Bệnh viêm khớp cùng chậu là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị

Bệnh viêm khớp cùng chậu dễ tiến triển thành mạn tính và ảnh hưởng lớn đối với sức khỏe, cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Trong nội dung dưới đây hãy cùng tìm hiểu chi tiết về bệnh này để có thể nhận biết sớm và điều trị hiệu quả.

I – Tổng quan về viêm khớp cùng chậu bệnh học

Viêm khớp cùng chậu là bệnh lý diễn ra trong thời gian dài và có thể gây biến chứng tại mông, đùi, gây dính khớp, thậm chí tàn phế. Việc tìm hiểu thông tin sẽ giúp người bệnh nhận biết sớm để kịp thời chữa trị.

1. Viêm khớp cùng chậu là gì? 

Viêm khớp cùng chậu là hiện tượng sưng viêm xuất hiện ở một hoặc nhiều khớp có vị trí nằm dưới cột sống (nối tiếp với xương chậu) và gần hông. Do đó, bệnh có thể tác động tới khu vực hông, mông, chân, bàn chân, lưng dưới.

Người bệnh thường cảm thấy đau âm ỉ tại cột sống thắt lưng, cơn đau lan rộng và di chuyển xuống đùi, giữa mông.

Hình ảnh viêm khớp cùng chậu trái phảiHình ảnh viêm khớp cùng chậu

2. Vì sao bị viêm khớp cùng chậu?

Nguyên nhân dẫn đến rối loạn chức năng khớp cùng chậu bao gồm các yếu tố sau:

– Tổn thương do chấn thương: Một tác động đột ngột như tai nạn xe cộ hay ngã có thể làm tổn thương gây viêm khớp cùng chậu trái, viêm khớp cùng chậu phải hoặc viêm khớp cùng chậu hai bên.

Mắc bệnh cột sống hoặc viêm khớp: Viêm khớp hao mòn (viêm khớp xương mạn tính) có thể xảy ra ở khớp cùng chậu, có thể là viêm cột sống dính khớp – một loại viêm khớp có ảnh hưởng đến cột sống.

– Nhiễm trùng: Trong trường hợp hiếm hoi, các khớp cùng chậu có thể bị nhiễm trùng.

Do thói quen sinh hoạt: Một số thói quen xấu như lười vận động, mang vật nặng,… đều ảnh hưởng đến khớp vùng chậu.

Do di truyền: Những người có người thân tiền sử bị viêm khớp cùng chậu hoặc viêm khớp mạn tính có khả năng mắc bệnh cao hơn.

Phụ nữ mang thai: Trong thời kỳ mang thai, các khớp cùng chậu phải nở rộng và kéo dài để thích ứng cho việc sinh đẻ. Trọng lượng gia tăng và dáng đi thay đổi trong khi mang thai có thể gây tăng áp lực lên các khớp và dẫn đến những hao mòn.

Vì sao bị viêm khớp cùng chậu bệnh họcPhụ nữ mang thai dễ bị viêm khớp cùng chậu do những thay đổi trong thai kỳ

( → Nên đọc: Bị viêm khớp cổ tay là gì? Nguyên nhân và cách điều trị viêm khớp cổ tay)

3. Dấu hiệu của viêm khớp cùng chậu

Bệnh lý này gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, có thể phát hiện thông qua các dấu hiệu như:

– Đau tại vùng viêm: Là dấu hiệu bệnh viêm khớp cùng chậu điển hình. Bệnh nhân cảm thấy đau âm ỉ ở vùng thắt lưng, giữa hai mông, chậu hông, đau có thể lan dọc xuống chân.

Những cơn đau diễn ra dai dẳng khó kiểm soát. Tần suất đau nhức nghiêm trọng hơn khi ngồi lâu, đôi khi, người bệnh còn cảm thấy cứng và tê dọc xuống hai chân như đau dây thần kinh tọa.

Đây cũng là một giải đáp cho câu hỏi viêm khớp cùng chậu có đau không?

– Cứng khung chậu: Khi ngủ dậy, người bệnh sẽ cảm thấy khó chịu, bỏng rát và cứng tại khung chậu. Theo thời gian, tình trạng cơ cứng ngày càng gia tăng với mức độ nặng.

– Hạn chế khả năng vận động: Viêm khớp cùng chậu khiến người bệnh khó co, duỗi, gập hoặc khoanh chân như bình thường. Cùng với đó, dáng đi của bệnh nhân cũng thay đổi.

