Trẻ em hay bị nhức mỏi chân, tay là bệnh gì? Nguyên nhân và điều trị

Bệnh nhức mỏi chân tay ở trẻ em là một trong những hiện tượng phổ biến tuy nhiên không phải bố mẹ nào cũng kịp thời phát hiện và hiểu rõ nguyên nhân. Nội dung bài viết này sẽ giúp các bậc phụ huynh tìm hiểu thông tin cụ thể về tình trạng này.

I – Nhức mỏi chân, tay ở trẻ em là bệnh gì?

Nhức mỏi chân tay không chỉ gặp ở người lớn tuổi mà có thể xảy ra ở mọi đối tượng, trong đó có trẻ em. 

Triệu chứng này rất hay gặp và thường xuất hiện vào thời điểm cuối ngày, ban đêm hoặc sáng ngủ dậy. Trẻ bị nhức mỏi chân tay khiến trẻ cảm thấy rất mệt mỏi, uể oải, khó chịu, gây hạn chế vận động. 

Nhức mỏi chân ở trẻ em là bệnh gìNhức mỏi chân tay có thể xảy ra ở đối tượng trẻ em

Nếu để tình trạng kéo dài và diễn ra thường xuyên sẽ khiến người bệnh luôn trong trạng thái mệt mỏi, bồn chồn, buồn chán, lười vận động, ăn uống kém, ngủ không ngon giấc hoặc mất ngủ, suy nhược cơ thể… ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

II – Nguyên nhân trẻ em bị nhức chân, tay về đêm

Theo các chuyên gia y tế, nhức mỏi chân tay ở trẻ do rất nhiều nguyên nhân gây ra:

  • Nhức mỏi chân tay ở trẻ em do thiếu canxi

Trẻ em hay chạy nhảy, vui chơi nên va chạm với các vật, ngã gây đau nhức chân tay là chuyện bình thường. Tuy nhiên, nếu không có bất cứ va chạm nào mà tự dưng trẻ em bị nhức chân về đêm thì có thể do thiếu canxi.

Các biểu hiện thiếu canxi khiến trẻ em bị nhức mỏi chân, tay thường xảy ra vào ban đêm (do đây là thời điểm xương khớp phát triển nhanh). Để chắc chắn hơn, bạn nên đưa con đi đo canxi để xác định.

Nguyên nhân trẻ em bị nhức chân về đêmTrẻ nhức mỏi chân tay do thiếu canxi

(→ Nên đọc: Cách khắc phục thiếu canxi ở trẻ sơ sinh)

  • Nhức mỏi chân tay ở trẻ em do áp lực học tập, không vận động nhiều

Trẻ em ngày nay thường phải học rất nhiều, học cả ngày, học thêm buổi tối, thậm chí cả ngày nghỉ. Điều này tạo rất nhiều áp lực cho trẻ, khiến trẻ không có cơ hội vận động nhiều mà còn gây stress, tạo thần kinh, cơ bắp căng thẳng, trẻ em hay bị nhức mỏi chân, nhức mỏi tay.

  • Trẻ bị nhức mỏi chân, tay do bệnh thấp khớp

Trẻ 4 tuổi bị nhức chân kèm chuột rút, tê chân, đau nhức tận trong xương trong khi không ngã ở đâu thì bạn cần đưa trẻ đi xét nghiệm ngay bởi rất có thể trẻ bị mắc bệnh thấp khớp.

Nếu trẻ bị viêm họng, viêm xoang, sốt cao, ho dai dẳng kéo dài bố mẹ không nên chủ quan bởi đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị mắc phải căn bệnh này.

Nhức mỏi chân tay ở trẻ em ngoài các nguyên nhân trên còn có thể do trẻ hiếu động vui chơi chạy nhảy, trẻ béo phì, thiếu vitamin nhóm B…

Bởi vậy, trẻ bị nhức chân về đêm bố mẹ nên cho bé đi khám để biết cụ thể nguyên nhân. Không để quá lâu có thể gây viêm khớp nhiễm khuẩn dẫn tới hậu quả khôn lường.

Trẻ em hay bị nhức mỏi chân tayNên cho trẻ đi khám để xác định nguyên nhân cụ thể

III – Cách khắc phục tình trạng bé bị nhức mỏi chân tay

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng nhức mỏi chân ở trẻ em mà có biện pháp khắc phục phù hợp, một vài giải pháp sau đây sẽ giúp cải thiện bệnh: 

1.  Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng

Bé bị nhức chân, tay nên bổ sung cho trẻ các thực phẩm giàu khoáng chất (canxi, kali, magie, sắt…) như tôm, cua, cá, các loại hải sản; xương ống và xương sườn từ heo, bò, gà; các loại rau xanh như cải xoong, bắp cải, rau bina, bông cải xanh, đậu cove, rong biển, đậu nành, sữa và các chế phẩm từ sữa… để giúp nuôi dưỡng xương khớp chắc khỏe, phòng tránh nguy cơ loãng xương và các bệnh lý xương khớp khác.

– Cho trẻ ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin D (thịt, cá, trứng, gan bò, hàu, nấm, đậu nành, ngũ cốc, sữa chua…) kết hợp tắm nắng sớm khoảng 15 phút mỗi ngày để giúp cơ thể tổng hợp vitamin D3, tăng khả năng hấp thu canxi cho cơ thể.

