Gãy xương gò má là một trong những chấn thương nguy hiểm và phức tạp nhất ở vùng hàm mặt. Vì vậy, nhiều bệnh nhân gãy xương gò má lo lắng và thắc mắc không biết gãy xương gò má bao lâu thì lành, nguy hiểm thế nào, có cần phẫu thuật không và cách điều trị ra sao. Tất cả những thắc mắc này sẽ được NextG Cal giải đáp trong bài viết này, hãy cùng theo dõi nhé!
Hình ảnh gãy xương gò má.
Nội dung:
- I – Gãy xương gò má là như thế nào?
- II – Nguyên nhân bị gãy xương gò má
- III – Biểu hiện của gãy xương gò má
- IV – Bị gãy xương gò má có nguy hiểm không?
- V – Gãy xương gò má bao lâu lành?
- VI – Cách điều trị gãy xương gò má
- VII – Gãy xương gò má kiêng ăn gì và nên ăn gì?
- VIII – Cách chăm sóc bệnh nhân gãy xương gò má
I – Gãy xương gò má là như thế nào?
Xương gò má là một thành phần nằm trong khối xương mặt. Xương gò má có 4 cạnh khớp với 4 xương là: xương thái dương, xương trán, xương hàm trên và cánh lớn của xương bướm. Cấu tạo của xương gồm 3 mặt, 4 bờ và 3 góc.
Không chỉ là chỗ bám của một số cơ mặt xương gò má vừa còn là một trong các bộ phận tạo nên sàn và thành ngoài của ổ mắt. Ngoài ra, loại xương này còn có liên quan tới các dây thần kinh mặt và hàm,…
Xương gò má là một thành phần nằm trong khối xương mặt.
Gãy xương gò má là một trong những chấn thương nguy hiểm và phức tạp nhất ở vùng hàm mặt, thường xảy ra khi có va đập mạnh ở xương gò má với các vật cứng.
Không chỉ gây đau nhức và ảnh hưởng tới thẩm mỹ gương mặt, gãy xương gò má còn liên quan tới chức năng của vùng hàm mặt cũng như các bộ phận liên quan như mũi, tai, mắt.
II – Nguyên nhân bị gãy xương gò má
Các chấn thương ở xương gò má khá thường gặp, nhất là gãy xương gò má cung tiếp. Nguyên nhân là do xương gò má bị va đập mạnh vào các vật cứng khi xảy ra tai nạn giao thông, tai nạn lao động hoặc bị té ngã trong sinh hoạt hàng ngày.
Gãy xương gò má hiện đang được phân thành 6 loại như sau:
– Loại 1: Gãy xương gò má nhẹ, có tình trạng di lệch xương nhưng không đáng kể.
– Loại 2: Gãy cung Zygoma.
– Loại 3: Gãy xương gò má lún xuống dưới và có di lệch vào trong nhưng không bị xoay trục.
– Loại 4: Gãy xương gò má bị di lệch xoay vào bên trong.
– Loại 5: Gãy xương bị di lệch xương ra bên ngoài.
– Loại 6: Gãy xương gò má phức tạp khi có 3 mảnh gãy trở lên.
Gãy xương gò má do bị va đập mạnh khi gặp tai nạn giao thông, tai nạn lao động.
( → Xem thêm: Bị gãy xương mác bao lâu đi được? Biểu hiện và cách điều trị)
III – Biểu hiện của gãy xương gò má
Tùy từng loại gãy xương gò má mà người bệnh có các dấu hiệu gãy xương gò má khác nhau. Nhưng về cơ bản khi bị gãy xương gò má trái, gãy xương gò má phải, người bệnh sẽ có các biểu hiện như sau:
– Người bị gãy xương gò má trong bị sưng nề mặt.
– Biến dạng ở bên xương gò má bị gãy.
– Vùng gò má lõm xuống.
– Vùng dưới xương gò má và ở xung quanh mắt bị bầm tím và sưng.
– Xuất hiện hiện tượng nhìn một thành hai, mắt nhìn mọi vật không rõ ràng và mờ.
– Gặp khó khăn khi há miệng, nếu há miệng rất đau nhức và khó chịu.
– Chảy máu mũi do niêm mạc xoang sàng bị tổn thương.
– Kết mạc mắt bị tụ máu, đuôi mắt bị kéo dài.
– Bị tụ máu ở ngách lợi vùng răng hàm phía bên xương gò má bị gãy.
– Sờ tay vào vùng xương gò má gãy sẽ thấy khuyết bậc thang, nếu ấn vào thì bị đau nhói.
Người bị gãy xương gò má gặp khó khăn khi há miệng, nếu há sẽ đau nhức và khó chịu.
IV – Bị gãy xương gò má có nguy hiểm không?
