Gãy xương đòn (gãy xương quai xanh): Biểu hiện và cách điều trị

Gãy xương đòn tuy mau lành nhưng cũng tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm như liệt tay, nặng hơn là suy hô hấp. Việc nhận biết sớm các triệu chứng gãy xương đòn sẽ giúp người bệnh có phương pháp điều trị kịp thời và hiệu quả. Cùng Nextgcal.vn tìm hiểu gãy xương đòn có ảnh hưởng gì không, có nguy hiểm không, bao lâu thì khỏi và phương pháp điều trị nào hiệu quả qua bài viết dưới đây các bạn nhé!

Bị gãy xương đòn di lệchGãy xương đòn tuy mau lành nhưng cũng tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm

I – Những thông tin cần biết khi bị gãy xương đòn

Cùng tìm hiểu nguyên nhân, biển hiện, mức độ nguy hiểm và một số thông tin khác về gãy xương quai xanh:

1. Nguyên nhân bị gãy xương đòn vai 

Xương đòn (còn gọi là xương quai xanh) bị gãy là dạng chấn thương vật lý thường gặp ở vùng vai, chiếm tỷ lệ khoảng 4% các trường hợp gãy xương trong cơ thể. 

Nguyên nhân bị gãy xương quai xanh chủ yếu là do tai nạn giao thông, tai nạn trong sinh hoạt hàng ngày như ngã đập vai, chống tay trong tư thế dạng vai hoặc đập trực tiếp vào vị trí xương đòn gây gãy xương quai xanh.

Theo thống kê, số trường hợp bị gãy xương đòn vai trái phổ biến hơn so với gãy xương đòn vai phải. Nguyên nhân có thể là do đa phần người Việt thuận tay bên phải nên bên trái có xu hướng yếu và dễ bị tổn thương hơn.

2. Biểu hiện gãy xương đòn vai

Người bị gãy xương đòn bả vai thường có các biểu hiện sau:

– Dấu hiệu gãy xương đòn là xương đòn bị biến dạng hoặc nhô cao.

Vùng xương quai bị đau, sưng và có các vết bầm.

Cử động ở bên xương đòn bị gãy gặp khó khăn.

Nghe thấy tiếng lạo xạo khi cố cử động cánh tay hoặc vai.

Bị xệ vai ở cùng bên xương đòn vai bị gãy.

Người bị gãy xương đòn trái và gãy xương đòn phải nên đến bác ngay nếu có 1 trong các triệu chứng sau: 

Tay có cảm giác châm chích hoặc bị tê.

Thuốc giảm đau không có tác dụng.

Vai biến dạng.

Xương đòn đâm ra ngoài.

Cánh tay không thể cử động.

Bị gãy xương đòn vai phảiKhu vực xương quai xanh sưng, đau

3. Bị gãy xương quai xanh có nguy hiểm không?

Gãy xương đòn có nguy hiểm không? Gãy xương quai xanh thường không nguy hiểm vì loại xương này rất mau lành. Tuy nhiên, một số ít trường hợp gãy xương đòn nghiêm trọng và phức tạp như:

Các mảnh xương bị gãy nếu đâm vào các mạch máu hoặc bó dây thần kinh ở dưới xương đòn có thể gây chảy máu và liệt tay.

Đầu xương đòn bị gãy nếu đâm vào vị trí đỉnh phổi sẽ gây tình trạng tràn máu màng phổi. Hậu quả là dẫn tới suy hô hấp và có thể gây nguy hiểm cho tính mạng của bệnh nhân.

Những người bị gãy cả xương quai xanh cùng một lúc sẽ bị khó thở do khi thở xương đòn vai cử động gây đau.

Đặc biệt, nếu không được điều trị đúng phương pháp hoặc phục hồi chức năng sai nguyên tắc, gãy xương quai xanh có thể gây ra nhiều biến chứng và di chứng nguy hiểm như:

Chậm liền xương.

– Di chứng gãy xương đòn: Xương không liền. 

Đứt, dập mạch máu.

Tổn thương thần kinh.

Hỏi ngay dược sĩ tại đây

4. Gãy xương đòn có cần bó bột không? 

Phương pháp bó bột hiện không còn được sử dụng trong điều trị gãy xương quai xanh nữa vì những lý do:

Xương đòn là loại xương rất mau lành và dễ liền xương. 

– Bên cạnh đó, do vị trí xương đòn rất khó bó bột và không thể bất động hoàn toàn nên gãy xương đòn di lệch rất cao. Nếu bó dễ bị lệch can xương dẫn đến lệch vai hoặc vai yếu.

Thay vì bó bột, bác sĩ sẽ nắn chỉnh sau đó đeo đai và dán băng chun bất động là có thể tránh được tình trạng di lệch.