– Tăng cường các thực phẩm giàu vitamin nhóm B (B1, B6, B12) để giúp tăng cường lưu thông máu đến các bộ phận của cơ thể, giảm đau và phục hồi chức năng của dây thần kinh ở các cơ, khớp, hỗ trợ cải thiện triệu chứng nhức mỏi chân ở trẻ em.

Trẻ em bị nhức mỏi chân tayBổ sung các dưỡng chất, vitamin qua chế độ dinh dưỡng cho trẻ

– Uống đủ nước mỗi ngày để cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể, tăng cường quá trình trao đổi chất và điều hòa cơ thể, giảm đau hiệu quả.

– Hạn chế sử dụng thực phẩm chứa nhiều chất béo không có lợi hoặc các chất bảo quản như thức ăn nhanh, đồ hộp, đồ ăn chế biến sẵn… để ngăn ngừa tình trạng thất thoát canxi trong cơ thể.

2. Thay đổi thói quen sinh hoạt để cải thiện nhức mỏi chân ở trẻ em

– Cân bằng thời gian học tập và nghỉ ngơi hợp lý, đồng thời cần đảm bảo trẻ được ngủ đủ giấc, tránh áp lực.

– Khuyến khích trẻ tập thể dục thể thao, vận động phù hợp để tăng cường thể chất, giúp cơ thể khỏe mạnh, tránh tình trạng trẻ em bị nhức mỏi chân tay.

– Áp dụng một số mẹo:

Một số mẹo dân gian khắc phục hiện tượng nhức mỏi chân ở trẻ em như chườm lá ngải cứu lên vùng bị đau nhức, ngâm chân tay trong nước muối gừng hoặc lá lốt, uống nước lá lốt…

Trẻ bị nhức chân về đêmChườm ngải cứu là biện pháp dân gian giúp giảm nhức mỏi chân tay

Trong trường hợp đã xác định được nhức mỏi chân ở trẻ em là bệnh gì, nếu mắc phải các như bệnh xương khớp, bệnh đường tiêu hóa, bệnh rối loạn chuyển hóa, bệnh mạch máu… thì cần phải điều trị và kiểm soát bệnh một cách chặt chẽ, kết hợp thăm khám định kỳ để kịp thời phát hiện biến chứng và có biện pháp xử lý hiệu quả.

3. Bổ sung canxi đúng cách

Trẻ hay bị nhức mỏi chân, tay do thiếu canxi bên cạnh chế độ ăn chú trọng các thực phẩm giàu canxi, cha mẹ cân nhắc bổ sung thêm các sản phẩm, viên uống, thuốc bổ sung canxi cho trẻ.

Trước tiên cha mẹ cần nắm được lượng canxi cho trẻ theo độ tuổi để bổ sung đúng và đủ để không xảy ra tình trạng thiếu hoặc dư canxi ở trẻ em:

– Từ 1-3 tuổi cần 500mg canxi/ ngày

– Từ 4-6 tuổi cần 600mg canxi/ ngày

– Từ 7-9 tuổi cần 700mg canxi/ ngày

– Từ 10-11 tuổi cần 1000mg canxi/ ngày

–  Với trẻ trên 11 tuổi cần 1200mg canxi/ ngày.

Hiện tượng mỏi chân ở trẻ em cha mẹ nên hỏi ý kiến bác sỹ, chuyên gia dinh dưỡng để bổ sung canxi cho trẻ đúng cách, tránh tình trạng thiếu hoặc dư canxi.

Đối với trẻ lớn, phụ huynh có thể tham khảo bổ sung cho con canxi Nextg Cal để cung cấp canxi cho trẻ luôn khỏe mạnh và phát triển tốt.

Hiện tượng mỏi chân ở trẻ emCanxi hữu cơ giúp trẻ hấp thu tốt nhất

NextG Cal là canxi hữu cơ được chiết xuất từ xương bò non chứa canxi và photpho ở dạng Hydroxyapatite tự nhiên dưới dạng vi tinh thể (MCHA), kết hợp cùng Vitamin D3 và K1 để giúp cung cấp và tăng hấp thu canxi, không gây lắng đọng ở thận nên rất an toàn cho trẻ em.

Canxi NextG Cal là sản phẩm đạt tiêu chuẩn GMP của Cục quản lý Dược Phẩm Úc (TGA) và đã được cấp phép bởi cục quản lý Dược Phẩm Việt Nam.

* Số giấy xác nhận quảng cáo NextG Cal: 2/2019/XNQC-QLD

Trên đây là những thông tin cơ bản về tình trạng bé bị nhức mỏi chân tay, các bậc phụ huynh cần nắm rõ để phát hiện sớm và có biện pháp khắc phục kịp thời để trẻ luôn phát triển khỏe mạnh.

Nếu cần tư vấn thêm về bệnh mỏi chân tay ở trẻ em hoặc tìm hiểu về thông tin sản phẩm NextG Cal, bạn có thể để lại bình luận cuối bài viết, đặt câu hỏi trong khung tư vấn hoặc gọi tới tổng đài 1800 1125 (miễn phí cước gọi) để được dược sĩ tư vấn nhé.

4/5 - (8 bình chọn)

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Đăng kí để được tư vấn miễn phí