Chứng nhuyễn xương là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị

Dược sĩ tư vấn: Vũ Thị Hậu

Không chỉ gây đau xương và yếu cơ, bệnh nhuyễn xương còn có thể làm cong cột sống, gây suy giảm chiều cao và khó khăn cho các hoạt động vận động. Cùng NextG Cal tìm hiểu kỹ hơn về bệnh nhuyễn xương để biết cách điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả nhé!

I – Nhuyễn xương là bệnh gì?

Chứng nhuyễn xương là gì? Bệnh nhuyễn xương là sự suy yếu của xương, thường là do cơ thể thiếu hụt vitamin D nghiêm trọng.

Chứng bệnh nhuyễn xương thường xảy ra phổ biến ở người lớn, đặc biệt là phụ nữ trong thời gian mang thai. Ở trẻ nhỏ, tình trạng này gọi là còi xương.

Chứng nhuyễn xương là gìNhuyễn xương được dùng để chỉ sự mềm xương

( → Xem thêm: Trẻ bị còi xương có nguy hiểm không? Hậu quả của trẻ còi xương)

II – Nguyên nhân nhuyễn xương

Chứng nhuyễn xương có thể xảy ra do cơ thể không đủ photphat và canxi cho quá trình tạo xương. Các nguyên nhân gây ra vấn đề này gồm:

– Thiếu vitamin D: Chế độ ăn uống hàng ngày thiếu vitamin D; ít tiếp xúc với ánh sáng mặt trời là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới bệnh nhuyễn xương.

– Bệnh Celiac: Celiac là bệnh lý rối loạn tự miễn khiến niêm mạc ruột non bị hư hỏng do tiêu thụ thực phẩm chứa gluten. Điều này khiến ruột non không thể hấp thu chất dinh dưỡng, trong đó có vitamin D.

– Rối loạn chức năng gan và thận: Những bệnh lý này sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ, chuyển hóa và đào thải vitamin D trong cơ thể. 

– Các phẫu thuật tiêu hóa: Như cắt ruột non, dạ dày có thể làm giảm khả năng hấp thu vitamin D và các khoáng chất khác từ chế độ ăn hàng ngày dẫn tới nhuyễn xương.

– Do thuốc: Các loại thuốc điều trị động kinh như phenobarbital và phenytoin gây thiếu hụt vitamin D và làm tăng nguy cơ nhuyễn xương.

Nguyên nhân nhuyễn xương là gìThiếu vitamin D là nguyên nhân chủ yếu gây ra chứng nhuyễn xương

III – Dấu hiệu bị bệnh nhuyễn xương 

Chứng nhuyễn xương ở giai đoạn đầu thường không có triệu chứng rõ nào. Người bệnh chỉ phát hiện bệnh khi chụp X-quang và thực hiện các xét nghiệm khác. Khi bệnh nhuyễn xương chuyển nặng hơn, người bệnh có thể xuất hiện các dấu hiệu sau:

– Đau nhức xương.

– Yếu cơ.

– Cơn đau nhức thường xảy ra ở vùng lưng dưới, xương hông, xương chậu, xương chân và xương sườn. Tình trạng đau nhức sẽ đặc biệt nghiêm trọng vào ban đêm hoặc khi có áp lực lên xương.

– Đôi khi bệnh nhuyễn xương còn gây dồn nén cột sống, khiến cột sống bị cong và làm giảm chiều cao.

– Hạn chế vận động các khớp.

– Liệt cơ do giảm kali huyết.

Dấu hiệu bị bệnh nhuyễn xươngYếu cơ và đau nhức xương là 2 dấu hiệu điển hình khi bị bệnh nhuyễn xương

IV – Cách trị bệnh nhuyễn xương

Việc điều trị bệnh nhuyễn xương chủ yếu căn cứ theo nguyên nhân gây thiếu hụt photphat và canxi. Theo đó, bác sĩ sẽ chỉ định bổ sung vitamin D bằng đường uống, ngoài ra có thể thông qua tĩnh mạch ở cánh tay hoặc tiêm. Cụ thể:

– Thiếu vitamin D do ăn uống: Dùng ergocalciferol 50000 UI uống 1-2 lần/ tuần trong 6-12 tháng. Sau đó dùng ít nhất 400 UI/ngày, với các trường hợp có hội chứng kém hấp thu có thể cần dùng liều cao hơn.

