Bệnh Paget xương là gì? Có nguy hiểm không? Cách điều trị Paget ở xương

Dược sĩ tư vấn: Vũ Thị Hậu

Bệnh paget xương khiến xương bị yếu và dễ gãy. Nghiêm trọng hơn, paget xương còn có thể gây tổn thương đến vùng xương cột sống, xương hộp sọ, xương chậu và xương cổ. Trong bài viết này, hãy cùng NextG Cal tìm hiểu kỹ hơn về bệnh paget xương nhé!

I – Bệnh paget xương là gì? 

Bệnh paget xương là chứng rối loạn bất thường ở cấu trúc xương. Bình thường các tế bào xương cũ sẽ dần bị thay thế bởi các tế bào xương mới trong quá trình hình thành và xây dựng cấu trúc xương.

Nhưng khi bị bệnh paget xương, khả năng thay thế này sẽ bị ngăn cản, khiến các tế bào xương mới không thay thế kịp thời các tế bào xương cũ, hậu quả là các phần xương này sẽ bị yếu và dễ gãy.

Bệnh paget xương là gìPaget xương là bệnh gì? Bệnh paget xương là chứng rối loạn bất thường ở cấu trúc xương

Bệnh paget xương có thể xảy ra ở tất cả các phần xương trong cơ thể, nhưng vùng xương cổ, xương hộp sọ, xương cột sống, xương chậu và xương chân có nguy cơ bị paget xương cao hơn.

II – Nguyên nhân bị paget ở xương

Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân nhân chính xác gây bệnh paget xương là gì. 

Tuy nhiên, có một số nghiên cứu cho rằng, nguyên nhân gây bệnh paget xương là do các tế bào xương bị nhiễm virus dẫn đến tình trạng viêm xương biến dạng.

Một vài ý kiến lại cho rằng, yếu tố di truyền cũng có khả năng cao dẫn đến bệnh lý này. Bên cạnh đó, giới tính và tuổi tác cũng là những yếu tố có thể ảnh hưởng đến nguyên nhân gây bệnh. Trong đó, nam giới 40 tuổi trở lên có nguy cơ mắc bệnh paget xương cao hơn.

Nguyên nhân bị paget ở xươngNguyên nhân gây bệnh paget xương hiện vẫn chưa được xác định chính xác

( → Xem thêm: Bệnh khô khớp gối: Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị khô khớp gối)

III – Dấu hiệu của bệnh paget xương

Các dấu hiệu bệnh xương của paget thường gồm:

– Xương yếu, dễ gãy.

– Xương đau nhức.

– Đau cổ.

– Đau đầu.

Bệnh paget xương chânXương đau nhức là 1 trong các dấu hiệu của bệnh paget xương

– Cứng khớp.

– Giảm chiều cao.

– Suy giảm thính lực.

– Cột sống biến dạng, lưng gù..

– Vùng da bao quanh xương ấm nóng.

Bệnh paget xương chân khiến chân méo mó khác thường, chân uốn cong, cong vẹo; có thể bị đau khớp, viêm khớp hông hoặc đầu gối.

Nếu bị bệnh paget xương sọ thì đầu và xương sọ to ra, biến dạng.

IV – Bệnh paget xương có nguy hiểm không?

Bệnh paget ở xương thường tiến triển chậm. Nếu phát hiện bệnh sớm và được điều trị kịp thời có thể chữa trị đồng thời kiểm soát bệnh hiệu quả. Nhưng nếu phát hiện muộn có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như:

– Gãy xương

– Viêm khớp xương.

– Suy tim.

– Ung thư xương.

Bệnh paget ở xương có nguy hiểm khôngBệnh paget ở xương có nguy hiểm không? Paget xương nếu không điều trị kịp thời sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm

Do đó, ngay khi nghi ngờ hoặc phát hiện dấu hiệu bị bệnh paget xương, bạn nên đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám, xác định nguyên nhân và tư vấn phương pháp điều trị paget xương kịp thời, phù hợp.

(→ Xem thêm: Viêm khớp dạng thấp có nguy hiểm không?)

V – Cách chữa trị bệnh paget xương

Nếu có các triệu chứng đau nhức, nguy cơ gây ảnh hưởng đến cột sống, hộp sọ, xương cổ cao thì bác sĩ có thể áp dụng một số phương pháp điều trị paget ở xương nhằm ngăn ngừa các biến chứng.

1. Điều trị bằng thuốc

– Thuốc chống loãng xương: Đây là loại thuốc phổ biến nhất sử dụng để điều trị bệnh paget xương. 

– Calcitonin: Calcitonin đường tiêm sẽ được chỉ định khi bệnh nhân paget xương không đáp ứng hoặc không phù hợp với các phương pháp điều trị khác và sử dụng trong thời gian điều trị ngắn nhất có thể.

2. Phẫu thuật

Trường hợp điều trị paget xương bằng thuốc không hiệu quả, người bệnh sẽ được bác sĩ gợi ý thực hiện phẫu thuật nhằm mục đích:

– Thay khớp bị hỏng.

– Hỗ trợ chữa lành các vết nứt.

– Giảm áp lực lên dây các thần kinh.

– Tổ chức lại phần xương đã bị biến dạng.

Cách điều trị paget xươngĐiều trị paget xương bằng phương pháp phẫu thuật

Để phòng tránh bệnh paget xương, bạn cần xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ, đặc biệt là nên tăng cường ăn các thực phẩm giàu canxi và vitamin D. Có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc bổ sung vitamin và canxi dạng viên uống tổng hợp.

>> Xem VIDEO bổ sung canxi NextG Cal phòng tránh bênh Paget xương <<

video bệnh xương của paget

Bên cạnh đó, tập thể dục thường xuyên và đều đặn, ít nhất 30 phút mỗi ngày, tham gia các môn thể thao, rèn luyện sức khỏe xương khớp với cường độ vừa phải cũng là cách phòng ngừa bệnh paget xương hiệu quả.

Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về bệnh paget xương, bạn có thể để lại bình luận cuối bài viết, đặt câu hỏi trong khung chat hoặc gọi tới tổng đài 1800 1125 (miễn phí cước gọi) để được dược sĩ của NextG Cal tư vấn.

5/5 - (1 bình chọn)

Bình luận (0)

Trả lời

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.

Bài viết liên quan

Bầu ăn lòng heo được không? Tốt thế nào cho thai phụ?

Mặc dù là món ăn khoái khẩu của nhiều người, tuy nhiên lòng lợn lại là phần nội tạng, điều…

Chi tiết

Bầu ăn cháo lòng được không? Nên lưu ý những gì?

Cháo lòng là món ăn dồi dào dinh dưỡng nhưng do sử dụng nhiều loại nội tạng động vật nên…

Chi tiết

Bầu ăn được Socola được không? 8 công dụng cho mẹ và bé!

Có bầu ăn socola được không? là câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm của chị em phụ nữ…

Chi tiết

Bầu ăn rau sống được không? Ăn được những loại nào?

Rau sống được biết tới là món ăn sống, tiềm ẩn nguy cơ cao nhiễm khuẩn nên dù loại rau…

Chi tiết