguy hiểm không?

Theo nghiên cứu, có đến 90% người bị mắc bệnh viêm khớp dạng thấp gặp phải tình trạng cứng khớp. Trong đó, 44% số người giảm chức năng vận động và 16% mất hẳn khả năng vận động chỉ sau 5 năm mắc bệnh; đặc biệt có tới 10-15% tỉ lệ người bệnh bị tàn phế, không thể tự sinh hoạt sau 10 năm bị bệnh. 

Không chỉ vậy, bệnh viêm đa khớp dạng thấp nặng còn gây ra nhiều hậu quả và biến chứng nguy hiểm như: 

– Gây dính khớp, teo cơ, biến dạng khớp, mất khả năng vận động.

– Làm tăng nguy cơ bị mắc các bệnh lý tim mạch gấp 4 lần so với người bình thường.

– Xuất hiện các đốm nâu, lở loét, hồng ban, phồng rộp, hoặc xuất hiện các khối cứng trên da,… 

– Làm giảm chức năng của thận.

5. Viêm khớp dạng thấp có chữa khỏi được không? 

Viêm khớp dạng thấp có chữa được không? Tính đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra được phương pháp điều trị dứt điểm và khỏi hoàn toàn bệnh viêm khớp dạng thấp. 

Do đó, mục tiêu chính của việc điều trị cho người bị mắc bệnh viêm khớp dạng thấp là làm giảm nhẹ các triệu chứng bệnh, đồng thời làm chậm diễn biến của bệnh và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

6. Viêm khớp dạng thấp có tăng axit uric không? 

Cơ chế gây bệnh viêm khớp dạng thấp huyết thanh dương tính và tác động của bệnh này hoàn toàn không liên quan đến việc tăng axit uric trong máu. Đến nay, vẫn chưa có bất kỳ một tài liệu y khoa nào ghi nhận về việc viêm khớp dạng thấp có tăng axit uric.

7. Viêm khớp dạng thấp có di truyền không? 

Viêm đa khớp dạng thấp không phải là bệnh lý có tính di truyền. Hầu hết các chuyên gia đều cho rằng, nguyên nhân gây bệnh viêm khớp dạng thấp chủ yếu là do sự phối hợp giữa các đặc điểm gen và các yếu tố môi trường.

Bệnh viêm khớp dạng thấp có di truyền khôngBệnh viêm khớp dạng thấp có tính di truyền rất cao

( → Xem thêm: Bị VIÊM KHỚP CỔ TAY có nguy hiểm không?)

II – Viêm khớp dạng thấp có mấy giai đoạn? 

Viêm khớp dạng thấp được phân chia thành 4 giai đoạn sau:

– Giai đoạn I: Đây là giai đoạn nhẹ. Ở giai đoạn này, viêm màng trên khớp dẫn đến sưng khớp và đau khớp. Các tế bào miễn dịch sẽ di chuyển đến vùng viêm khiến số lượng tế bào tăng cao trong dịch khớp.

– Giai đoạn II: Ở có sự gia tăng và làn truyền của viêm trong mô. Mô xương bắt đầu phát triển ảnh hưởng đến không gian khoang khớp và trên sụn, dần dần phá hủy sụn khớp và khớp bắt đầu thu hẹp do mất sụn.

– Giai đoạn III: Đây là giai đoạn nặng. Sự mất đi sụn khớp trong các khớp bị tổn thương làm lộ xương dưới sụn. Bệnh nhân thường đau khớp, sưng tấy, vận động hạn chế, cứng khớp vào buổi sáng, teo cơ, suy nhược cơ thể, hình thành các nốt sẩn dị dạng.

– Giai đoạn IV: Đây giai đoạn cuối của bệnh viêm đa khớp dạng thấp. Trong giai đoạn này, tình trạng viêm giảm đi và hình thành các mô xơ và xương dẫn đến việc ngừng chức năng khớp.

Yếu tố rf trong viêm khớp dạng thấpViêm khớp dạng thấp gồm có 4 giai đoạn

III – Viêm đa khớp dạng thấp nên ăn gì và kiêng ăn gì? 

Chế độ ăn viêm khớp dạng thấp đóng vai trò rất lớn trong việc kiểm soát tình trạng viêm ở người bệnh. Thế nhưng không phải người bệnh nào cũng biết nên ăn gì và không nên ăn gì khi bị viêm khớp dạng thấp. Dưới đây là những thực phẩm tốt và không tốt cho người bị bệnh viêm khớp dạng thấp.

