Bệnh ung thư xương là gì? Có chữa được không? Cách điều trị

Ung thư xương là bệnh hiếm gặp trong các loại bệnh ung thư. Vậy bệnh ung thư xương là gì? Có chữa không? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh thế nào? Hãy cùng NextG Cal giải đáp tất cả những thắc mắc này  và tìm hiểu về ung thư xương qua bài viết dưới đây nhé!

Hình ảnh x quang ung thư xươngHình ảnh x quang ung thư xương

 I – Tìm hiểu bệnh ung thư xương

Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có nguy cơ gây ra nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm. Chính vì vậy việc tìm hiểu bệnh ung thư xương là bệnh gì, ung thư xương nguyên nhân do đâu cũng như ung thư xương biểu hiện như thế nào là điều vô cùng quan trọng giúp phát hiện và điều trị bệnh sớm.

1. Bệnh ung thư xương là gì? 

Ung thư xương là ung thư liên kết từ 3 loại tế bào: tế bào tạo sụn, tế bào tạo xương và tế bào liên kết của mô xương. Ung thư xương ở đâu? Bệnh thường biểu hiện ở vị trí xương đùi, xương chày, đầu dưới xương quay và đầu trên xương cánh tay.

Ung thư xương có thể nguyên phát hoặc do di căn từ nơi khác đến, chủ yếu từ vú, phổi.

2. Nguyên nhân bị ung thư xương 

Tại sao bị ung thư xương là câu hỏi được nhiều người đặt ra khi biết mình bị mắc bệnh. Có 2 nhóm nguyên nhân gây ung thư xương nguyên phát và thứ phát. Cụ thể:

Nguyên nhân ung thư xương thứ phát: Vì sao bị ung thư xương thứ phát? Hầu hết ung thư xương là ung thư thứ phát do di căn từ vị trí khác của cơ thể, chủ yếu là từ vú, phổi và tuyến giáp…

Nguyên nhân ung thư xương nguyên phát: Hiện vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây ung thư xương nguyên phát. Một số trường hợp ung thư xương nguyên phát có liên quan đến tiền sử phơi nhiễm phóng xạ hoặc yếu tố di truyền. 

Vì sao bị ung thư xươngHầu hết ung thư xương là ung thư thứ phát do di căn từ tuyến giáp, phổi và vú

3. Triệu chứng ung thư xương

Bệnh ung thư xương phát triển từ từ, các triệu chứng thường không rõ ràng và thầm lặng, chỉ phát hiện ra vào giai đoạn muộn, việc phát hiện các dấu hiệu sớm của ung thư xương rất khó.

Vậy ung thư xương có dấu hiệu gì? Các triệu chứng của bệnh ung thư xương thường gặp gồm có:

– Đau từ trong xương là triệu chứng của ung thư xương.

– Ung thư xương triệu chứng như thế nào? Sưng hoặc nổi u cục.

– Gãy xương.

– Đau nhức toàn thân.

Ung thư xương và dấu hiệu sụt cân đột ngột không rõ nguyên nhân.

– Rối loạn chức năng xương.

– Teo cơ, đi lại khó khăn.

Ung thư xương triệu chứng tê liệt nếu khối u trong tủy đè nén vào cột sống.

Ung thư xương và triệu chứng khó tiểu nếu khối u ở vùng chậu đè nén vào trực tràng, bàng quang và ruột.

– Khó ngủ, chóng mặt, chán ăn, bơ phờ, xanh xao.

– Cơ thể mệt mỏi, suy nhược trầm trọng.

– Ho dai dẳng, khó thở, tràn dịch màng phổi nếu ung thư xương di căn sang phổi.

– Vàng da, vàng mắt, gan to, nước tiểu sẫm màu khi khối u di căn đến gan.

– Sốt cao dài ngày và không rõ nguyên nhân.

– Xuất huyết dưới da.

– Bị táo bón, nôn ói, thậm chí là lú lẫn.

Triệu chứng ung thư xương là gìUng thư xương có biểu hiện gì? Đau từ trong xương là triệu chứng điển hình  của ung thư xương

( → Xem thêm: Chứng nhuyễn xương là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị)

4. Bị ung thư xương có nguy hiểm không? 

Các tế bào gây ung thư xương thường phát triển rất nhanh và có khả năng phá hủy các mô xương khỏe mạnh, gây nguy hiểm tới tính mạng người bệnh, nhất là ung thư xương ở người già.

Do đó, nếu phát hiện có bất kỳ triệu chứng hay dấu hiệu nào kể trên, bạn hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời. 

5. Ung thư xương có chữa được không? 

Mặc là bệnh lý nguy hiểm nhưng nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách, người bệnh vẫn có khả năng sống sót cao. 

Tỷ lệ sống sót trên 5 năm của bệnh nhân ung thư xương ở từng giai đoạn như sau: Giai đoạn I là 80%; giai đoạn II: 70%; giai đoạn III: 60% và giai đoạn IV: 20 – 50%.