Bị gãy xương đòn có cần bó bột khôngGãy xương quai xanh không cần bó bột, người bệnh sẽ được đeo đai số 8

5. Gãy xương đòn nên mổ hay đeo đai?

Phương pháp mổ và đeo đai số 8 gãy xương đòn đều có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau. Do đó, bác sĩ sẽ căn cứ vào từng trường hợp gãy xương quai xanh cụ thể để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp, an toàn và hiệu quả nhất.

6. Gãy xương đòn nằm võng được không?

Câu trả lời là KHÔNG. Người bệnh cần lưu ý, khi xương chưa lành và liên kết mô xương chưa ổn định khi ngủ cần nằm ở tư thế nằm ngửa. Không nên nằm ngủ ở tư thế nghiêng về phía phần xương đòn đang bị gãy.

Ngoài ra, người bệnh cần tránh các tác động lực mạnh và gây bất lợi cho vị trí xương đòn bị gãy.

Gãy xương đòn nằm võng được khôngNgười bị gãy xương quai xanh nên ngủ ở trên giường với tư thế nằm ngửa

( → Xem thêm: Tìm hiểu bệnh ung thư xương)

II – Gãy xương đòn vai trái, phải bao lâu thì khỏi? 

Gãy xương quai xanh bao lâu thì lành, bị gãy xương đòn bao lâu thì lành là câu hỏi được rất nhiều người bệnh đặt ra.

Về vấn đề này, theo các bác sĩ, không có thời gian cụ thể cho việc gãy xương đòn bao lâu lành hay gãy xương đòn bao lâu thì khỏi. Bởi gãy xương đòn bao lâu thì lành phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như tình trạng và mức độ bệnh của từng bệnh nhân, phương pháp điều trị.

Bị gãy xương đòn vai trái bao lâu thì khỏiThời gian xương quai xanh lành và hồi phục phụ thuộc vào tình trạng và mức độ bệnh của từng bệnh nhân, phương pháp điều trị

Thông thường, nếu sử dụng phương pháp điều trị bảo tồn (đeo đai, băng số 8, nẹp vải, dán băng keo thun, phương pháp Rieunau) thì thời gian cần thiết để xương lành là từ 4 đến 8 tuần, xương liền vững là từ 3-6 tháng.

Trường hợp người bệnh được phẫu thuật xương đòn thì thời gian xương lành có thể nhanh hơn và hoạt động được sớm hơn so với phương pháp điều trị bảo tồn. 

Hỏi ngay dược sĩ tại đây

III – Những trường hợp dễ bị gãy xương đòn

Bất kỳ ai cũng có thể bị gãy xương quai xanh nếu không cẩn thận, nhưng các đối tượng dưới đây có nguy cơ bị chấn thương này cao hơn:

1. Trẻ em, trẻ sơ sinh

Trẻ nhỏ, nhất là trẻ nhỏ mới biết đi thường bị ngã ở tư thế đẩy ra phía trước nên rất dễ bị gãy xương quai xanh. Trẻ thường xuyên chạy nhảy và nô đùa nếu bị ngã mà lực tác động lên vùng đầu và vai cũng có nguy cơ bị gãy xương đòn ở trẻ em

Ngoài ra, trong vài trường hợp ít gặp, gãy xương đòn trẻ sơ sinh cũng xảy ra. Nguyên nhân gãy xương đòn ở trẻ sơ sinh là do bé có cân nặng lớn hoặc khung chậu của người mẹ hẹp.

2. Người lớn tuổi

Không chỉ trẻ bị gãy xương đòn vai, khi bạn càng lớn tuổi thì xương đòn càng yếu đi và theo đó cũng dễ gãy hơn.

3. Các vận động viên thể thao

Chấn thương gãy xương đòn cũng xảy ra phổ biến ở các vận động viên thể thao hoặc những người tham gia các bộ môn thể thao như trượt ván, đua xe đạp hay bóng đá, đấu vật…

Bị gãy xương quai xanh bao lâu thì lànhCác vận động viên thể thao có nguy cơ bị gãy xương quai xanh cao hơn người bình thường

IV – Bị gãy xương đòn nên ăn gì, kiêng gì?

Dù bé 15 tháng gãy xương đòn, bé 3 tuổi bị gãy xương đòn hay người lớn bị gãy xương quai xanh ngoài việc tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ thì cần có chế độ ăn uống khoa học, giúp bổ sung các dưỡng chất cần thiết để xương mau lành hơn.

