Bệnh thoái hóa khớp háng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị

Dược sĩ tư vấn: Vũ Thị Hậu

Thoái hóa khớp dễ xảy ra ở những khớp lớn chịu lực trong đó khớp háng là vị trí thoái hóa rất thường gặp. Nắm rõ các thông tin về nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị sẽ giúp bệnh nhân chủ động hơn trong việc phòng và làm chậm tiến triển bệnh thoái hóa khớp háng.

I – Thoái hóa khớp háng là như thế nào? 

Khớp háng được bao phủ bởi sụn khớp có cấu trúc trơn láng và đàn hồi giúp cho hai đầu xương trượt lên nhau và di chuyển dễ dàng.

Theo thời gian, quá trình lão hóa tự nhiên và tác động cơ học khiến cho sụn khớp và xương dưới sụn bị tổn thương, lâu dần mất đi chức năng và dẫn đến thoái hóa khớp háng. 

Hình ảnh thoái hóa khớp háng xquangHình ảnh thoái hóa khớp háng

Bệnh thoái hóa khớp háng được chia thành 2 thể bao gồm:

– Thoái hóa khớp háng nguyên phát: Thể bệnh này chiếm khoảng 50% tổng số những người mắc bệnh, thường gặp ở những người trên 60 tuổi.

– Thoái hóa khớp háng thứ phát: Được phân thành các loại nhỏ, bao gồm:

    + Thoái hóa khớp háng sau chấn thương: Gãy cổ xương đùi, trật khớp háng hoặc vỡ ổ cối.

    + Mắc bệnh trên nền dị dạng cũ: Thiểu sản khớp háng, trật khớp háng

    + Thoái hóa khớp háng sau biến dạng mắc phải coxa plana hoặc chỏm xương đùi bị hoại tử vô khuẩn.

( → Nên đọc: Bệnh viêm khớp háng: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị)

II – Nguyên nhân thoái hóa khớp háng

Ngoài dị tật bẩm sinh cấu tạo bất thường tại khớp háng hoặc các vùng lân cận như sai khớp bẩm sinh, lồi ổ cối, chân thấp chân cao… gây chèn ép, tạo áp lực lên khớp háng thì nguyên nhân thoái hóa khớp háng ở mỗi dạng là khác nhau, cụ thể như sau:

1. Nguyên nhân nguyên phát

Theo thống kê, trên 50% người bị thoái hóa khớp háng là người cao tuổi vì ở đối tượng này, quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể khiến cho sụn khớp bị bào mòn, màng hoạt dịch không sản xuất đủ lượng chất lỏng để bôi trơn sụn, tăng nguy cơ bị thoái hóa khớp háng.

Nguyên nhân thoái hóa khớp hángNgười cao tuổi thoái hóa khớp háng chiếm tỉ lệ cao

2. Nguyên nhân thứ phát

– Chấn thương: Khớp háng bị chấn thương trong quá trình tập luyện, lao động, chơi thể thao, ngã khi leo cầu thang… dễ để lại di chứng. 

– Cơ thể thiếu chất dinh dưỡng: Thường xuyên uống rượu bia, hút thuốc lá, chế độ ăn uống không khoa học… sẽ khiến cho các sụn khớp không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng (Canxi, kali, magie, vitamin B1,…) để phát triển. Lâu dần bị suy yếu, dẫn đến thoái hóa. 

– Do bệnh lý: Những người đã từng bị các bệnh về khớp háng như viêm khớp, viêm do thấp khớp, viêm khớp do lao, viêm cột sống dính khớp… Hoặc bị biến chứng các bệnh khác như đái tháo đường, bệnh huyết sắc tố… sẽ có nguy cơ bị thoái hóa khớp háng cao hơn.

– Thường xuyên làm việc nặng: Người bệnh cũng có thể bị thoái hóa khớp háng do thường xuyên phải làm việc nặng như bưng bê, mang vác không đúng tư thế sẽ làm cho khớp háng phải chịu sức ép lớn.

– Do hoại tử chỏm xương đùi: Tình trạng này nếu không được điều trị khỏi, khi người bệnh bước sang tuổi trung niên thường dẫn đến thoái hóa khớp háng.

Ngoài những nguyên nhân trên thì béo phì, sự thay đổi của thời tiết, giới tính… cũng là những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Triệu chứng bệnh thoái hóa khớp hángBéo phì cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp

III – Những triệu chứng thoái hóa khớp háng

Một số dấu hiệu thoái hóa khớp háng điển hình gồm có:

– Đau mang tính chất cơ học, đau cả khi nghỉ ngơi, đau tăng lên khi vận động

– Gây hạn chế vận động, đi lại khó khăn

– Người bệnh thường đau vùng bẹn, sau đó lan xuống đùi, đau tăng lên khi cử động hay đứng lâu và thường đi khập khiễng.

– Thường xuyên mỏi và tê cứng khi vận động đi bộ hoặc co duỗi khớp đùi háng.

