Gãy xương quai hàm: Nguyên nhân, cách nhận biết và điều trị

Gãy xương quai hàm ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng phát âm và nhai. Bài viết này của NextG Cal sẽ cung cấp những thông tin giúp bạn sớm nhận biết được dấu hiệu của chấn thương gãy xương hàm để có cách điều trị kịp thời và phòng ngừa các biến chứng.

Xương quai hàm là gìHình ảnh xương quai hàm bị gãy.

I – Xương quai hàm là gì? Nằm ở đâu? 

Xương quai hàm là gì và nằm ở đâu? Xương quai hàm nằm ở vùng mặt, là một phần của cấu trúc xương vùng hàm mặt. Trong các loại xương ở vùng hàm mặt, xương hàm dưới là loại xương duy nhất có thể vận động, còn lại các xương liên kết với nhau bởi các khớp răng cưa bất động.

Xương quai hàm ở đâuXương quai hàm ở đâu? Xương quai hàm nằm ở vùng mặt,  là một phần của cấu trúc xương vùng hàm mặt.

Vậy thế nào là gãy xương quai hàm? Chấn thương gãy xương quai hàm là tình trạng xương quai hàm bị nứt, vỡ hoặc gãy. Gãy xương quai hàm có thể là gãy từng phần (gãy xuyên thủng xương, gãy xương ổ răng, gãy mỏm vẹt, vỡ lồi cầu); gãy toàn bộ, gãy vùng bên, gãy vùng giữa, gãy không đối xứng, gãy đối xứng, gãy phức tạp…

Theo thống kê, gãy xương quai hàm chiếm tỷ lệ khoảng 30 – 40% chấn thương gãy xương ở vùng hàm mặt.

( → Xem thêm: Bị gãy xương sườn bao lâu thì khỏi? Biểu hiện và cách điều trị )

II – Nguyên nhân gãy xương quai hàm

Nguyên nhân khiến xương quai hàm bị gãy chủ yếu là do chấn thương và tai nạn giao thông. Cụ thể:

– Tai nạn giao thông là nguyên nhân phổ biến gây gãy xương quai hàm dưới.

– Tai nạn trong lao động.

– Té ngã, tai nạn trong sinh hoạt.

– Chấn thương do luyện tập.

– Va chạm trong thể thao.

Nguyên nhân vỡ xương quai hàm Nguyên nhân chính khiến xương quai hàm bị gãy là do chấn thương và tai nạn giao thông.

III – Biểu hiện bị gãy xương quai hàm

Tùy vào vị trí và kiểu gãy xương quai hàm mà biểu hiện và triệu chứng có thể khác nhau. Nhưng về cơ bản, gãy xương quai hàm thường có các biểu hiện sau:

Sưng và đau ở xương quai hàm sau khi gặp chấn thương, cơn đau tăng khi nhai, cắn hoặc vận động hàm.

Xương quai hàm bị kêu khi cử động.

Chảy máu miệng. 

Mặt bị bầm tím.

Sưng mặt.

Khó mở miệng rộng.

Cứng hàm.

Tê mặt, nhất là ở phần môi dưới.

Gặp rất nhiều khó khăn khi cử động hàm.

Đau xương quai hàmSưng và đau là triệu chứng thường gặp khi bị gãy xương hàm.

Dấu hiệu bị gãy xương quai hàm cần đến bệnh viện ngay lập tức:

– Hàm bị nứt, méo hoặc lệch ra khỏi vị trí bình thường.

– Bị đau đớn, lõm dưới tai hoặc trong hàm.

– Sưng hoặc bầm tím ở xương hàm hoặc nướu.

– Đau ở khớp hàm.

– Cử động cắn bị lệch.

– Răng không khớp như bình thường.

– Răng bị lung lay hoặc rụng.

– Khó mở miệng.

– Chảy nước dãi.

– Tê môi dưới và cằm.

IV – Gãy xương quai hàm có nguy hiểm không?

Gãy xương quai hàm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Các biến chứng đó là: Ngạt thở do dị vật; chảy máu; tê vùng dưới da mắt; chứng song thị, bất thường ở xương gò má; choáng hoặc sốc…

Ngoài ra, gãy/vỡ xương quai hàm còn có thể để lại nhiều di chứng khác như: biến dạng gương mặt nặng nề, sai khớp cắn, sụp mí mắt, mất hoặc giảm thị lực. Đặc biệt, gãy xương quai hàm nếu đi kèm với chấn thương sọ não có thể gây nguy hiểm cho tính mạng của người bệnh.

