Bệnh viêm khớp phản ứng là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị

Dược sĩ tư vấn: Vũ Thị Hậu

Viêm khớp phản ứng là bệnh lý về khớp khá đặc biệt và không phải ai cũng hiểu rõ về bệnh lý này. Chính vì vậy, trong bài viết này, NextG Cal sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết hơn về bệnh viêm khớp phản ứng để biết cách điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả.

Bênh viêm khớp phản ứng là gìViêm khớp phản ứng là tình trạng viêm khớp xảy ra do nhiễm trùng ở một cơ quan trong cơ thể

I – Tổng quan về bệnh viêm khớp phản ứng

Nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời, bệnh viêm khớp phản ứng có thể gây khó khăn cho người bệnh trong sinh hoạt hàng ngày. Do đó, người bệnh cần có những kiến thức về căn bệnh này nhằm chủ động trong việc điều trị và phòng ngừa bệnh.

1. Bệnh viêm khớp phản ứng là gì? 

Viêm khớp phản ứng bệnh học còn có tên gọi khác là hội chứng Reiter. Là tình trạng viêm khớp xảy ra do nhiễm trùng ở một cơ quan trong cơ thể, phổ biến nhất là ở hệ tiêu hóa, ruột, hệ tiết niệu sinh dục hoặc ở bộ phận sinh dục. 

Bệnh phản ứng viêm khớp có thể gây tổn thương ở một số cơ quan khác như: kết mạc, đại tràng, niệu đạo hoặc cầu thận… Đồng thời bệnh còn gây ảnh hưởng đến đầu gối và các khớp mắt cá chân và bàn chân.

2. Nguyên nhân gây bệnh viêm khớp phản ứng 

Bệnh viêm khớp phản ứng là một bệnh viêm khớp vô khuẩn xuất hiện sau khi cơ thể bị nhiễm trùng. Các vi khuẩn phổ biến nhất gây ra viêm khớp phản ứng đó là:

– Các bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục như Chlamydia.

– Bệnh ở dạ dày như viêm ruột hoặc ngộ độc thực phẩm như Campylobacter,  Yersinia, Salmonella, Shigella, Clostridium difficile…

3. Triệu chứng viêm khớp phản ứng

Các dấu hiệu viêm khớp phản ứng thường bắt đầu từ 1-3 tuần sau khi cơ thể bị nhiễm trùng. Các triệu chứng điển hình gồm:

– Đau và cứng khớp.

– Các ngón tay và ngón chân bị sưng.

– Viêm mắt (viêm kết mạc), đỏ, ngứa và nóng mắt.

– Các vấn đề tiết niệu: khó chịu khi đi tiểu; đi tiểu nhiều hơn; có cảm giác châm chích và nóng bức khi đi tiểu; tiểu mủ vô khuẩn ở nam giới…

– Các triệu chứng khác gồm: sốt nhẹ, cứng khớp, mệt mỏi, đau cơ, đau gót chân, đau thắt lưng; lở miệng, lở lưỡi nhưng không đau; phát ban ở lòng bàn chân…

Triệu chứng viêm khớp phản ứng bệnh họcĐau và cứng khớp là triệu chứng điển hình của bệnh viêm khớp phản ứng

4. Viêm khớp phản ứng có nguy hiểm không? 

Bệnh viêm khớp phản ứng thường ít gây ra những biến chứng nguy hiểm. Chính vì vậy, nhiều người bệnh thường bỏ qua triệu chứng bệnh và không điều trị.

Tuy không gây ảnh hưởng tới tính mạng của người bệnh nhưng bệnh có thể nghiêm trọng hơn khi virus và vi khuẩn gây ảnh hưởng tới đường tình dục.

Ngoài ra, các triệu chứng của viêm khớp phản ứng có thể kéo dài từ 3 – 12 tháng nên gây nhiều khó chịu và  bất tiện cho người bệnh trong cuộc sống hàng ngày.

Do đó, ngay khi phát hiện có dấu hiệu bị viêm khớp phản ứng, người bệnh nên sắp xếp thời gian đến gặp bác sĩ để được bác sĩ điều trị phù hợp.

