Bị gãy xương thuyền cổ tay: Nguyên nhân, biểu hiện và điều trị

Dược sĩ tư vấn: Vũ Thị Hậu

Tuy có kích thước khá nhỏ nhưng xương thuyền lại có vai trò rất quan trọng trong hoạt động của vùng cổ tay. Do đó, việc gãy xương thuyền cổ tay có thể gây nhiều ảnh hưởng tới sinh hoạt và hoạt động hàng ngày của người bệnh. Cùng tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và thời gian hồi phục khi bị gãy xương thuyền qua bài viết dưới đây của NextG Cal.

I – Xương thuyền là xương gì? 

Xương thuyền là 1 trong 8 xương cổ tay, đây là loại xương nhỏ, vị trí nằm ở phần khớp và xương cổ tay. Tuy có kích thước nhỏ so với các các loại xương cổ tay khác nhưng xương thuyền lại đóng vai trò chính để tạo biên độ khớp và liên kết khớp ở cổ tay. 

Xương thuyền là xương gìGãy xương thuyền là tình trạng xương gãy thành từng mảnh nhỏ hoặc bị di lệch ở vùng cổ tay.

Trong số các loại xương cổ tay, xương thuyền cổ tay dễ gãy nhất. Bị gãy xương thuyền là tình trạng xương gãy thành từng mảnh nhỏ hoặc bị di lệch ở vùng cổ tay.

II – Nguyên nhân gãy xương thuyền

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới gãy xương thuyền cổ tay, trong đó các nguyên nhân chính phải kể đến:

– Do vùng cổ tay bị tác động ngoại lực mạnh.

– Ngã chống tay xuống đất.

Bị gãy xương thuyền ở cổ tayNgã chống tay xuống đất là một trong các nguyên nhân chính làm gãy xương thuyền cổ tay.

Gãy xương thuyền ở cổ tay do gặp chấn thương trong thể thao.

Gãy xương thuyền bàn tay do tai nạn giao thông.

– Do tai nạn lao động.

– Những người mắc các bệnh lý về xương như thoái hóa khớp cổ tay, hoại tử vô mạch hay loãng xương cổ tay có nguy cơ bị gãy xương thuyền cao hơn.

III – Dấu hiệu gãy xương thuyền ở cổ tay

Các biểu hiện gãy xương thuyền thường gồm:

Đau nhức ở vùng cổ tay: Triệu chứng gãy xương thuyền với cơn đau âm ỉ  thường khiến nhiều người nhầm lẫn bị đau khớp cổ tay. Cơn đau tăng lên với động tác xoay, nhiều trường hợp sẽ thấy cơn đau nghiêm trọng. Nhìn chung, mức độ đau tùy thuộc vào từng bệnh nhân.

Sưng và tụ máu bầm vùng cổ tay: Nếu bị gãy xương thuyền kín thì vùng gãy sưng rất to; nếu bị gãy xương thuyền hở thì thường ít sưng nhưng lại có kèm theo chảy máu. Ít khi có bầm tím hay tụ máu khi gãy xương thuyền.

Biểu hiện gãy xương thuyền cổ tayGãy xương thuyền gây đau buốt ở vùng cổ tay.

Khớp cổ tay khó hoặc không cử động được: Xương thuyền có chức năng điều hòa hoạt động của cổ tay nên khi bị gãy, khớp cổ tay sẽ rất khó hoặc không thể cử động được.

Biến dạng cổ tay: Triệu chứng này hiếm khi xuất hiện, chủ yếu là do bị di lệch xương thuyền cổ tay khi gãy.

( → Xem thêm: Gãy xương bả vai bao lâu thì lành? Nguyên nhân, biểu hiện, điều trị)

IV – Bị gãy xương thuyền bao lâu thì lành? 

Thời gian xương thuyền bị gãy lành và hồi phục hoàn toàn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như mức độ bị gãy xương, các biến chứng, sức chịu đau và tình trạng sức khỏe bệnh nhân.

Thông thường, hầu hết các bệnh nhân bị gãy xương thuyền cổ tay có thể trở lại hoạt động bình thường sau khoảng từ 4 – 6 tháng phẫu thuật.

Bệnh gãy xương thuyền bao lâu thì lànhBệnh nhân gãy xương thuyền thường mất khoảng từ 4 – 6 tháng để xương hồi phục hoàn toàn

V – Cách khắc phục bệnh gãy xương thuyền

Khi nghi ngờ có dấu hiệu bị gãy xương thuyền, người bệnh nên đến bệnh viện càng sớm càng tốt để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời. Thông qua chẩn đoán bên ngoài và chụp xquang gãy xương thuyền , bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, hiệu quả với từng bệnh nhân.

1. Điều trị bảo tồn 

Bác sĩ chỉ định điều trị gãy xương thuyền bằng phương pháp bảo tồn khi: xương thuyền bị gãy ít hoặc không di lệch; không gây ra các biến chứng gãy xương thuyền cổ tay nguy hiểm

Tùy theo từng tình trạng và mức độ gãy của người bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra các cách điều trị như: Bó bột ở cổ ngón tay và ngón cái; sử dụng thuốc giảm đau và kháng viêm kết hợp với tập vật lý trị liệu để hồi phục chức năng.

Gãy xương thuyền bó bột bao lâu? Người bệnh thường phải bó bột trong khoảng thời gian từ 2- 3 tháng cho tới khi xương lành.