Như chúng tôi đã nói ở trên, gãy xương gò má là một trong những nguy hiểm và phức tạp nhất ở vùng hàm mặt. Không chỉ gây đơn thuần là làm ảnh hưởng tới thẩm mỹ của gương mặt và gây đau nhức, gãy xương gò má cũng như gãy xương gò má cung tiếp phải và gãy xương gò má cung tiếp trái còn tác động rất lớn đến chức năng của vùng hàm mặt cũng như các bộ phận khác liên quan như mũi, mắt, tai…
Đặc biệt, nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, gãy xương gò má còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm và nặng nề.
Các biến chứng gãy xương gò má đó là lõm mắt, song thị (nhìn một thành hai), lạc chỗ mi mắt ngoài, viêm xoang hàm tái diễn, vùng dây thần kinh ở dưới ổ mắt bị mất cảm giác…
Lõm mắt, lạc chỗ mi mắt ngoài, viêm xoang hàm tái diễn… là những biến chứng khi bị gãy xương gò má.
V – Gãy xương gò má bao lâu lành?
Gãy xương gò má bao lâu thì lành? Không có thời gian cụ thể về việc gãy xương gò má bao lâu mới lành. Vì thời gian phục hồi của xương gò má bị gãy phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe và mức độ xương bị gãy của từng người bệnh.
Nhưn thông thường, nếu bị gãy xương gò má đơn giản và nhẹ thì xương có thể liền vững sau khoảng 3 tuần. Nếu gãy xương gò má nặng thì sẽ cần khoảng thời gian ít nhất 6 tuần để hết hẳn các triệu chứng bị gãy xương đòn kể trên.
Thời gian phục hồi của xương gò má bị gãy phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe và mức độ xương bị gãy của từng người bệnh.
( → Xem thêm cách điều trị gãy xương quai xanh TẠI ĐÂY)
VI – Cách điều trị gãy xương gò má
Nguyên tắc điều trị gãy xương gò má, điều trị gãy xương gò má cung tiếp là nắn chỉnh và cố định lại phần xương gò má bị gãy, đồng thời ngăn ngừa những biến chứng xảy ra, điều trị phục hồi chức năng và đảm bảo tính thẩm mỹ cho người bệnh.
Chấn thương gãy xương gò má rất phức tạp nên bác sĩ cần thực hiện một số xét nghiệm, chụp X quang gãy xương gò má để có chẩn đoán chính xác. Sau đó căn cứ vào bệnh án mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị gãy xương gò má phù hợp, hiệu quả.
1. Gãy xương gò má có cần phẫu thuật không?
Bác sĩ sẽ chỉ định thực phẫu thuật khi gãy xương gò má bị di lệch nhiều. Cụ thể, bác sĩ tiến hành rạch da và niêm mạc để bộc lộ vùng xương gò má bị gãy. Sau đó , nâng chỉnh các mảnh xương gò má gãy về đúng vị trí ban đầu rồi dùng nẹp vít nhỏ hoặc chỉ thép phẫu thuật cố định xương bị gãy lại.
Trường hợp khớp cắn sai do sự di lệch xương, khi phẫu thuật bác sĩ sẽ thực hiện chỉnh đóng khớp cắn. Nếu không chỉnh được, sẽ cần kết hợp với nắn chỉnh cố định bằng cung móc.
Người bệnh được điều trị bằng thuốc chống viêm, kháng sinh toàn thân và thuốc giảm đau.
Tuy nhiên, sau phẫu thuật gãy xương gò má người bệnh có thể gặp một số rủi ro như: nhiễm trùng, phù nề, loét miệng, nhãn cầu gặp vấn đề… Khi chăm sóc bệnh nhân gãy xương gò má nếu xuất hiện các triệu chứng này, bạn cần thông báo ngay cho bác sĩ.
Chi phí mổ gãy xương gò má bao nhiêu? Chi phí phẫu thuật gãy xương gò má trung bình dao động từ khoảng 20 – 70 triệu đồng, tùy theo mức độ gãy xương và đơn vị thực hiện.
2. Phương pháp không phẫu thuật
Trường hợp bị gãy xương gò má nhẹ ít di lệch, bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp nắn chỉnh không phẫu thuật. Một số dụng cụ và cách nắn chỉnh được bác sĩ sử dụng trong điều trị gãy xương gò má như:
– Dùng sonde sắt đi xuyên vào trong xoang để nắn chỉnh xương gò má bị gãy.
– Dùng cây bóc tách đi đường trong miệng và qua ngách tiền đình để nắn xương gò má bị gãy.
– Dùng móc loại lớn đi xuyên qua da và luồn dưới thân xương rồi kéo nắn chỉnh xương gãy.
– Rạch một đường ở vùng thái dương rồi luồn cây bóc tách xuống đề nắn xương gò má.