Trong một vài trường hợp, người bệnh còn nhận thấy những dấu hiệu liên quan đến hiện tượng viêm vùng tiểu khung với triệu chứng đau bụng dưới, xuất huyết âm đạo bất thường, đau bụng khi đi vệ sinh.

Dấu hiệu của viêm khớp cùng chậu 2 bênNgười bệnh bị đau vùng viêm và hạn chế vận động

4. Viêm khớp cùng chậu có nguy hiểm không?

Viêm khớp cùng chậu có thể gây ra tình trạng đau nhức nghiêm trọng, ảnh hưởng đến khả năng vận động. Người bệnh không thể đứng, gập người hoặc ngồi quá lâu, khả năng lao động bị suy giảm.

Nếu mắc bệnh trong thời gian dài có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như biến dạng khớp, dính khớp, teo cơ đùi – mông, tàn phế, viêm khớp dạng thấp,…Đó cũng là giải đáp cho thắc mắc viêm khớp cùng chậu để lâu có sao không.

Do đó, khi nhận thấy các cơn đau, bệnh nhân nên sớm đến cơ sở y tế để kiểm tra và điều trị. 

5. Viêm khớp cùng chậu có chữa khỏi được không?

Viêm khớp cùng chậu điều trị chủ yếu dựa trên 3 phương pháp là dùng thuốc, vật lý trị liệu và phẫu thuật điều chỉnh khớp.

Sau khi tiến hành khám viêm khớp cùng chậu, chụp viêm khớp cùng chậu xquang dựa vào triệu chứng và nguyên nhân của bệnh, bác sĩ sẽ lên phác đồ chữa trị chi tiết và phù hợp.

Tình trạng bệnh, thời gian mắc bệnh, phương pháp điều trị, tinh thần của bệnh nhân, quá trình chăm sóc,… là những yếu tố quyết định khớp vùng chậu có thể chữa khỏi hay không.

Hình ảnh viêm khớp cùng chậu trái phảiNgười bệnh cần thăm khám sớm để nâng cao hiệu quả điều trị

6. Viêm khớp cùng chậu có nên đi bộ không?

Viêm khớp cùng chậu có thể đi bộ, tuy nhiên cần tránh địa hình nhiều đá sỏi, trơn trượt, ẩm ướt, có dốc cao vì dễ gây ra tác động tiêu cực tới xương khớp và tai nạn không mong muốn. Không đi bộ quá lâu, chỉ thực hiện đi bộ nhẹ nhàng tối đa 30 – 35 phút mỗi ngày.

7. Viêm khớp cùng chậu có tập yoga được không?

Các chuyên gia cho rằng: Yoga không chỉ tốt cho việc phòng và hỗ trợ điều trị các bệnh lý viêm khớp nói chung, mà đặc biệt còn rất tốt cho những người bị viêm khớp cùng chậu. 

Bài tập này sẽ giúp lưu thông máu, tăng độ linh hoạt của các khớp, phục hồi chức năng xương khớp nhanh chóng.

Tùy từng tình trạng bệnh và điều kiện sức khỏe của người bệnh, huấn luyện viên Yoga sẽ có bài tập yoga thích hợp, giúp đem lại hiệu quả tốt.

Bệnh viêm khớp vùng chậu có tập yoga được khôngNgười bị viêm khớp cùng chậu vẫn có thể tập yoga

II – Ai dễ bị viêm khớp cùng chậu?

Bất cứ ai cũng có thể bị viêm khớp cùng chậu. Dưới đây là các đối tượng ít gặp và dễ gặp phải tình trạng này:

1. Viêm khớp cùng chậu ở trẻ em 

Dựa theo những nguyên nhân phân tích ở trên, có thể thấy bệnh lý viêm khớp vùng chậu ít gặp ở trẻ em. Tuy nhiên cũng không phải là không có, các yếu tố như chấn thương, sinh hoạt, di truyền,… cũng có thể gây ra triệu chứng đau vị trí khớp vùng chậu ở một số trẻ.