1. Gãy xương đòn nên ăn gì? 

Tìm kiếm gãy xương đòn vai nên ăn gì, tuyệt đối không nên bỏ qua những thực phẩm dưới đây:

– Thực phẩm giàu canxi: Đây là đáp án cho câu hỏi gãy xương đòn ăn gì mau lành. Canxi có nhiều trong các loại sữa như sữa không béo, sữa chua, sữa tươi, sữa đậu nành; các loại rau củ như cải bắp, cải xoăn, cải bắp, củ cải, cần tây, măng tây, rau diếp; các loại hạt như hạnh nhân, hạt mè; cá hộp…

Thực phẩm giàu magie: Gồm các loại thịt, sữa, bơ, mủ trôm, đậu tương,  cá thu, chuối, cá chép, lạc, rau ngót, cá mú, khoai lang, rau cải xanh, mồng tơi,…

Thực phẩm giàu kẽm: Gồm tôm, cua, cá biển, ngũ cốc, cà rốt, bột thô, trứng, khoai tây, hạt hướng dương, trai, lạc, hạt bí tiểu mạch, hàu, đào, bánh mì…

Thực phẩm giàu vitamin D: Gồm cá hồi, cá trích, cá mòi; dầu gan cá tuyết, hàu, tôm, nấm, lòng đỏ trứng, nước cam, bột yến mạch, ngũ cốc…

Thực phẩm giàu vitamin B6: Gồm chuối, thịt gia cầm, ngũ cốc, súp lơ, thịt bò nạc, cải bắp…

Thực phẩm giàu vitamin B12: Gồm có các loại hạt, nội tạng động vật, trứng, dầu thực vật, sữa hạnh nhân…

Bị gãy xương đòn nên ăn gìThực phẩm giàu canxi tốt cho người bị gãy xương quai xanh

( → Xem thêm: Người bị viêm tủy xương nên ăn gì và kiêng ăn gì?)

2. Gãy xương đòn kiêng ăn gì? 

Bên cạnh các thực phẩm cần bổ sung trong chế độ ăn uống hàng ngày, người bệnh khi bị gãy xương đòn không nên ăn gì? Một số thực phẩm người bị gãy xương quai xanh nên kiêng hoặc hạn chế ăn gồm có:

Đồ ăn chiên xào và nhiều dầu mỡ.

Thức ăn nhanh, thức ăn chế biến sẵn.

Bánh kẹo, đồ ngọt.

Bia, rượu, cà phê, nước ngọt.

Chất kích thích.

Nước trà quá đặc.

3. Bị gãy xương đòn nên kiêng gì trong sinh hoạt? 

Gãy xương đòn kiêng những gì trong sinh hoạt hàng ngày? Ngoài việc quan tâm tới chế độ ăn uống, khi bị gãy xương quai xanh bạn cầu lưu ý một số vấn đề trong sinh hoạt hàng ngày đó là:

Không vận động mạnh, nhất là các vị trí liên quan tới xương đòn vai.

Tránh thức khuya ngủ muộn, nên ngủ trước 23h và ngủ đủ 7- 8 tiếng mỗi ngày.

Không làm việc quá sức trong thời gian điều trị gãy xương đòn vì có thể khiến cơ thể mệt mỏi và tinh thần căng thẳng.

Vận động nhẹ nhàng, không tham gia các môn thể thao vận động mạnh khi xương chưa lành.

Bị gãy xương đòn nên kiêng gìTrong quá trình điều trị gãy xương quai xanh, người bệnh tránh vận động mạnh và làm việc quá sức

V – Các cách chữa gãy xương quai xanh hiệu quả nhất

Cách điều trị gãy xương đòn vai nhằm mục tiêu phục hồi chức năng khớp vai như trước khi bị gãy. Sau khi chụp X quang gãy xương đòn, tùy theo mức độ gãy và giai đoạn bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Một số phương pháp điều trị và xử trí gãy xương đòn được sử dụng hiện nay gồm:

1. Đeo đai số 8 gãy xương đòn

Băng số 8 gãy xương đòn là phương pháp điều trị bảo tồn, bác sĩ sẽ sử dụng băng thun bản rộng 10-12cm hoặc dùng bột băng bắt chéo sau lưng như hình số 8. Thời gian đeo đai từ 3-4 tuần, giúp cố định xương. 

Đeo đai số 8 gãy xương đòn vai phảiĐeo đai số 8 gãy xương quai xanh

2. Phẫu thuật gãy xương đòn

– Bác sĩ thường chỉ định phẫu thuật gãy xương quai xanh trong các trường hợp sau: gãy hở; gãy kèm theo biến chứng chèn ép mạch máu, thần kinh; gãy xương đe dọa chọc thủng da; gãy xương đòn bị di lệch nhiều; khớp giả.

Bác sĩ sẽ sử dụng kim Kirschner hoặc nẹp mỏng AO để cố định xương đòn bị gãy.