Hỏi ngay dược sĩ tại đây

6. Mắc ung thư xương di căn sống được bao lâu ? 

Theo thống kê, đa phần các bệnh nhân mắc ung thư xương có thể sống sót trên 5 năm, nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. 

7. Ung thư xương có lây không? 

Ung thư xương là bệnh lý không lây nhiễm từ người bệnh sang người khỏe mạnh Tuy nhiên bệnh lại có tính di truyền, do đó nếu trong gia đình có người bị bệnh ung thư xương thì nguy cơ bạn bị bệnh sẽ cao hơn so với người bình thường.

Bệnh ung thư xương có lây khôngUng thư xương không lây nhưng có tính di truyền

II – Đối tượng dễ bị ung thư xương

Ung thư xương là bệnh rất hiếm gặp, chỉ chiếm không quá 1% trong tất cả các loại bệnh ung thư. Bất kỳ ai cũng có thể bị bệnh ung thư xương nhưng các đối tượng dưới đây có nguy cơ cao hơn cả:

– Di truyền: Người có người thân trong gia đình mắc các hội chứng Rothmund-Thomson, Li-Fraumeni, u nguyên bào võng mạc…

– Những người mắc bệnh Paget xương.

– Những người có tiền sử phơi nhiễm phóng xạ.

– Những người phải sử dụng hóa trị cho các bệnh ung thư khác.

Bị ung thư xương có chữa được khôngNhững người mắc bệnh Paget xương là đối tượng có nguy cơ bị ung thư xương cao hơn

III – Ung thư xương có mấy giai đoạn?

Bệnh ung thư xương gồm có 4 giai đoạn như sau

– Ung thư xương giai đoạn 1: Ở giai đoạn I, khối u chỉ giới hạn ở xương, chưa di chuyển sang những vị trí khác trong cơ thể.

– Ung thư xương giai đoạn 2: Ở giai đoạn II, các tế bào đột biến bắt đầu phát triển mạnh hơn trước, nhưng vẫn chỉ giới hạn tại xương

– Ung thư xương giai đoạn 3: Ở giai đoạn này, có thể bắt đầu tìm thấy từ 2 – 3 khối u trên cùng một đoạn xương

– Ung thư xương giai đoạn 4: Khi bước vào giai đoạn ung thư xương di căn giai đoạn cuối, các khối u sẽ di căn đến các bộ phận khác trong cơ thể.

Ung thư xương có mấy giai đoạnUng thư xương phát triển qua 4 giai đoạn

IV – Cách điều trị bệnh ung thư xương

Bệnh ung thư xương và cách chữa thế nào? Để đưa ra được phác đồ điều trị hiệu quả và phù hợp, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện một số xét nghiệm chẩn đoán như: Chụp x quang ung thư xương, xạ hình xương, Chụp CT, MRI hoặc PET. Các phương pháp điều trị bệnh ung thư xương phổ biến hiện nay gồm:

1. Chữa ung thư xương bằng thuốc nam 

Hiện nay, vẫn chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào khẳng định và chứng minh thuốc nam có thể chữa khỏi bệnh ung thư xương.

Tuy nhiên, việc sử dụng các bài thuốc nam chữa ung thư xương đúng cách vẫn được đánh giá là góp phần vào việc hỗ trợ điều trị bệnh ung thư xương.

Các cây thuốc nam được sử dụng trong các bài thuốc chữa ung thư xương gồm: Tô mộc, dừa cạn, dây vằng đắng, hà thủ ô trắng, xạ can, ngưu tất, cúc hoa trắng, ý dĩ, cây thài lài trắng, nghệ, thỏ ty tử….

2. Chữa ung thư xương bằng đông y 

– Bài thuốc Tiêu dao tán hợp bạch tán gia giảm với các thành phần: Đơn bì, Hoàng cầm, Chi tử, Thăng ma, Tang bạch bì, Bạc hà, Kim ngân hoa, Đại hoàng, Thiên hoa phấn, Xuyên khung, Thổ phục linh.                                       

– Bài thuốc Thanh khí hóa đờm hoàn gia giảm với các thành phần: Hoàng cầm, Mẫu lệ, Liên kiều, Hoàng dược tử, Hạ khô thảo, Bạch hoa xà thiệt, Thổ phục linh, Bán chi liên, Ý dĩ nhân, Bạch mao căn.

– Bài thuốc Toàn phúc đại giá thạch thang: Chỉ xác, Toàn phúc hoa, Cát cánh, Đại giá thạch, Khương bán hạ, Qua lâu, Uy linh tiên, Mộc hương, Hương phụ, Uất kim, Hạ khô thảo, Đẳng sâm.

