Thừa canxi ở trẻ có nguy hiểm không? Biểu hiện, cách chữa thế nào?

Dược sĩ tư vấn: Vũ Thị Hậu

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần nhiều canxi để phát triển hệ xương răng và chiều cao tối đa. Tuy nhiên, thừa canxi ở trẻ lại có thể dẫn đến những nguy cơ sức khỏe như sỏi thận, vôi hóa thận, canxi hóa động mạch, trẻ bị lùn. Cùng tìm hiểu vấn đề trẻ thừa canxi để sớm nhận ra dấu hiệu thừa canxi và có cách khắc phục kịp thời qua bài viết sau của sản phẩm Canxi hữu cơ NextG Cal!

I. Nguyên nhân chứng thừa canxi ở trẻ

Thừa canxi ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh là hiện tượng nồng độ khoáng chất canxi trong máu của trẻ cao hơn mức bình thường. 

Các nguyên nhân thường gặp gây tình trạng này bao gồm:

dấu hiệu bé thừa canxi

Trẻ bị thừa canxi xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau

– Bổ sung thừa canxi cho bé, trẻ sử dụng quá nhiều các sản phẩm bổ sung canxi và vitamin D.

– Trẻ uống quá nhiều sữa bổ sung canxi so với khuyến nghị.

– Trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh thừa canxi do bệnh lý như: Lao, sarcoidosis, ung thư có thể làm tăng nồng độ vitamin D trong máu, kích thích hệ tiêu hóa hấp thu nhiều canxi hơn so với bình thừa.

– Ngoài ra, bé thừa canxi còn di truyền hoặc mắc bệnh cường tuyến cận giáp.

II. Dấu hiệu trẻ bị thừa canxi

Dấu hiệu thừa canxi ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ xuất hiện khá sớm nhưng bố mẹ dễ bị nhầm lẫn với các vấn đề sức khỏe hoặc bệnh lý khác.

Dưới đây là 7 dấu hiệu trẻ thừa canxi thường gặp:

1. Khát nước, đi tiểu nhiều

Canxi dư thừa không chỉ đào thải qua phân mà còn được đưa đến thận để đào thải qua đường nước tiểu.

bổ sung thừa canxi cho bé

Do đó, thận phải hoạt động nhiều để lọc canxi khiến trẻ đi tiểu nhiều lần và khát nước.

2. Đau cơ, nhức mỏi xương khớp

Đau cơ, nhức mỏi xương khớp, yếu cơ cũng là các biểu hiện thừa canxi thường gặp.

Vì vậy, nếu thấy bé có dấu hiệu mệt mỏi, bố mẹ cũng nên để ý tới trường hợp bé gặp phải tình trạng này.

3. Táo bón

Táo bón là dấu hiệu thừa canxi ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường gặp.

bổ sung thừa canxi cho bé

Nguyên nhân là do canxi dư thừa sẽ chuyển xuống hệ bài tiết và đào thải cùng với chất thải tiêu hóa.

Hậu quả là phân bị khô và cứng hơn gây táo bón.

4. Rối loạn tim mạch

Trong trường hợp tăng canxi máu nặng, dấu hiệu bé thừa canxi có thể xuất hiện đó là rối loạn nhịp tim do nồng độ canxi máu tăng cao làm ức chế quá trình khử cực của cơ tim.

Ngoài ra, khi lượng canxi trong cơ thể tăng sẽ làm canxi tích tụ trong động mạch.

Hậu quả là dẫn đến xơ cứng động mạch và làm tăng nguy cơ bệnh lý cho hệ tim mạch.

5. Biếng ăn

Thừa canxi gây mất cân bằng dinh dưỡng khiến trẻ biếng ăn, chán ăn.

trẻ em thừa canxi

Biểu hiện của này kéo dài khiến trẻ ốm yếu, thiếu hụt dưỡng chất, suy dinh dưỡng và chậm phát triển.

6. Mất tập trung

Biểu hiện thừa canxi ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ tiếp theo là mất tập trung trong các hoạt động.

Bởi vì thừa canxi sẽ gây ảnh hưởng tới chức năng não bộ, dẫn đến các vấn đề sức khỏe như thờ ơ, lú lẫn, thậm chí là trầm cảm.

Đối với trẻ đã đi học và đến trường, dấu hiệu  mất tập trung do thừa canxi còn khiến trẻ khó tiếp thu kiến thức và ảnh hưởng đến kết quả học tập.