Phương pháp phẫu thuật giúp xương mau chóng hồi phục nhưng lại tiềm ẩn một số rủi ro như viêm xương, chồi đinh, nhiễm trùng vết mổ, gãy nẹp, để lại sẹo ở vùng xương đòn.

3. Bó thuốc nam

Người bị gãy xương quai xanh muốn bó thuốc nam cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bó để đảm bảo an toàn. 

Trường hợp được bác sĩ chỉ định gãy xương đòn bó thuốc nam, người bệnh cần đến cơ sở y tế, bệnh viện hoặc phòng khám đông y uy tín và tin cậy để thực hiện.

Hỏi ngay dược sĩ tại đây

4. Bài tập gãy xương đòn

Tùy thuộc vào từng giai đoạn bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định bài tập gãy xương đòn  phù hợp cho người bệnh. Cụ thể:

  • Các bài tập ở giai đoạn bất động gồm:

Ở tuần 1 và 2 sau khi cố định bằng băng số 8 người bệnh cần tập vận động ngay.

Tập gập duỗi ngón tay.

Tập gập duỗi khuỷu tay, cổ tay, cử động sấp ngửa cẳng tay

Tập cử động của cột sống cổ.

Tập co cơ tĩnh nhẹ nhàng ở vị trí đai vai.

Từ tuần thứ 3 và 4, người bệnh tập các bài tập điều trị gãy xương quai xanh tương tự như ở tuần 1 và 2. Nhưng bác sĩ sẽ chỉ định thêm động tác dang cánh tay để tạo sức ép vào vùng đầu xương giúp xương mau lành.

Mục đích của các bài tập trên: Cải thiện tuần hoàn, duy trì cơ lực ở các khớp tự do và chống teo cơ cứng khớp.

  • Các bài tập ở giai đoạn sau bất động gồm:

Xoa bóp các cơ bị co cứng ở vùng cổ và vai

Tập mạnh cơ vùng đai vai tùy theo khả năng cơ lực của từng người bệnh.

Tập với giàn treo và ròng rọc để tăng khả năng vận động của khớp vai.

Các bài tập tại nhà: dùng tay lành trợ giúp tay đau để thực hiện các động tác của khớp vai; bò tường trong tư thế gập và dạng vai, ném bóng, bắt bóng, bện thừng…

Mục đích của các bài tập trên: Giảm đau, giảm co thắt vùng đai vai, gia tăng tầm vận động, sức mạnh và chức năng của khớp vai.

Bài tập gãy xương đòn bả vaiBài tập điều trị gãy xương đòn

VI – Lưu ý khi bị gãy xương quai xanh

Trong quá trình điều trị bệnh, người bệnh nên đi khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ để theo dõi sát sao tình trạng liền và phục hồi của xương đòn. Đồng thời có biện pháp xử lý kịp thời khi tình trạng xương đòn xảy ra dấu hiệu bất thường.

Ngoài ra, để xương đòn bị gãy có thể hồi phục nhanh, ngoài việc bổ sung canxi và vitamin D qua thực phẩm tự nhiên, người bệnh có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng viên uống canxi hữu cơ úc NextG Cal. 

Cách điều trị gãy xương quai xanhViên uống canxi NextG Cal

NextG Cal là viên uống canxi hữu cơ được chiết xuất từ xương bò non có chứa canxi và photpho ở dạng Hydroxyapatite tự nhiên dưới dạng vi tinh thể (MCHA), kết hợp cùng với vitamin D3 và K1 sẽ giúp cung cấp và tăng hấp thu canxi. 

Bên cạnh đó, thành phần MCHA trong NextG Cal còn chứa các khoáng chất quan trọng và thiết yếu khác cho cơ thể như magie, mangan, sắt và kẽm…

Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về việc gãy xương đòn hoặc muốn biết thêm thông tin về sản phẩm viên uống canxi NextG Cal, các mẹ hãy nhanh chóng gọi điện tới tổng đài 1800 1125 để được dược sĩ tư vấn trực tiếp.

4/5 - (3 bình chọn)

1 Bình luận

  • Avatar

    Trương văn hà

    02/10/2024

    E mổ xương đòn được 2 tuần r vết thương ổn hết r nhưng có 1 lỗ nhỏ nó hay chảy dịch ra thì có làm sao k ạ

    • Canxi NextG Cal

      Canxi NextG Cal

      03/10/2024

      Chào bạn, có hiện tượng chảy dịch là dấu hiệu bất thường, tốt nhất bạn nên đi thăm khám lại sớm nhé ạ.
      Nếu bạn còn băn khoăn gì, bạn có thể liên hệ trực tiếp tổng đài miễn cước 1800 1125 (trong giờ hành chính từ thứ 2 đến thứ 6) để được tư vấn ạ!

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Đăng kí để được tư vấn miễn phí