– Xuất hiện những cơn đau nhói mỗi khi vận động xoay người, gập người hoặc dạng háng, nhưng khi nghỉ ngơi sẽ hết đau.

Triệu chứng bệnh thoái hóa khớp háng ở giai đoạn sau, những cơn đau xuất hiện dồn dập vào buổi sáng khi mới thức dậy và trở nên đau mỏi hơn về chiều tối ở giai đoạn sau.

– Cơn đau cũng xuất hiện khi người bệnh đột ngột đổi tư thế từ ngồi sang đứng và đau nhiều khi đi lại, dần dần đau tăng lên ngay cả khi nghỉ ngơi và ban đêm, nhất là khi thời tiết chuyển mùa (nóng, lạnh đột ngột).

Dấu hiệu thoái hóa khớp háng bệnh họcĐau khớp háng xảy ra ngay cả khi nghỉ ngơi vào ban đêm

( → Xem thêm: Viêm khớp gối là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách trị viêm khớp gối

IV – Thoái hóa khớp háng nên ăn gì và kiêng ăn gì?

Chế độ dinh dưỡng có ý nghĩa quan trọng góp phần cải thiện bệnh cũng như có thể khiến tình trạng bệnh nặng thêm. Do đó người bệnh chú ý điều chỉnh chế độ ăn hàng ngày:

1. Thực phẩm nên ăn

– Rau củ và trái cây tươi: Trong rau củ và trái cây tươi, chứa nhiều vitamin C, khoáng chất, chất chống oxy hóa, có tác dụng giảm viêm do thoái hóa khớp.

– Các loại ngũ cốc và các loại đậu nguyên chất chưa qua tinh chế.

– Cá béo: Các loại cá béo như cá hồi, cá thu, cá trích, cá ngừ,… chứa rất nhiều axit béo omega 3. Đây là dưỡng chất đặc biệt có lợi cho sự phát triển của xương khớp, giúp người bệnh có hệ xương chắc khỏe hơn.

– Người bệnh thoái hóa khớp cần bổ sung nhiều vitamin D để giúp xương chắc khỏe, giảm khả năng mắc bệnh loãng xương. Trong các thực phẩm được làm từ sữa như phô mai, sữa chua,.. 

– Các loại gia vị: Trong một số gia vị hàng ngày như gừng, tỏi có chứa hợp chất Diallyl Disulfide, có nhiệm vụ cản trở các enzyme phá hư sụn khớp trong cơ thể.

Bị thoái hóa khớp háng nên ăn gìCác loại gia vị có lợi cho người bị thoái hóa khớp

2. Kiêng ăn

– Đồ chiên xào: Các đồ ăn nhanh, đồ chiên xào, chứa nhiều chất béo bão hòa, gây kích ứng khiến cơn đau trở nên dai dẳng.

– Các loại thịt đỏ: Trong những loại thịt đỏ chứa nhiều chất Photpho, không tốt cho sự phát triển của xương khớp. 

– Đồ ăn nhiều đường và muối: Trong đường có hợp chất Cytokine, khiến các khớp xương sưng viêm nghiêm trọng. Muối lại có khả năng tăng mức độ viêm khớp, gây ra những cơn đau nhức cho người bệnh. 

– Các chất kích thích: Rượu, bia, thuốc lá,.. có những chất độc hại phá hủy lớp canxi trong xương, gây kích ứng, khiến tình trạng sưng viêm trở nên nghiêm trọng hơn. 

V – Các phương pháp điều trị thoái hóa khớp háng

Trước tiên người bệnh cần tiến hành thăm khám thoái hóa khớp háng xquang và thực hiện các phương pháp khác để chẩn đoán bệnh trước khi bác sỹ đưa ra giải pháp phù hợp.

Tương tự các vị trí thoái hóa khớp xảy ra ở đầu gối, cổ chân hay vai… khớp háng bị thoái hóa cũng thường được điều trị bằng những giải pháp dưới đây:

1. Thuốc trị thoái hóa khớp háng

Mục đích của việc dùng thuốc điều trị bệnh thoái hóa khớp háng là nhằm giảm đau, khắc phục các triệu chứng lâm sàng, làm giảm sự tiến triển của bệnh. 

Thuốc trị thoái hóa khớp háng bệnh họcDùng thuốc khắc phục triệu chứng bệnh thoái hóa khớp háng

Những loại thuốc thường được sử dụng như:

– Thuốc giảm đau: Paracetamol kết hợp codein…

– Thuốc giãn cơ: Eperison, Tolperison……làm giảm co cứng cơ.

– Thuốc kháng viêm: Aspirin, Ibuprofen,.. 

2. Các bài tập bổ trợ

Áp dụng các bài tập hỗ trợ điều trị bệnh áp dụng song song với thuốc chữa thoái hóa khớp háng sẽ giúp cải thiện và phục hồi dần chức năng khớp háng. 