2. Viêm khớp vùng chậu ở nam giới

Triệu chứng điển hình của viêm khớp cùng chậu ở nam giới là gì? Đó chính là đau xương chậu. Nam giới dễ mắc phải viêm khớp cùng chậu do chấn thương bởi họ thường lao động nặng, đi lại, thể thao quá sức…

Ở nam giới, viêm khớp cùng chậu biểu hiện thường thấy như: Đau ở lưng dưới, hông, mông, tại vùng thắt lưng và dọc xuống đùi, chân.

Cơn đau viêm khớp cùng chậu nam giới thường chuyển biến phức tạp khi người bệnh đứng lâu, đi lên, xuống cầu thang, chạy hay đi bộ các bước dài. 

Một số trường hợp bệnh viêm khớp cùng chậu 2 bên ở nam giới có thể có hiện tượng teo cơ ở vùng mông – đùi, rối loạn tiểu tiện…

Bệnh viêm khớp vùng chậu ở nam giớiNam giới dễ bị viêm khớp do lao động nặng hoặc thể thao quá sức

3. Bệnh viêm khớp vùng chậu ở nữ giới

Tỷ lệ viêm khớp vùng chậu nữ giới thường cao hơn so với bệnh viêm khớp cùng chậu ở nam giới do khớp vùng chậu nằm liền kề với cơ quan sinh sản của nữ giới.

Vì vậy, tình trạng viêm nhiễm phụ khoa (viêm cổ tử cung, viêm vòi trứng,…) có thể gây viêm khớp cùng chậu 2 bên ở nữ giới.

Ở nữ, viêm khớp cùng chậu triệu chứng thường là đau nhức âm ỉ, đau bụng dưới, đau khi đại tiểu tiện, tiết dịch, chảy máu âm đạo bất thường, sốt, buồn nôn, nôn.

Hệ quả của viêm khớp cùng chậu nhiễm khuẩn là nữ giới có nguy cơ viêm vòi trứng, viêm cổ tử cung gây nên tắc vòi trứng, thai ngoài tử cung, vô sinh, tích mủ vòi trứng… 

4. Viêm khớp vùng chậu sau sinh

Trong quá trình mang thai, tử cung phải giãn nở để thai nhi có đủ không gian phát triển khiến cho các cơ quan xung quanh như bàng quang, đường ruột, xương cùng chậu và cột sống thắt lưng bị chèn ép. 

Mức độ này tăng nhanh chóng trong những tháng cuối thai kỳ. Do đó, khởi phát trong khi mang thai gây viêm khớp cùng chậu khi mang thai và kéo dài đến thời điểm sau sinh.

Bị viêm khớp vùng chậu sau sinhViêm khớp cùng chậu ở phụ nữ sau sinh là tình trạng rất phổ biến

Ngoài ra, viêm khớp cùng chậu sau sinh cũng có thể khởi phát khi có các yếu tố thuận lợi như:

– Tăng cân quá nhiều, béo phì

– Loãng xương

– Có tiền sử chấn thương ở khớp cùng chậu có thể thấy ở hình ảnh x quang viêm khớp cùng chậu.

– Sai tư thế

( Xem thêm bệnh thoái hóa khớp háng là như thế nào TẠI ĐÂY)

III – Bệnh viêm khớp cùng chậu nên ăn gì và kiêng gì?

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong hỗ trợ đẩy lùi tình trạng viêm, phục hồi chức năng viêm khớp cùng chậu. Người bệnh cần chú ý một số thực phẩm sau:

1. Thực phẩm nên ăn

– Thực phẩm giàu omega 3 như cá hồi, cá mòi

– Thực phẩm giàu canxi: các chế phẩm từ đậu nành, xương,…

– Thực phẩm giàu magie: Chuối, quả mơ,…

– Hoa quả nhiều vitamin C: Bưởi, cam, dâu tây,…

Bệnh viêm khớp cùng chậu nên ăn gì và kiêng ăn gìThực phẩm người bị viêm khớp nên ăn và cần kiêng

2. Viêm khớp cùng chậu kiêng gì?

– Thức ăn nhiều dầu mỡ: Xúc xích, gà rán,…

– Sản phẩm bơ sữa: Phô mai, bơ,…

– Thực phẩm giàu acid oxalic: Việt quất, mận, củ cải,…

– Các chất kích thích: Bia, rượu, thuốc lá,…

III – Các cách điều trị bệnh viêm khớp cùng chậu

Khi có triệu chứng của bệnh viêm khớp cùng chậu, người bệnh nên đi thăm khám sớm để có phác đồ điều trị viêm khớp cùng chậu kịp thời. Một số giải pháp phổ biến như dùng thuốc tây, thuốc nam, chữa viêm khớp cùng chậu bằng đông y, bài tập,…

1. Viêm khớp cùng chậu uống thuốc gì?

Dưới đây là các loại thuốc được sử dụng phổ biến nhất trong điều trị viêm khớp cùng chậu:

– Thuốc giảm đau chống viêm để điều trị triệu chứng, cải thiện tình trạng viêm. 