1. Viêm đa khớp dạng thấp nên ăn gì? 

– Các loại đậu: Các loại đậu đỏ, đậu thận và đậu pinto với hàm lượng chất xơ dồi dào có tác dụng làm giảm nồng độ protein phản ứng C (CRP) cảnh báo tình trạng viêm của cơ thể.

Bên cạnh đó, trong các loại đậu còn có lượng protein lớn cũng các dưỡng chất thiết yếu như axit folic, magie, sắt, kẽm, kali…giúp tăng cường sức khỏe cơ bắp.

– Các loại rau màu xanh đậm: Súp lơ xanh, cải bó xôi, cải xoăn, cải ngọt, cải brussels rất giàu vitamin A, C và K.

Đây đều là các hoạt chất chống oxy hóa nên có tác dụng ngăn chặn ảnh hưởng của các gốc tự do lên cơ thể.

Ngoài ra, hàm lượng canxi dồi dào trong các thực phẩm này cũng sẽ tăng cường sức khỏe xương cho người bệnh.

– Việt quất: Anthocyanin là chất chống oxy hóa mạnh được tìm thấy trong quả việt quất. Hoạt chất này có thể kìm hãm các phản ứng viêm xảy ra. 

– Các loại trái cây họ cam quýt: Cam, chanh, bưởi và các loại trái cây khác thuộc họ cam quýt giàu vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Từ đó góp phần ngăn ngừa và làm chậm quá trình tiến triển của bệnh viêm khớp dạng thấp.

– Các loại cá béo: Cá hồi, cá trích, cá mòi, cá thu, cá ngừ, cá cơm… là những thực phẩm giàu Omega 3 rất tốt cho người bị viêm khớp dạng thấp. 

– Một số thực phẩm khác người bị viêm khớp dạng thấp nên tăng cường ăn hàng ngày khác như: trà xanh, quả hạch, dầu oliu, nghệ, ngũ cốc nguyên hạt…

2. Viêm đa khớp dạng thấp kiêng ăn gì? 

Viêm khớp dạng thấp không nên ăn gì? Khi bị viêm đa khớp dạng thấp huyết thanh dương tính, người bệnh nên kiêng ăn các thực phẩm sau:

– Bắp, bơ sữa: Các loại thực phẩm này dễ gây nên tình trạng dị ứng dưới dạng viêm khớp. 

– Rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích: Những thực phẩm này gây kích thích mẫn cảm nhiễm khuẩn của khớp.

– Đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, đồ ăn chế biến sẵn: Nhóm thức ăn này chứa nhiều chất béo bão hoà, kích thích phản ứng viêm và khiến người bị bệnh viêm khớp dạng thấp có cảm giác đau hơn.

Bệnh viêm khớp dạng thấp không nên ăn gìNgười bị viêm khớp dạng thấp không nên ăn đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, đồ ăn chế biến sẵn

– Chuối tiêu, thịt chó, canh cua và các loại cà cũng là các thực phẩm không tốt đối với người bệnh viêm đa khớp dạng thấp.

–  Nội tạng động vật: Do có hàm lượng photpho lớn nên khi hấp thụ vào cơ thể sẽ gây mất canxi trong xương, khiến cho xương kém khỏe mạnh và dễ bị sưng viêm.

( Xem thêm: Viêm khớp vai kiêng ăn gì và nên ăn gì?)

IV – Cách điều trị viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp điều trị thế nào? Như chúng tôi đã chia sẻ ở trên, hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị và phương pháp điều trị tận gốc.

Các phương pháp điều trị viêm đa khớp dạng thấp hiện nay chủ yếu tập trung làm giảm các triệu chứng đau nhức, giảm viêm, làm chậm quá trình tổn thương khớp và giảm thiểu tối đa các biến chứng nguy hiểm. Một số các phương pháp điều trị viêm đa khớp dạng thấp hiện nay được sử dụng gồm:

1. Điều trị viêm khớp dạng thấp bằng đông y

Viêm đa khớp dạng thấp theo Đông y được chia thành hai giai đoạn. Giai đoạn đầu của bệnh thuộc phạm vi phong hàn thấp tý và giai đoạn bùng phát. Nguyên nhân của bệnh là do ở tuổi trung niên, cân cơ đã bắt đầu suy yếu.

Độc hoạt Lai châu, Trinh nữ hoàng cung là một số vị thuốc đã được chứng minh có khả năng điều trị hiệu quả bệnh viêm khớp dạng thấp. Một số bài thuốc Đông y nổi tiếng được sử dụng để điều trị viêm khớp dạng thấp gồm: Bát vị hoàn Quế chi, Độc hoạt tang ký sinh, Quyên tý thang, Thược dược Tri mẫu thang, … 

2. Điều trị viêm khớp dạng thấp bằng thuốc tây y

Viêm đa khớp dạng thấp uống thuốc gì? Một số loại thuốc kê toa có tác dụng làm thuyên giảm triệu chứng, đồng thời ngăn chặn bệnh tiến triển gồm:

– Thuốc kháng viêm không chứa steroid (NSAID): Giảm đau và chống viêm.

