Tập đi là mốc phát triển quan trọng và ý nghĩa đối với một đứa trẻ cũng là giai đoạn mong chờ của các bậc phụ huynh. Vậy nên khi thấy trẻ chậm biết đi so với các bạn cùng tuổi, nhiều cha mẹ cảm thấy rất lo lắng. Trong nội dung dưới đây hãy cùng tìm hiểu về hiện tượng chậm biết đi ở trẻ.
Nội dung:
Có một số nguyên nhân dẫn tới tình trạng trẻ em chậm biết đi như:
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Để bé tự bước đi được thì bộ xương bé cần phải cứng cáp để nâng đỡ cơ thể.
Nếu không được bổ sung đầy đủ các vitamin, khoáng chất cần thiết cho hệ xương như vitamin D, canxi, sắt, choline… có thể dẫn đến tình trạng chậm biết đi. Để biết trẻ bị thiếu chất gì, ba mẹ cần đưa con đi khám để xác định cụ thể.
Đồng thời, những trẻ quá còi, suy dinh dưỡng hoặc thừa cân, béo phì cũng thường chậm biết đi hơn những đứa trẻ khác.
Thiếu vitamin, dưỡng chất cần thiết cũng khiến trẻ chậm biết đi
Khi thấy trẻ đã qua 20 tháng tuổi mà vẫn chưa lò dò tập đi, cha mẹ nên kiểm tra xem con có mắc các dị tật ở chân hay không vì nếu xương chân, đoạn khớp với phần xương hông có vấn đề hoặc các bệnh về cơ bắp khác như teo cơ bắp chân, bệnh cột sống sau sinh… sẽ khiến bé không thể giữ cân bằng cơ thể, việc tập đi cũng khó khăn hơn.
Đây là một trong những nguyên nhân vì sao trẻ chậm biết đi mà nhiều phụ huynh không ngờ đến. Bởi vì có những bé rất thông minh, mẹ cảm thấy não bộ của con phát triển tốt nhưng con vẫn không thể bước đi.
Trên thực tế, việc tổn thương ở não bộ không chỉ liên quan đến sự thông minh mà còn bao gồm cả những phản xạ về tâm lý như: bé quá sợ hãi, nhút nhát… Tất cả những điều này đều ảnh hưởng đến khả năng vận động của trẻ.
Trong giai đoạn mang thai, nếu mẹ không đảm bảo chế độ dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của con sau khi chào đời.
Mẹ bầu ăn uống không đủ chất khiến bào thai bị suy dinh dưỡng, trẻ sinh ra cũng chậm phát triển hơn, trong đó có cả chậm biết đi.
Mẹ bầu thiếu dưỡng chất sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của con
( → Xem thêm: Thai nhi chân ngắn mẹ nên ăn gì? Giải pháp khi xương đùi thai nhi ngắn)
Điều này khiến trẻ phụ thuộc nhiều vào người lớn, hay đòi bế, không muốn tự đi…
Trên thực tế, có khá nhiều trẻ dù biết đi nhưng không thích vận động mà chỉ thích ngồi một chỗ, tự chơi một mình. Việc này khiến bố mẹ có thể sẽ hiểu lầm rằng trẻ chậm biết đi.
Tốc độ phát triển của mỗi trẻ có sự khác nhau, sẽ có trẻ biết đi sớm hay muộn hơn. Tuy nhiên, cha mẹ cũng có thể dựa vào các cột mốc phát triển trung bình để tham khảo.
Hầu hết các bé sẽ cất những bước đi đầu đời trong giai đoạn khoảng 1 tuổi. Tuy nhiên, cũng có trường hợp bé chậm biết đi hơn các bạn cùng trang lứa, như trẻ sinh non chậm biết đi, nếu con học lật, học bò chậm hơn những bé khác thì con sẽ cần thêm vài tuần hay vài tháng để tập đi.
Những trường hợp trẻ em chậm biết đi khiến cơ thể bé thiếu linh hoạt hơn, phản xạ không nhanh nhẹn. Bé muốn tự tay lấy một món đồ chơi hoặc muốn chạm vào vật gì đó nhưng đôi chân lại không biết đi, điều này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của con.
Bé chậm biết đi gây hạn chế trong các phản xạ hàng ngày
Tùy từng nguyên nhân sẽ có các phương pháp hỗ trợ trẻ phù hợp để con có thể theo kịp tiến độ phát triển bình thường như những trẻ khác. Do đó, bố mẹ nên theo dõi sát sao quá trình phát triển kỹ năng vận động của trẻ.
Nếu sau thời gian quá dài mà không thấy tiến triển gì ở trẻ, bố mẹ nên liên hệ với bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời nếu có bất thường.
Trẻ chậm biết đi nên làm gì? Một số phương pháp cải làm tăng khả năng vận động giúp ích cho trẻ trong việc tập đi, cha mẹ có thể tham khảo dưới đây:
Cách dạy trẻ chậm biết đi bằng cách để đồ chơi ở ngoài tầm với của trẻ sẽ kích thích sự vận động của trẻ. Hãy chọn món đồ chơi mà bé yêu thích để kích thích trẻ muốn tự mình đến lấy, lặp lại các động tác này nhiều lần, nhiều ngày sẽ giúp trẻ biết đi nhanh hơn.