Một số bài tập điển hình như:

– Bài tập nâng cao chân: Bệnh nhân nằm sấp với tư thế 2 tay chống thẳng lên, hai mũi chân chạm mặt sàn. Sau đó, đặt hai đầu gối chạm xuống đất rồi từ từ nâng hai chân lên, tạo với mặt sàn một góc 90 độ. Cứ giữ tư thế này khoảng 10 giây, sau đó lặp lại khoảng 10 phút mỗi ngày.

– Bài tập kéo gối: Người bệnh nằm ngửa, hai đầu gối co. Dùng tay để kéo đầu gối áp sát vào ngực. Giữ tư thế này khoảng 10 giây, tập luyện hàng ngày. 

Cách điều trị thoái hóa khớp hángBài tập bổ trợ giúp phục hồi chức năng khớp háng

3. Điều trị ngoại khoa

Các phương pháp điều trị ngoại khoa sẽ được chỉ định khi các cách chữa thoái hóa khớp háng trên không mang lại hiệu quả hoặc khả năng vận động bị suy giảm nghiêm trọng. 

Điều trị thoái hóa khớp háng bằng phẫu thuật cũng nhằm mục đích giảm đau, cải thiện chức năng vận động của khớp.

4. Bổ sung dưỡng chất

Bên cạnh các phương pháp điều trị trên, người bệnh cần chú ý bổ sung các dưỡng chất cần thiết để nâng cao sức khỏe nói chung và xương khớp nói riêng.

Trong đó, việc bổ sung canxi là điều vô cùng cần thiết, ngoài chế độ dinh dưỡng giàu canxi, người bệnh có thể tham khảo ý kiến bác sỹ để sử dụng canxi từ thuốc để cung cấp đầy đủ nhu cầu canxi cho cơ thể, giúp xương khớp chắc khỏe, phòng và điều trị loãng xương, thoái hóa xương khớp.

NextG Cal là canxi có nguồn gốc tự nhiên chiết xuất từ xương bò non giúp bổ sung canxi, dùng cho các trường hợp do thiếu canxi gây như: loãng xương, đau lưng, thoái hóa khớp gối, thoái hóa khớp háng,…

Thuốc điều trị bệnh thoái hóa khớp háng Canxi NextG Cal giúp tăng sức mạnh xương khớp

Đặc biệt, với cấu trúc vi tinh thể, chứa vitamin D3 và K1 giúp cung cấp và tăng hấp thu canxi, nhờ đó canxi được hấp thu tối ưu và vận chuyển đến tận các mô xương.

* Số giấy xác nhận quảng cáo NextG Cal: 2/2019/XNQC-QLD.

VI – Cách phòng tránh thoái hóa khớp háng

Một số biện pháp sau giúp ngăn ngừa, hạn chế tình trạng thoái hóa khớp:

– Có chế độ ăn uống đầy đủ canxi, vitamin, khoáng chất

– Duy trì cân nặng ở mức ổn định, tránh béo phì, tăng nhiều cân đột ngột là cách phòng thoái hóa khớp háng tuổi trẻ.

– Tập luyện thể dục thể thao để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể

– Điều trị sớm các bệnh có ảnh hưởng đến thoái hóa khớp háng

– Giữ tinh thần thoải mái, hạn chế căng thẳng, lo âu

– Chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi lành mạnh

Trên đây là những thông tin về thoái hóa khớp háng bệnh học. Cũng như các bệnh lý cơ xương khớp khác, bệnh này cần được điều trị sớm để không làm giảm nguy cơ gây biến chứng, ảnh hưởng tới chất lượng sống của bệnh nhân. Do đó khi có dấu hiệu bệnh, người bệnh nên đến các chuyên khoa xương khớp để thăm khám.

Nếu cần tìm hiểu thêm về các triệu chứng thiếu canxi  hoặc thông tin sản phẩm NextG Cal bạn có thể để lại bình luận cuối bài viết, đặt câu hỏi trong khung chat hoặc gọi tới tổng đài 1800 1125 (miễn phí cước gọi) để được dược sỹ tư vấn.

5/5 - (1 bình chọn)

Bình luận (0)

Trả lời

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.

Bài viết liên quan

Bầu ăn lòng heo được không? Tốt thế nào cho thai phụ?

Mặc dù là món ăn khoái khẩu của nhiều người, tuy nhiên lòng lợn lại là phần nội tạng, điều…

Chi tiết

Bầu ăn cháo lòng được không? Nên lưu ý những gì?

Cháo lòng là món ăn dồi dào dinh dưỡng nhưng do sử dụng nhiều loại nội tạng động vật nên…

Chi tiết

Bầu ăn được Socola được không? 8 công dụng cho mẹ và bé!

Có bầu ăn socola được không? là câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm của chị em phụ nữ…

Chi tiết

Bầu ăn rau sống được không? Ăn được những loại nào?

Rau sống được biết tới là món ăn sống, tiềm ẩn nguy cơ cao nhiễm khuẩn nên dù loại rau…

Chi tiết