– Thuốc Corticosteroid: Viêm khớp dạng thấp uống thuốc gì? Corticosteroid có tác dụng chống viêm mạnh hơn so với nhóm NSAID, giúp làm giảm tình trạng viêm đau, ngoài ra còn làm chậm quá trình tổn thương khớp.

– Thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm (DMARD): Làm chậm tốc độ phát triển của bệnh và ngăn ngừa những thương tổn vĩnh viễn.

– Thuốc ức chế miễn dịch: Ngăn chặn bạch cầu tấn công các mô khớp, kiểm soát tốt bệnh trạng. 

Tuy nhiên, người bệnh chỉ được sử dụng thuốc khi có sự chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý mua và uống khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ. Khi uống thuốc cần tuân thủ theo đúng liều lượng và hướng dẫn của bác sĩ.

Bệnh viêm khớp dạng thấp uống thuốc gìĐiều trị bệnh viêm khớp dạng thấp bằng corticoid

3. Bài tập chữa viêm đa khớp dạng thấp

Dưới đây là một số bài tập chữa viêm đa khớp dạng thấp hiệu quả người bệnh có thể tham khảo và áp dụng: 

– Kéo căng cơ toàn thân: Chuẩn bị ở tư thế ngồi vào ghế, hai tay đưa lên trên đầu, các ngón tay nắm chặt vào nhau. Kéo nghiêng người sang bên trái khoảng 3-4s rồi trở lại vị trí ban đầu chuyển nghiêng sang bên phải. Thực hiện khoảng 10 lần cho mỗi bên.

– Đi bộ: Đi bộ đúng cách có tác dụng đẩy lùi viêm khớp dạng thấp cực kỳ hiệu quả. Người bệnh nên bắt đầu đi bộ từ từ, đi từng đoạn nhỏ. Nên tập đều đặn 3 – 4 ngày mỗi tuần sau đó tăng dần cường độ tập luyện theo tình trạng sức khỏe của mình.

– Tập thể dục trong nước: Các môn thể thao như bơi lội, đi bộ dưới nước hoặc thể dục nhịp điệu dưới nước có khả năng làm giảm cứng khớp, giảm căng thẳng mệt mỏi và kích thích lưu thông máu hiệu quả.

– Tập xoay cổ tay: Hai tay giơ ra trước mặt rồi từ từ nắm các ngón tay lại thành hình nắm đấm. Thực hiện 10 lần động tác xoay tròn cổ tay theo chiều kim đồng hồ rồi quay ngược lại 10 lần như vậy.

4. Chữa viêm đa khớp dạng thấp bằng diện chẩn

Chữa viêm đa khớp dạng thấp bằng diện chẩn là kỹ thuật điều trị bệnh được nghiên cứu và phát triển bởi Tiến sĩ Bùi Quốc Châu.

Đây là phương pháp chữa trị bệnh không sử dụng thuốc mà chỉ tác động vào các huyệt báo bệnh. Nếu đang băn khoăn không biết viêm đa khớp dạng thấp điều trị thế nào, bạn có thể tham khảo phương pháp diện chẩn dưới đây:

– Chữa viêm khớp dạng thấp do nhiệt thấp với các triệu chứng sốt, ấm ở bàn chân: Day Bộ Tiêu Viêm trên mặt tại các điểm 26, 37, 38, 50, 61, 106, 156 với công dụng chính là trừ thấp.  Day khai thông các khớp bị tác động, nếu cảm thấy nóng trong người thì có thể thực hiện day vào Bộ Giáng Trước. 

– Chữa viêm khớp dạng thấp do nhiễm trùng với triệu chứng bàn chân nóng và sốt: Day vào Bộ Tiêu Viêm tương tự như trên tại các điểm 26, 37, 38, 50, 61, 106, 156.

Day vào Bộ Giáng tại các vị trí 3 + -, 14 + -, 26, 34 + -,39 , 61 + -, 85 + -, 87, 106, 124 + -, 143, 156 + -, 222 + -. Dùng bộ phản chiếu lại hệ bạch huyết và khớp, sau đó day khai thông các khớp. 