7. Đau bụng, buồn nôn

Khi nồng độ canxi máu cao có thể gây rối loạn tiêu hoá, đau bụng, buồn nôn.

thừa canxi ở trẻ em

Điều này khiến trẻ quấy khóc thường xuyên và khó chịu.

III. Trẻ sơ sinh thừa canxi có nguy hiểm không?

Các chuyên gia y tế cho biết, thừa canxi ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ không còn là vấn đề hiếm gặp.

Vì hầu hết các bậc phụ huynh hiện nay đều rất chú trọng bổ sung canxi và vitamin D với mong muốn con cao lớn, khỏe mạnh.

Điều này không xấu nhưng nếu bổ sung quá nhiều và không đúng cách gây dư thừa sẽ gây phản tác dụng.

Vậy trẻ thừa canxi có sao không? Theo các chuyên gia y tế, thừa canxi kéo dài có thể dẫn đến nhiều nguy cơ sức khoẻ như:

1. Sỏi thận, vôi hóa thận, canxi hóa động mạch

Nồng độ canxi máu tăng cao kéo dài khiến cho thận phải làm việc quá tải và tăng nguy vôi hoá thận, sỏi  thận.

Ngoài ra, canxi có thể lắng đọng ở thành mạch máu, tạo thành các mảng bám dẫn đến vôi hóa mạch máu.

2. Trẻ bị lùn

Trẻ nhỏ thừa canxi khiến lượng canxi trong máu tăng cao và đi vào xương nhiều hơn.

Điều này khiến xương bị khoáng hóa và cứng xương sớm hơn.

Hậu quả là xương chậm phát triển và ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của trẻ.

biểu hiện của trẻ thừa canxi

Trẻ thừa canxi có nguy cơ bị lùn do xương cứng sớm hơn bình thường

Chính vì vậy, trẻ nhỏ thừa canxi dễ gặp phải tình trạng bị lùn hoặc ngừng phát triển chiều cao.

Do đó, khi nghi ngờ con có dấu hiệu thừa bị thừa canxi, bố mẹ nên đưa con tới bệnh viện/cơ sở y tế thăm khám.

Nếu có tình trạng dư thừa bác sĩ sẽ căn cứ vào mức độ thừa canxi để tư vấn giải pháp khắc phục an toàn.

IV. Cách phòng ngừa thừa canxi cho trẻ

Để phòng ngừa tình trạng thừa canxi ở trẻ, các mẹ cần thực hiện các yêu cầu sau đây:

1. Nắm được nhu cầu canxi khuyến nghị

Dưới đây là lượng canxi cần cung cấp cho trẻ mỗi ngày bố mẹ có thể tham khảo để bổ sung đúng và đủ, hạn chế xảy ra tình trạng trẻ bị thiếu hoặc thừa canxi: 

– Trẻ từ 0-5 tháng tuổi: Khoảng 300mg canxi/ngày.

– Trẻ từ 6-11 tháng tuổi: Khoảng 400mg canxi/ngày. 

– Trẻ từ 1-2 tuổi: Khoảng 500mg canxi/ngày

– Trẻ từ 3-5 tuổi: Khoảng 600 mg canxi/ngày.

– Trẻ từ 6-7 tuổi: Khoảng 650mg canxi/ngày. 

– Trẻ từ 8-9 tuổi: Khoảng 700mg canxi/ngày. 

– Trẻ trên 10 tuổi: Cần khoảng 1000mg canxi/ ngày.

2. Bổ sung canxi theo đặc tính từng độ tuổi của trẻ

– Đối với trẻ bú mẹ:

Trẻ nhận canxi qua sữa nên các mẹ cần chú ý ăn uống đủ chất và đặc biệt cần tăng cường nhóm thực phẩm giàu canxi.

– Đối với bé ăn dặm:

Bữa ăn của con cần đảm bảo đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng là: đạm, bột đường, chất béo, vitamin và chất khoáng (trong đó có canxi).

biểu hiện thừa canxi ở trẻ sơ sinh

Những thực phẩm giàu canxi tốt cho bé như sữa chua, bông cải xanh, hải sản, phô mai… 

– Trường hợp trẻ có các dấu hiệu thiếu canxi:

Bố mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn bổ sung phù hợp qua thuốc/sản phẩm bổ sung canxi.