Bị gãy xương thuyền bàn tayĐiều trị gãy xương thuyền bằng cách bó bột.

2. Điều trị phẫu thuật

Với các trường hợp bị gãy xương thuyền bị gãy hở; di lệch nhiều; gây ảnh hưởng tới chức năng của các bộ phận khác, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh cần thực hiện phẫu thuật. Vì phương pháp điều trị bảo tồn trong các trường hợp này hầu như không cho hiệu quả cao. 

Mục tiêu của phẫu thuật gãy xương thuyền là nhằm cố định xương gãy và thúc đẩy quá trình phục hồi xương. Sau khi phẫu thuật, ngón tay và cổ tay và ngón tay của người bệnh sẽ được bảo vệ ở trong 1 cái nẹp nhằm bảo vệ vùng xương gãy. Thời gian để xương liền và lành hoàn toàn khá lâu nên người bệnh cần kiên nhẫn. 

( → Xem thêm cách điều trị gãy xương gò má TẠI ĐÂY)

VI – Cách chăm sóc bệnh nhân gãy xương thuyền

Dưới đây là cách chăm sóc cho người bệnh gãy xương thuyền sau khi bó bột và phẫu thuật:

1. Cách chăm sóc cho người bệnh gãy xương thuyền sau khi bó bột

– Nếu thấy quá căng tức, chật chội, tê lạnh, sưng nề và tím ở các đầu ngón tay, người bệnh cần thông báo ngay cho bác sĩ để được nới bột. Tránh tình trạng bị hoại tử chi vùng bó bột do bị chèn ép bột.

– Nên kê cao vùng tay được bó bột trong 72 tiếng sau khi bó bột để máu trở về tim dễ dàng hơn.

– Giữ vùng tay bó bột khô ráo, tránh bị thấm nước gây ngứa ngáy khó chịu và kích ứng da.

– Giữ sạch sẽ bột đồng thời lau sạch sẽ phần đầu tay không bó bột.

– Tuyệt đối không sử dụng các vật dụng cứng nhọn để gãi ngứa, rất dễ xảy ra viêm nhiễm và tổn thương.

– Không tự ý cắt bỏ phần bột đang bó khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ.

– Quan sát vùng da quanh mép bột nếu thấy bị tấy đỏ hoặc trầy xước cần đi khám ngay.

2. Chăm sóc người bệnh phẫu thuật gãy xương thuyền

– Theo dõi sát sao người bệnh trong 24 giờ sau khi phẫu thuật để phát hiện hiện tượng tai biến của phẫu thuật và gây mê. Nếu có cần thông báo ngay cho bác sĩ.

– Nếu người bệnh bị chảy máu, cần ép băng cầm máu và gọi bác sĩ ngay.

– Người bệnh nên kê cao phần tay bị tổn thương để tránh gây sưng phù do bị ứ máu tĩnh mạch.

Cách điều trị gãy xương thuyền bàn chânCần theo dõi sát sao người bệnh sau khi bó bột và phẫu thuật gãy xương thuyền.

Để phục hồi xương thuyền bị gãy, bệnh nhân cần phải bổ sung một lượng canxi lớn cho cơ thể. Ngoài việc có chế độ ăn uống giàu canxi, kẽm, magie, vitamin D và K thì người bệnh nên hỏi ý kiến bác sĩ về việc sử dụng  sử dụng thuốc bổ sung canxi.

NextG Cal là thuốc bổ sung canxi, được dùng cho các trường hợp thiếu canxi và người bị loãng xương. Đây là canxi hữu cơ dạng MCHA nên rất dễ hấp thu. Sản phẩm được chiết xuất từ xương bò non của Úc giàu canxi và photpho, kết hợp với vitamin D3, vitamin K1 giúp cung cấp và tăng hấp thu canxi, đưa canxi vận chuyển canxi tới tận mô xương.

Ảnh 6: Viên uống canxi NextG Cal giúp bổ sung canxi cho quá trình phục hồi xương bị gãy

*Số giấy xác nhận quảng cáo NextG Cal: 2/2019/XNQC-QLD.

Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về việc gãy xương thuyền hoặc muốn biết thêm thông tin về sản phẩm viên uống canxi NextG Cal, hãy nhanh chóng gọi điện tới tổng đài 1800 1125 để được dược sĩ tư vấn trực tiếp.

5/5 - (1 bình chọn)

Bình luận (0)

Trả lời

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.

Bài viết liên quan

Gãy xương có ăn trứng vịt lộn được không? Nên ăn như thế nào?

Gãy xương có ăn trứng vịt lộn được không là câu hỏi nhận được sự quan tâm của rất nhiều…

Chi tiết

Gãy xương có ăn trứng vịt lộn được không? Nên ăn như thế nào?

Gãy xương có ăn trứng vịt lộn được không là câu hỏi nhận được sự quan tâm của rất nhiều…

Chi tiết
tại sao gãy xương kiêng ăn thịt gà

Bị gãy xương ăn thịt gà được không? Lời khuyên từ chuyên gia

Thịt gà giàu đạm và dinh dưỡng tốt cho sức khỏe nhưng theo kinh nghiệm dân gian thì những người…

Chi tiết
bị gãy xương quan hệ có sao khôngị gãy xương quan hệ có sao không

Bị gãy xương có nên quan hệ không? Quan hệ có sao không? Giải đáp

Bị gãy xương có nên quan hệ không là thắc mắc của không ít người vì thời gian cần thiết…

Chi tiết