5. Viêm khớp phản ứng có hết không? 

Trường hợp người bệnh có sức đề kháng tốt và có biểu hiện nhẹ, bệnh viêm khớp phản ứng sẽ tự biến mất mà không cần điều trị.  

6. Viêm khớp phản ứng bao lâu thì khỏi? 

Người bệnh bị viêm khớp phản ứng có thể chữa khỏi hoàn toàn sau vài ngày đến vài tuần, có khi kéo dài vài tháng.

Sau điều trị, một số người bệnh vẫn có nguy cơ tái phát, viêm tiết niệu sinh dục, viêm đường tiêu hóa có thể tái diễn. Vì vậy, người bệnh cần đi khám để được các bác sĩ chỉ định phác đồ điều trị viêm khớp phản ứng phù hợp.

Bị viêm khớp phản ứng bao lâu thì khỏiBệnh viêm khớp phản ứng hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm và điều trị phù hợp

( → Xem thêm bệnh viêm cột sống dính khớp TẠI ĐÂY)

II – Những đối tượng thường bị viêm khớp phản ứng

Bệnh viêm khớp phản ứng có thể xảy ra ở mọi độ tuổi và mọi đối tượng, nhưng các đối tượng dưới đây có nguy cơ mắc bệnh cao hơn cả: 

1. Viêm khớp phản ứng ở nam giới

Nam giới trong độ tuổi 20 – 40 là nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp phản ứng cao nhất.

2. Viêm khớp phản ứng ở trẻ em

Bệnh viêm khớp phản ứng ở trẻ em thường không được phát hiện sớm. Chỉ đến khi bệnh có biểu hiện trở nặng thì bố mẹ mới đưa con đi khám.

Trường hợp viêm khớp phản ứng ở trẻ em thể mãn tính ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của trẻ, thậm chí có thể gây ra biến dạng khớp và tàn phế. Vì vậy, bố mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay nếu trẻ kêu đau, đi khập khiễng, sưng khớp và cơn đau xuất hiện thường xuyên.

3. Viêm khớp phản ứng sau sinh

Phụ nữ sau sinh cũng là nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp phản ứng cao hơn so với những người bình thường.

Viêm khớp phản ứng sau sinhViêm khớp phản ứng ở phụ nữ sau sinh

>> Xem VIDEO Giật mình bẻ khớp ngón tay làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp <<

Video phác đồ điều trị viêm khớp phản ứng

III – Viêm khớp phản ứng cần kiêng gì?

Người bị bệnh viêm khớp phản ứng cần tránh và kiêng ăn các thực phẩm sau để tránh bệnh nặng hơn:

– Các thực phẩm nhiều muối: Người bị viêm khớp phản ứng do nhiễm khuẩn hệ tiết niệu gây ra nếu ăn quá nhiều muối sẽ làm suy giảm chức năng thận; làm cơ thể tích nước gây phù, gia tăng áp lực lên ổ khớp khiến bệnh lâu khỏi… Các  thực phẩm nhiều muối gồm rau cải muối, cá khô, cà muối, mắm,… 

– Thực phẩm chứa nhiều đường như đồ ngọt, bánh kẹo, nước uống có ga…

– Nội tạng động vật, đặc biệt là óc, gan và cật lợn…

– Các loại thịt đỏ như thịt cừu, thịt trâu, thịt ngựa, thịt chó… cũng không tốt cho người bị viêm khớp phản ứng.

– Các loại hải sản như tôm, sò, cua, ốc…

– Thực phẩm chế biến sẵn gồm thức ăn nhanh, dăm bông, xúc xích, đồ hộp,…

– Thực phẩm chứa nhiều axit oxalic như hạt điều, quả mận, bơ đậu phộng, củ cải đường,… 

– Thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ: Nhóm thực phẩm này chứa nhiều chất béo bão hòa sẽ kích thích phản ứng viêm, làm sưng tấy mặt trong của bao khớp, khiến cảm giác đau nghiêm trọng hơn. 

– Rượu, bia và các chất kích thích như cafe, cacao, nước chè đặc gây cản trở hấp thụ thuốc vào máu, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình điều trị bệnh.