3. Lưu ý khác

Một số lưu ý khác giúp phòng ngừa tình trạng thừa canxi ở trẻ là:

– Không uống sữa thay cho nước lọc:

Bố mẹ cần thay đổi thói quen cho con uống sữa thay nước lọc – một trong các nguyên nhân gây tình trạng dư thừa canxi ở trẻ.

– Điều trị các bệnh lý gây thừa canxi:

Với trường hợp trẻ bị mắc bệnh lý như lao, cường tuyến cận giáp… gây dư thừa canxi, bố mẹ nên đưa con đến bệnh viện để được bác sĩ tư vấn và điều trị.

V. Phương pháp bổ sung canxi cho trẻ

Canxi giữ vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển chiều cao, sức khỏe, sự chắc khỏe của xương, răng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Do đó, bố mẹ cần chú ý bổ sung đầy đủ cho con.

Theo các bác sĩ, trước hết nên ưu tiên bổ sung canxi cho bé thông qua các thực phẩm giàu canxi.

Trường hợp chế độ ăn uống không đáp ứng đầy đủ canxi, bố mẹ nên tham khảo bác sĩ cho trẻ sử dụng các chế phẩm bổ sung canxi.

NextG Cal Kids là viên uống canxi của Úc, giúp bổ sung canxi, vitamin D3 hỗ trợ sức khoẻ xương, cơ và răng, hỗ trợ giảm nguy cơ còi xương cho trẻ.

Thành phần của viên uống bổ sung NextG Cal Kids gồm:

trẻ thừa canxi có nguy hiểm không

Canxi NextG Cal Kids

– MCHA/Microcrystalline hydroxyapatite: Cung cấp canxi và phốt pho tự nhiên dạng vi tinh thể cùng nhiều khoáng chất cần thiết.

– Vitamin D3: Giúp tăng khả năng hấp thu canxi qua thành ruột để vào máu. Vitamin D3 còn tham gia vào quá trình khoáng hoá sụn tăng trưởng.

– Vitamin K2: Tác dụng định hướng canxi vào tận xương và răng, hạn chế tình trạng canxi lắng đọng tại các bộ phận không cần thiết như mạch máu và mô mềm gây xơ vữa mạch máu. 

Canxi NextG Cal Kids dạng nhai nang mềm.

Sản phẩm phù hợp cho trẻ nhỏ, trẻ em có chế độ ăn uống không đủ canxi, trẻ đang trong giai đoạn phát triển cần bổ sung canxi, trẻ bị còi xương.

Tìm hiểu thêm thông tin về sản phẩm canxi nextg cal kid tại đây

Lưu ý: Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Liều dùng canxi NextG Cal Kids cho trẻ như sau:

– Trẻ 1- 3 tuổi: 1 – 2 viên/ngày.

– Trẻ từ 4 – 13 tuổi: 1 – 2 viên/lần, 2 lần/ngày.

– Trẻ trên 14 tuổi: 2-5 viên/ngày. 

Có thể thấy, không chỉ thiếu canxi, thừa canxi ở trẻ cũng tiềm ẩn nhiều ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của bé.

Đặc biệt, trẻ bị thừa canxi có nguy cơ bị lùn do xương cứng sớm hơn so với bình thường.

Do đó, bố mẹ cần nắm được nhu cầu canxi của trẻ để bổ sung canxi phù hợp.

5/5 - (1 bình chọn)

Bình luận (0)

Trả lời

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.

Bài viết liên quan

Bà bầu ăn bạch tuộc được không? Nên ăn thời điểm nào?

Mang thai là giai đoạn rất nhạy cảm nên mẹ bầu vô cùng cẩn trọng trong việc ăn uống. Có…

Chi tiết

Bầu ăn bí đao được không? Có tốt cho phụ nữ mang thai?

Bí đao là thực phẩm thanh nhiệt, giải độc và tốt cho sức khỏe nhưng bà bầu ăn bí đao…

Chi tiết

Bầu ăn cá thu được không? 8 công dụng khi mang thai!

Bầu ăn cá thu được không là câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm từ các mẹ đang trong…

Chi tiết

Bầu bị đau lưng có sao không? Cách chữa đau lưng khi mang thai!

Bà bầu bị đau lưng là hiện tượng không hề hiếm gặp trong quá trình mang thai. Tùy vào từng…

Chi tiết