Kích thích vận động giúp trẻ hào hứng tập đi hơn
Tạo một không gian đủ rộng và an toàn phù hợp cho bé có thể tập đi. Với cách dạy trẻ chậm biết đi này, ba mẹ có thể bố trí thêm các thanh nắm, xe đẩy, bé sẽ tự tin hơn trong việc tập đi, nhất là với những bé hơi nhút nhát.
Khi bé cố gắng tập một động tác nào đó thì ba mẹ có thể hỗ trợ để giúp bé thực hiện thành công và khiến bé thấy việc tập vận động là rất thú vị. Nâng đỡ trong cách dạy bé chậm biết đi, còn giúp bé không hoảng sợ khi tập bò, tập đứng hay tập đi.
Ba mẹ cũng cần động viên bé bằng cách khen ngợi và ôm ấp bé vào lòng.
Cho trẻ tham gia vào các cuộc vui chơi với các bạn cũng đang độ tuổi học đi. Đây cũng là một trong những mẹo chữa bé chậm biết đi hiệu quả.
Cho bé tham gia vận động cùng các bạn
( → Xem thêm: Cách khắc phục tình trạng chậm biết ngồi)
Việc bổ sung vitamin D bằng tắm nắng và uống vitamin D sẽ giúp cho việc hấp thu canxi ở trẻ tốt hơn, giúp hệ xương trẻ phát triển vững chắc.
Nhu cầu canxi cho trẻ từ 7-12 tháng tuổi là 400mg canxi mỗi ngày. Ở độ tuổi chuẩn bị tập đi này bé đang trong chế độ ăn dặm, do đó, mẹ cần xây dựng chế độ ăn đảm bảo dinh dưỡng cho bé.
Những loại thực phẩm như: sữa, các sản phẩm từ sữa, các loại hạt,… với hàm lượng canxi cũng như các loại vitamin quan trọng sẽ có tác dụng rất lớn trong việc tăng cường sức khỏe xương khớp, giúp con đi lại dễ dàng hơn.
Mẹ đang cho con bú bên cạnh việc bổ sung canxi qua thực phẩm có thể uống thêm thuốc canxi để đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu 1000-1200mg canxi mỗi ngày, vừa giúp mẹ hạn chế đau nhức mỏi do thiếu canxi, vừa đảm bảo lượng canxi có trong sữa mẹ cho bé bú. Mẹ lưu ý nên tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi bổ sung.
NextG Cal là canxi có nguồn gốc tự nhiên được chiết xuất từ xương bò non chứa canxi và photpho ở dạng Hydroxyapatite tự nhiên dưới dạng vi tinh thể (MCHA), kết hợp cùng Vitamin D3 và K1 để giúp cung cấp và tăng hấp thu canxi, giúp định hướng canxi vào tận mô xương.
Mẹ uống canxi để tăng chất lượng sữa cho con bú
Mỗi ngày mẹ uống 2 – 4 viên NextG cal vào buổi sáng là cách cung cấp canxi cho trẻ sơ sinh qua sữa mẹ rất tốt.
* Số giấy xác nhận quảng cáo NextG Cal: 2/2019/XNQC-QLD.
Có những trẻ biết đi từ lúc 10 tháng nhưng lại có trẻ mới chập chững bước đi vào lúc 18 tháng. Khi tới 18 – 20 tháng mà đứa trẻ còn chưa đi được thì lúc này bố mẹ nên cho con đi khám để kiểm tra tình hình sức khỏe của con.
Trước đó, nếu phát hiện bất thường nào của con trong khả năng vận động phát triển, di tật ở chân,… cần đưa trẻ đi khám ngay.
Hy vọng rằng qua bài viết này, các bậc phụ huynh đã nắm rõ những nguyên nhân khiến em bé chậm biết đi cũng như cách khắc phục để cải thiện tình hình của con.
Nếu cần tìm hiểu thêm về các triệu chứng thiếu canxi hoặc thông tin sản phẩm NextG Cal, bạn có thể để lại bình luận cuối bài viết, đặt câu hỏi trong khung chat hoặc gọi tới tổng đài 1800 1125 (miễn phí cước gọi) để được dược sỹ tư vấn.
So với gãy xương kín thì gãy xương hở nguy hiểm hơn rất nhiều do mức độ tổn thương nghiêm…
Chi tiếtGãy xương kín không tạo ra vết thương hở, xương không đâm qua da thịt gây chảy máu nên nguy…
Chi tiếtChuột rút, đau lưng là một trong những biểu hiện của thiếu canxi; tình trạng thiếu hụt canxi kéo dài…
Chi tiếtDậy thì là giai đoạn chiều cao của trẻ tăng trưởng rất nhanh và mạnh. Đây là cơ hội cuối…
Chi tiết
Bình luận (0)
Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.