– Nhuyễn xương do dùng thuốc phenytoin: Có thể dự phòng bằng vitamin D uống 50000 UI/2 tuần.

– Thiếu photphat do mất qua thận: Bổ sung phosphat suốt đời và vitamin D để cải thiện sự giảm hấp thu canxi do thiếu photphat.

– Trẻ em bị bệnh nhuyễn xương có thể phải đeo niềng răng hoặc phẫu thuật để phục hồi biến dạng xương.

Cách trị chứng nhuyễn xươngĐiều trị bệnh nhuyễn xương bằng cách bổ sung vitamin D 

V – Nhuyễn xương và loãng xương khác nhau như thế nào?

Người bệnh cần tránh nhầm lẫn giữa hai thuật ngữ nhuyễn xương và loãng xương. Tuy có dấu hiệu gần giống nhau nhưng nhuyễn xương và loãng xương là hai bệnh lý hoàn toàn khác nhau. Cụ thể:

– Loãng xương là bệnh phát triển do sự suy yếu từ trước của xương trong cơ thể. 

( → Tìm hiểu chi tiết về bệnh loãng xương TẠI ĐÂY)

– Nhuyễn xương là hậu quả của một khiếm khuyết trong quá trình tạo thành xương. 

Bạn hoàn toàn có thể kiểm soát và phòng tránh bệnh nhuyễn xương bằng một số biện pháp dưới đây:

– Tắm nắng khoảng 30 phút vào lúc 7–8 giờ sáng để cơ thể tạo đủ lượng vitamin D cần thiết.

– Bổ sung vitamin D tự nhiên, canxi thông qua chế độ ăn hàng ngày bằng cách tăng cường ăn các thực phẩm giàu vitamin D, canxi như lòng đỏ trứng, dầu cá, bánh mì, sữa và các chế phẩm từ sữa, ngũ cốc, bánh mì, tôm, cua, cá hồi, cá thu, cá mòi…

– Nếu cần thiết, hãy bổ sung vitamin D, canxi bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

>> Xem VIDEO chi tiết về Canxi NextG Cal <<

video điều trị chứng nhuyễn xương

NextG Cal là canxi có nguồn gốc tự nhiên được chiết xuất từ xương bò non chứa canxi và photpho ở dạng Hydroxyapatite tự nhiên dưới dạng vi tinh thể (MCHA). Kết hợp cùng Vitamin D3 và K1 để giúp cung cấp và tăng hấp thu canxi.

*Số giấy xác nhận quảng cáo NextG Cal: 2/2019/XNQC-QLD.

Nếu cần tìm hiểu thêm về bệnh nhuyễn xương hoặc thông tin sản phẩm NextG Cal bạn có thể để lại bình luận cuối bài viết, đặt câu hỏi trong khung chat hoặc gọi tới tổng đài 1800 1125 (miễn phí cước gọi) để được dược sĩ của NextG Cal tư vấn.

5/5 - (1 bình chọn)

Bình luận (0)

Trả lời

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.

Bài viết liên quan

Bầu ăn lòng heo được không? Tốt thế nào cho thai phụ?

Mặc dù là món ăn khoái khẩu của nhiều người, tuy nhiên lòng lợn lại là phần nội tạng, điều…

Chi tiết

Bầu ăn cháo lòng được không? Nên lưu ý những gì?

Cháo lòng là món ăn dồi dào dinh dưỡng nhưng do sử dụng nhiều loại nội tạng động vật nên…

Chi tiết

Bầu ăn được Socola được không? 8 công dụng cho mẹ và bé!

Có bầu ăn socola được không? là câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm của chị em phụ nữ…

Chi tiết

Bầu ăn rau sống được không? Ăn được những loại nào?

Rau sống được biết tới là món ăn sống, tiềm ẩn nguy cơ cao nhiễm khuẩn nên dù loại rau…

Chi tiết