Bệnh viêm khớp phản ứng cần kiêng gìNgười bị viêm khớp phản ứng không nên ăn nội tạng động vật

Các thực phẩm người bệnh viêm khớp phản ứng nên ăn gồm:

– Các loại cá biển, đặc biệt là cá hồi, cá thu, cá ngừ…

– Thực phẩm giàu Beta-caroten như rau cải xanh, xà lách, măng tây, rau bina, khoai lang, cà chua, cà rốt…

– Các loại hoa quả như dâu tằm, việt quất, mâm xôi, nho, bơ, cam, chanh, bưởi…

– Các loại gia vị gồm gừng, tỏi, ớt, nghệ…

– Các thực phẩm giàu canxi như hạt óc chó, hạt chia, hạt hướng dương, các loại hạt đậu, ngũ cốc nguyên cám…

( → Xem thêm: Bệnh viêm khớp cùng chậu nên ăn gì và kiêng gì?)

IV – Bệnh viêm khớp phản ứng và cách điều trị 

Các cách điều trị viêm khớp phản ứng thường được áp dụng hiện nay gồm có:

1. Sử dụng thuốc

– Thuốc kháng sinh nếu có nhiễm khuẩn.

-Thuốc chống viêm không chứa steroid (NSAID): Indomethacin, Diclofenac…

– Tiêm corticoid

– Thuốc trị viêm khớp dạng thấp nếu bệnh diễn biến thành viêm khớp dạng thấp: Sulfasalazine, Etanercept, Methotrexate…

– Thuốc điều trị tổn thương ngoài khớp nếu có.

2. Tập vật lý trị liệu

Tùy thuộc vào mức độ tổn thương gây viêm khớp, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh phương pháp tập vật lý trị liệu phù hợp.

Mục tiêu của phương pháp tập vật lý trị liệu là hỗ trợ các khớp bằng cách tăng cường sức mạnh cơ liên quan với các khớp bị ảnh hưởng. Đồng thời tăng tính linh hoạt của các khớp, giảm thiểu tình trạng co cứng gây khó chịu cho người bệnh.

Cách điều trị viêm khớp phản ứngSử dụng thuốc là phương pháp điều trị viêm khớp phản ứng thường dùng nhất

V – Cách phòng bệnh viêm khớp phản ứng

Để phòng ngừa bệnh viêm khớp phản ứng, các bạn cần lưu ý những vấn đề dưới đây:

– Duy trì điều trị và tái khám theo chỉ định của bác sĩ.

– Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, dinh dưỡng đa dạng và đầy đủ; đảm bảo ăn chín uống sôi.

– Tăng cường tập luyện thể dục thể thao hàng ngày, tối thiểu 30 phút mỗi ngày.

– Cần chú ý quan hệ tình dục an toàn.

– Ngồi, ngủ và đứng đúng tư thế.

Nếu cần tìm hiểu thêm về bệnh viêm khớp phản ứng bạn có thể để lại bình luận cuối bài viết, đặt câu hỏi trong khung chat hoặc gọi tới tổng đài 1800 1125 (miễn phí cước gọi) để được dược sĩ của NextG Cal tư vấn.

5/5 - (1 bình chọn)

Bình luận (0)

Trả lời

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.

Bài viết liên quan

Móng tay có vết trắng là bệnh gì? Có sao không? Bổ sung chất gì?

Móng tay có vết trắng là trình trạng không hiếm gặp, gây mất thẩm mỹ ở tay cho người gặp…

Chi tiết

Canxi NextG Cal giá bao nhiêu? Có “ĐẮT” Không?

PM NextG Cal là dòng sản phẩm canxi hữu cơ đang rất được quan tâm trong thời điểm hiện tại….

Chi tiết

Uống canxi có bị táo bón không? Cách xử lý hiệu quả!

Bổ sung canxi là việc làm cần thiết của mỗi người, tuy nhiên uống canxi có bị táo bón không…

Chi tiết

MCHA là gì? Công dụng của canxi MCHA với sức khỏe!

Mcha là một hợp chất hữu cơ tự nhiên có nguồn gốc từ xương với tỷ lệ canxi và phốt…

Chi tiết