– Chữa viêm khớp dạng thấp do âm hư khí huyết kém, thấp nhiệt: Day vào Bộ Bổ Âm Huyết ở bàn chân và mặt tại các vị trí 0 + -, 1, 7 + -, 17 + -, 19, 22, 37, 39, 50, 63, 63M + -, 113 + -, 127, 290 + -. Day Lộc thấp tại các vị trí 7, 12, 107, 184, 240, 290, 347. Dùng bộ phản chiếu ở khớp và day khai thông xung quanh các khớp bị ảnh hưởng.

Cách chữa viêm đa khớp dạng thấp bằng diện chẩnChữa viêm khớp dạng thấp bằng diện chẩn là xác định các huyệt và thực hiện các động tác day, lăn

5. Viêm đa khớp dạng thấp châm cứu 

Để chữa viêm khớp dạng thấp cần tiến hành châm cứu các huyệt đạo sau:

– Thể thấp nhiệt thương âm: Châm cứu các huyệt đạo như Phong môn, Phong trì,A thị huyệt, Huyết hải, Khúc trì, Hợp cốc, Tam âm giao, Thái khê, Túc tam lý, …

– Thể phong thấp nhiệt: Phong trì, Phong môn, A thị huyệt, Khúc trì, Hợp cốc, Túc tam lý, Huyết hải,… là các huyệt đạo cần châm cứu.

– Thể đàm ứ ở kinh lạc: Cần châm cứu vào các huyệt đạo Phong long, A thị huyệt, Khúc trì, Phong môn, Đại chùy, Huyết hải, Âm lăng tuyền, Huyền chung, Túc tam lý…

V – Cách phòng ngừa viêm đa khớp dạng thấp

Do chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây bệnh viêm khớp dạng thấp nên việc phòng ngừa bệnh còn gặp rất  nhiều khó khăn. Tuy nhiên, một số cách phòng ngừa viêm đa khớp dạng thấp dưới đây sẽ giúp bạn có hệ xương luôn chắc khỏe:

– Không hút thuốc lá; tránh hít khói thuốc thụ động.

– Tập luyện thể dục thể thao đều đặn, ít nhất 30 phút mỗi ngày.

– Duy trì cân nặng hợp lý, tránh thừa cân, béo phì.

– Chế độ sinh hoạt lành mạnh.

– Ngăn ngừa và điều trị chấn thương dứt điểm.

– Có chế độ ăn đủ dinh dưỡng và khoa học. Trong đó, thiếu canxi là nguyên nhân phổ biến gây ra nhiều bệnh lý xương khớp. Việc duy trì khẩu phần ăn đầy đủ lượng canxi theo khuyến cáo là rất cần thiết.

Nếu chế độ ăn uống không cung cấp đủ canxi, chúng ta nên cân nhắc việc sử dụng thêm các sản phẩm bổ sung canxi và  tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

NextG Cal là canxi có nguồn gốc tự nhiên được chiết xuất từ xương bò non chứa canxi và photpho ở dạng Hydroxyapatite tự nhiên dưới dạng vi tinh thể (MCHA), kết hợp cùng Vitamin D3 và K1 để giúp cung cấp và tăng hấp thu canxi.

>> Xem VIDEO lý do khiến Canxi NextG Cal được hàng triệu người Việt tin dùng <<

Video viêm khớp dạng thấp điều trị

Nếu cần tư vấn thêm về bệnh viêm khớp dạng thấp hoặc muốn tìm hiểu về sản phẩm NextG Cal, bạn có thể để lại bình luận cuối bài viết, đặt câu hỏi trong khung chat hoặc gọi tới tổng đài 1800 1125 (miễn phí cước gọi) để được dược sĩ tư vấn tư vấn.

*Số giấy xác nhận quảng cáo NextG Cal: 2/2019/XNQC-QLD.

5/5 - (2 bình chọn)

Bình luận (0)

Trả lời

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.

Bài viết liên quan

Đau hông khi mang thai: 8 Nguyên nhân – 8 Cách chữa trị!

Đau hông khi mang thai là tình trạng không hề hiếm gặp ở các chị em khi đang trong giai…

Chi tiết

Bà bầu ăn bạch tuộc được không? Nên ăn thời điểm nào?

Mang thai là giai đoạn rất nhạy cảm nên mẹ bầu vô cùng cẩn trọng trong việc ăn uống. Có…

Chi tiết

Bầu ăn bí đao được không? Có tốt cho phụ nữ mang thai?

Bí đao là thực phẩm thanh nhiệt, giải độc và tốt cho sức khỏe nhưng bà bầu ăn bí đao…

Chi tiết

Bầu ăn cá thu được không? 8 công dụng khi mang thai!

Bầu ăn cá thu được không là câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm từ các mẹ đang trong…

Chi tiết