Bệnh nhân cần thực hiện phẫu thuật nếu xương gò má bị gãy di lệch nhiều.
VII – Gãy xương gò má kiêng ăn gì và nên ăn gì?
1. Gãy xương gò má nên ăn gì?
Tuần đầu tiên sau phẫu thuật, bệnh nhân nên ăn các thức ăn mềm như cháo, các món hầm, thức ăn được xay nhuyễn… Một số thực phẩm người gãy xương gò má nên ăn gồm:
– Nhóm thực phẩm giàu canxi: Canxi có nhiều trong sữa đậu nành, sữa không béo, sữa chua, cá hộp, củ cải xanh, rau chân vịt, cải cúc, măng tây, cải bắp, cải xoăn, lá su hào, củ cải, bông cải xanh, cần tây, rau diếp, hạnh nhân, rong biển, hạt mè, đậu phụ, nước cam… Đây là nhóm thực phẩm quan trọng nhất với bệnh nhân gãy xương gò má.
– Nhóm thực phẩm giàu vitamin D: Vitamin D có nhiều trong cá hồi, cá mòi, cá trích, dầu gan cá tuyết, lòng đỏ trứng, nấm….
– Nhóm thực phẩm giàu magie: Magie có nhiều trong đậu tương, kê, thịt, sữa, bơ, lạc, rau ngót, chuối, mủ trôm, rau mồng tơi, khoai lang, cải xanh, cá thu, cá mú, cá chép …
– Nhóm thực phẩm giàu kẽm: Kẽm có nhiều trong ngũ cốc, hàu, trai, cá biển, hạt hướng dương, hạt bí tiểu mạch, khoai tây, cà rốt, lạc, đào, bánh mì…
– Nhóm thực phẩm giàu vitamin B6 và B12: Gồm thịt gia cầm, chuối, cải bắp, thịt bò nạc, ngũ cốc, chuối, nội tạng động vật, các loại hạt, dầu thực vật, sữa hạnh nhân…
Bệnh nhân nên bổ sung các thực phẩm giàu canxi để giúp xương gò má bị gãy mau chóng phục hồi
2. Gãy xương gò má kiêng ăn gì?
Người bị gãy xương má nên tránh xa hoặc hạn hế các thực phẩm hoặc thức ăn sau:
– Hãy tránh xa đồ ngọt như bánh kẹo, nước ngọt, soda, nước hoa quả đóng hộp…
– Hạn chế ăn quá nhiều đồ ăn nhanh và thức ăn có chứa nhiều dầu mỡ.
– Nên tránh các loại đồ ăn quá nóng hoặc lạnh, đồ nhiều gia vị.
– Không uống bia, rượu, cà phê, nước trà đặc.
– Không hút thuốc lá, thuốc lào.
VIII – Cách chăm sóc bệnh nhân gãy xương gò má
Để xương gò má bị gãy mau lành và phục hồi, khi chăm sóc gãy xương gò má các bạn cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:
– Theo dõi sát sao bệnh nhân gãy xương sau khi nắn chính và phẫu thuật xương gò má nhằm phát hiện các dấu hiệu bất thường xảy ra đồng thời thông báo ngay cho bác sĩ để có cách xử lý kịp thời.
– Bệnh nhân gãy xương gò má cần tuân thủ tuyệt đối theo chỉ định điều trị của bác sĩ. Tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi quá trình phục hồi xương và phát hiện kịp thời các dấu hiệu bất thường nếu có.
– Hạn chế vận động mạnh, mang vác nặng, làm việc quá sức khi đang điều trị.
– Để phục hồi xương gò má bị gãy, người bệnh cần bổ sung hàm lượng canxi lớn. Nếu chế độ ăn uống và dinh dưỡng hàng ngày không cung cấp đủ lượng canxi cần thiết cho quá trình phục hồi xương, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc dùng thuốc bổ sung canxi.
NextG Cal là thuốc bổ sung canxi, được dùng cho các trường hợp thiếu canxi, người bị loãng xương. Đây là canxi hữu cơ dạng MCHA nên rất dễ hấp thu. Sản phẩm được chiết xuất từ xương bò non của Úc giàu canxi và photpho, kết hợp với vitamin D3, vitamin K1 giúp cung cấp và tăng hấp thu canxi, đưa canxi vận chuyển canxi tới tận mô xương.
Viên uống canxi NextG Cal giúp bổ sung canxi cho quá trình phục hồi xương bị gãy
*Số giấy xác nhận quảng cáo NextG Cal: 2/2019/XNQC-QLD.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về việc gãy xương gò má hoặc muốn biết thêm thông tin về sản phẩm viên uống canxi NextG Cal, hãy nhanh chóng gọi điện tới tổng đài 1800 1125 để được dược sĩ tư vấn trực tiếp.