Kháng sinh điều trị viêm khớp cùng chậu trong trường hợp có nhiễm khuẩn kèm theo

– Thuốc giãn cơ: Giúp giảm co thắt cơ do viêm khớp cùng chậu gây ra.

– Thuốc ức chế hoại tử khối u.

Tùy theo từng tình trạng bệnh bác sỹ sẽ kê đơn thuốc chữa viêm khớp cùng chậu phù hợp, người bệnh nên dùng thuốc theo chỉ định của bác sỹ về liều lượng và thời gian dùng thuốc.

Viêm khớp cùng chậu uống thuốc gìViêm khớp cùng chậu dùng thuốc gì? Nên dùng thuốc theo chỉ định của bác sỹ

2. Bài tập chữa viêm khớp cùng chậu

Tùy theo tình trạng bệnh, bác sĩ có thể đưa ra phương pháp điều trị cho bệnh nhân với các bài tập cho viêm khớp cùng chậu thể lực nhẹ. Cụ thể là:

Bài tập căng cơ khép háng

Cách thực hiện:

– Nằm ngửa trên thảm hoặc sàn

– Gập gối và đặt hai chân vuông góc dưới mặt sàn

– Dạng rộng đầu gối. Giữ nguyên tư thế khoảng 15 – 30 giây và lặp lại 3 lần

Kiên trì thực hiện động tác này giúp làm căng cơ đùi.

Tập cơ mông

Cách thực hiện:

– Nằm sấp trên sàn, duỗi thẳng hai chân và thả lỏng tay

– Sử dụng lực để gồng cả hai bên cơ mông. Giữ nguyên tư thế trong 15 giây rồi thả lỏng cơ thể

Thực hiện động tác 2 lần, 15 nhịp/ lần áp dụng cho các trường hợp viêm khớp cùng chậu bên trái, viêm khớp cùng chậu bên phải hoặc cả hai bên.

Bài tập chữa viêm khớp cùng chậuBài tập giúp cải thiện khớp cùng chậu

Duỗi háng có đối kháng

Cách tập:

– Buộc dây chun vào cổ chân

– Đứng hướng về phía cửa, móc dây chun vào cánh cửa và đóng chặt

– Kéo mạnh bên chân được buộc dây về phía sau rồi thu chân về vị trí cũ

– Khi kéo chân, đồng thời hóp bụng để căng cơ bụng

Người bệnh thực hiện đều đặn 2 lần

Đó đều là những bài tập đơn giản dễ thực hiện, mang lại hiệu quả nhất định. Người bệnh có thể tham khảo áp dụng và kiên trì thực hiện cách điều trị viêm khớp cùng chậu ở trên để cải thiện bệnh.

3. Bài thuốc dân gian chữa viêm khớp cùng chậu

Đối với bệnh nhân không muốn sử dụng nhiều thuốc tây có thể tham khảo cách chữa bệnh tại nhà sử dụng thảo dược tự nhiên, các bài thuốc nam trị bệnh viêm khớp cùng chậu, điều trị viêm khớp cùng chậu bằng đông y để đẩy lùi triệu chứng bệnh như:

Sử dụng lá lốt

– Rửa sạch lá lốt và phơi trong bóng râm cho đến khi héo dần

– Sắc 50g dược liệu khô cùng 500ml nước đến khi nước cạn xuống 200ml.

– Chia làm 2 phần uống trong ngày sau các bữa ăn

Bài thuốc dân gian chữa viêm khớp cùng chậuBài thuốc từ lá lốt giúp đẩy lùi triệu chứng viêm khớp

Bài thuốc từ cà tím

– Sau khi rửa sạch cà tím, bạn cắt núm và thái thành từng khúc

– Đun nước sôi, cho cà vào nồi và đun thêm 5 phút

– Ngâm cà trong nồi cho đến khi nước nguội thì vớt ra ngoài, chỉ lọc lấy nước cốt cà tím và bảo quản ở nhiệt độ thấp.