Lưu ý: Để đảm bảo hiệu quả và an toàn khi chữa ưng thư xương bằng thuốc nam và đông y, người bệnh nên đến gặp bác sĩ y học cổ tuyền để được thăm khám và chỉ định sử dụng thuốc phù hợp. Tránh tự ý mua thuốc về uống vì có thể nguy hiểm cho sức khỏe do sử dụng không đúng thuốc và không đúng cách.

Cách chữa ung thư xương bằng đông yCác bài thuốc Đông y giúp hỗ trợ điều trị bệnh ung thư xương

3. Thuốc uống trị ung thư xương

Ung thư xương và cách điều trị thế nào? Bác sĩ sẽ sử dụng thuốc kháng ung thư để tiêu diệt tế bào ung thư. Thông thường người bệnh sẽ được đề nghị kết hợp các loại thuốc với nhau.

4. Phẫu thuật 

Phẫu thuật loại bỏ khối u là phương pháp điều trị triệt căn. Nguyên tắc của phương pháp này là lấy hết tổn thương ung thư và lấy rộng tổ chức cân cơ bị xâm lấn.

Đối với những người bị ung thư ở những nơi không thể cắt bỏ hoàn toàn bằng phẫu thuật thì cắt cụt chi có thể là phương án điều trị tốt nhất.

V – Ung thư xương nên ăn gì và kiêng ăn gì?

Dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng với sức khỏe con người, và càng quan trọng hơn đối với những người đang bị bệnh ung thư xương. Chính vì vậy, ung thư xương nên ăn gì và kiêng ăn gì là vấn đề được rất nhiều người quan tâm tìm hiểu.

1. Ung thư xương nên ăn gì? 

– Các thực phẩm giàu protein như: trứng, thịt, cá, đậu, thịt gia cầm, các loại đậu, hạt, các sản phẩm làm từ sữa…

– Các thực phẩm có hàm lượng calo cao như: bơ và bơ thực vật, nước sốt và nước thịt, salad trộn, các sản phẩm làm từ sữa….

– Tăng cường ăn nhiều rau xanh và hoa quả chín.

– Các thực phẩm giàu tinh bột có lợi cho sức khỏe người bệnh ung thư xương như bánh mì ,ngũ cốc nguyên hạt, ngũ cốc, ngô, lúa mì, hạt lúa mạch…

Bị ung thư xương nên ăn gì và kiêng ăn gìCác thực phẩm người bị ung thư xương nên ăn

2. Ung thư xương kiêng ăn gì? 

Dưới đây là một số thực phẩm không tốt cho người bị bệnh ung thư xương:

– Thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ như như cánh gà rán, nem nướng, thịt rán, xúc xích nướng..

– Đồ ngọt, chocolate, bánh mứt kẹo, nước ngọt…

Thực phẩm phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh như xúc xích, đồ hộp, thịt muối…

– Thực phẩm lên men như cà muối, dưa muối, cá muối…

– Rượu, bia, cà phê, thuốc lá.

VI – Cách phòng tránh bệnh ung thư xương

Hiện nay, y học vẫn chưa tìm ra phương pháp phòng ngừa ung thư xương đặc hiệu. Nhưng một số biện pháp hỗ trợ phòng ngừa bệnh có thể kể đến như:

– Xây dựng chế độ ăn uống khoa học và hợp lý bằng cách tăng cường ăn rau xanh hoa quả; hạn chế ăn các thức ăn giàu chất béo.

– Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao.

– Hạn chế tối đa tiếp xúc với ánh nắng mặt trời mạnh.

– Tránh tiếp xúc với các hóa chất độc hại và tia phóng xạ.

– Nếu gia đình có người bị mắc ung thư xương cần đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh sớm.

– Cung cấp đầy đủ canxi cho cơ thể thông qua thực phẩm, nếu chế độ ăn uống hàng ngày không đảm bảo, có thể kết hợp uống thuốc canxi NextG Cal theo chỉ định của bác sĩ.

NextG Cal là canxi có nguồn gốc tự nhiên được chiết xuất từ xương bò non chứa canxi và photpho ở dạng Hydroxyapatite tự nhiên dưới dạng vi tinh thể (MCHA). Kết hợp cùng Vitamin D3 và K1 để giúp cung cấp và tăng hấp thu canxi.

>>Xem VIDEO chi tiết giới thiệu viên canxi NextG Cal<<

Video cách phòng ngừa ung thư xương

*Số giấy xác nhận quảng cáo NextG Cal: 2/2019/XNQC-QLD.

Chắc hẳn với các thông tin chúng tôi chia sẻ ở trên các bạn đã biết bệnh ung thư xương. Nếu cần tìm hiểu thêm về bệnh ung thư xương hoặc thông tin sản phẩm NextG Cal bạn có thể để lại bình luận cuối bài viết, đặt câu hỏi trong khung chat hoặc gọi tới tổng đài 1800 1125 (miễn phí cước gọi) để được dược sĩ của NextG Cal tư vấn.

5/5 - (2 bình chọn)

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Đăng kí để được tư vấn miễn phí