– Uống phần nước này trước các bữa ăn, mỗi ngày uống 4 lần

Người bệnh có thể cải thiện triệu chứng bằng cách sử dụng cà tím

Bài thuốc kết hợp ngải cứu với rượu trắng

– Rửa thật sạch 100g lá ngải cứu và cho vào nồi

– Đổ 2 chén rượu trắng lên phía trên rồi đun nóng

– Dùng hỗn hợp này đắp lên khu vực bị viêm, sưng (Sử dụng miếng vải sạch để băng bó và cố định thuốc).

– Đắp đến khi thảo dược hết ấm

Mỗi ngày áp dụng cách điều trị bệnh viêm khớp cùng chậu bằng ngải cứu từ 1 – 2 lần.

Đây cũng là kinh nghiệm giảm viêm khớp cùng chậu webtretho chia sẻ.

Cách chữa viêm khớp cùng chậu bằng đông yNgải cứu là dược liệu quen thuộc trong các bài thuốc trị viêm khớp

Các phương pháp dân gian với ưu điểm an toàn, tiết kiệm, dễ thực hiện nhưng chỉ mang tính chất tham khảo, chưa được kiểm chứng về hiệu quả. 

V – Cách phòng tránh viêm khớp cùng chậu

Song song với phác đồ điều trị của bác sĩ, người bệnh có thể chủ động giảm nhẹ ảnh hưởng của bệnh, tăng hiệu quả điều trị, đồng thời ngăn chặn viêm khớp cùng chậu xảy ra bằng các việc làm sau:

– Thực hiện chế độ sinh hoạt khoa học

Xây dựng lối sống tích cực và khoa học với thực đơn dinh dưỡng cân đối, tập thể dục thể thao điều độ và thư giãn khi mệt mỏi… không chỉ giúp hệ xương khớp mà tất cả cơ quan bộ phận trong cơ thể đều hoạt động khỏe mạnh.

– Bổ sung dưỡng chất thúc đẩy tái tạo xương khớp an toàn

Khi bị viêm, sụn và xương dưới sụn- hai thành phần cơ bản cấu thành nên khớp xương sẽ dần bị bào mòn và suy yếu.

Do đó, song song với việc ngăn chặn các tác động tiêu cực từ bên ngoài, chúng ta cần bổ sung cho xương khớp các dưỡng chất cần thiết để hỗ trợ sản sinh tế bào sụn và xương dưới sụn mới, hàn gắn thương tổn cho khớp.

Trong đó, thiếu canxi là nguyên nhân phổ biến gây ra nhiều bệnh lý xương khớp. Việc duy trì khẩu phần ăn đầy đủ lượng canxi theo khuyến cáo là rất cần thiết.

Nếu chế độ ăn uống không cung cấp đủ canxi, chúng ta nên cân nhắc việc sử dụng thêm các sản phẩm bổ sung canxi và  tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Thuốc chữa viêm khớp cùng chậu 2 bênBổ sung canxi giúp xương chắc khỏe

NextG Cal là canxi có nguồn gốc tự nhiên được chiết xuất từ xương bò non chứa canxi và photpho ở dạng Hydroxyapatite tự nhiên dưới dạng vi tinh thể (MCHA), kết hợp cùng Vitamin D3 và K1 để giúp cung cấp và tăng hấp thu canxi.

*Số giấy xác nhận quảng cáo NextG Cal: 2/2019/XNQC-QLD.

Nội dung trên hy vọng hữu ích cho bệnh nhân trong việc tìm hiểu bệnh viêm khớp cùng chậu. Viêm khớp cùng chậu có thể cải thiện tốt khi người bệnh nắm được biện pháp khắc phục hiệu quả. Do đó, bệnh nhân nên chủ động thăm khám để được chẩn đoán và điều trị viêm khớp cùng chậu phù hợp cho tình trạng bệnh của mình.

Nếu cần tìm hiểu thêm về các triệu chứng thiếu canxi hoặc thông tin sản phẩm NextG Cal bạn có thể để lại bình luận cuối bài viết, đặt câu hỏi trong khung chat hoặc gọi tới tổng đài 1800 1125 (miễn phí cước gọi) để được dược sỹ tư vấn.

5/5 - (2 bình chọn)

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Đăng kí để được tư vấn miễn phí