Gãy xương quai hàm có nguy hiểm khôngGãy xương quai hàm có thể đi kèm với chấn thương sọ não đe dọa tính mạng người bệnh.

Vậy gãy xương quai hàm bao lâu thì lành? Thời gian xương quai hàm bị gãy liền và phục hồi phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: mức độ nặng nhẹ của chấn thương;  phương pháp điều trị; độ tuổi, sức khỏe, thể trạng của từng bệnh nhân.

Nhưng thông thường, xương quai hàm bị gãy có thể liền lại sau khoảng 4-6 tháng. Trường hợp gãy xương quai hàm nhẹ thì có thể nhanh hơn.

V – Cách điều trị gãy xương quai hàm hiệu quả và an toàn

Sơ cứu đúng cách cho bệnh nhân bị gãy xương hàm giúp hạn chế tổn thương nghiêm trọng hơn và phòng ngừa biến chứng. Cách sơ cứu khi bị gãy xương quai hàm như sau:

– Lập tức gọi cấp cứu.

– Trong lúc chờ cấp cứu đến, bạn có thể dùng khăn quàng cổ hoặc khăn tay quấn từ dưới hàm lên đỉnh đầu nhằm cố định hàm. 

– Nếu bị gãy răng, hãy lấy răng ra khỏi miệng sau đó đặt vào sữa lạnh hoặc nước muối. Sau đó, mang theo tới bệnh viện.

– Di chuyển bệnh nhân tới bệnh viện bằng xe cấp cứu hoặc ô tô.

– Sau khi thăm khám và chẩn đoán mức độ gãy xương quai hàm, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả. Các cách điều trị gãy xương quai hàm hiện nay gồm:

1. Điều trị bằng chỉnh hình

Kỹ thuật này ra đời sớm và được sử dụng phổ biến cho tới thời điểm hiện tại trong điều trị gãy xương. Điều trị bằng phương pháp chỉnh hình được sử dụng khi gãy xương quai hàm di lệch ít và đường gãy đi qua vùng còn răng.

2. Nắn chỉnh xương gãy

Nắn chỉnh và cố định xương quai hàm bị gãy gồm có phương pháp bên trong và bên ngoài miệng. 

Trong đó, cố định xương quai hàm bị gãy trong miệng bằng cách buộc dây thép, nẹp, làm máng; gãy xương quai hàm. Còn phương pháp ngoài miệng là dùng các khí cụ tựa vào sọ hoặc băng cầm đầu…

3. Phẫu thuật gãy xương quai hàm

Điều trị phẫu thuật gãy xương quai hàm được bác sĩ sử dụng trong trường hợp bệnh nhân bị lung lay hoặc gãy nhiều răng; xương di lệch nhiều và trẻ em còn nhiều răng sữa.

Phẫu thuật gãy xương quai hàm gồm có 2 phương pháp chính là phẫu thuật cố định xương bằng chỉ thép và phẫu thuật cố định xương bằng nẹp vít.

Khi thực hiện mổ kết hợp xương, có thể xảy ra một số biến chứng như: mất hoặc giảm cảm giác; lõm mắt; di lệch khớp cắn; hội chứng đỉnh ổ mắt và khe ổ mắt…

Phẫu thuật gãy xương quai hàmTùy vào mức độ gãy xương quai hàm mà bác sĩ sử dụng phương pháp phẫu thuật hoặc nắn chỉnh xương. 

( → Xem thêm cách điều trị gãy xương cành tươi TẠI ĐÂY)

VI – Cách chăm sóc bệnh nhân gãy xương quai hàm

Để xương quai hàm bị gãy nhanh liền và phục hồi trở lại như trước, ngoài việc tuân thủ tuyệt đối theo hướng dẫn của bác sĩ, người bệnh cần được ăn uống đủ dinh dưỡng, sinh hoạt khoa học và nghỉ ngơi hợp lý. Cụ thể:

Chế độ dinh dưỡng tốt: Dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng giúp xương quai hàm bị gãy mau liền và người bệnh mau hồi phục sức khỏe. Vậy khi bị gãy xương quai hàm nên ăn gì? Nên tăng cường cho bệnh nhân ăn nhiều các thực phẩm giàu canxi, sắt, kẽm, protein cùng các vitamin và khoáng chất. 

– Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi: Trong quá trình điều trị, người bệnh cần dành nhiều thời gian nghỉ ngơi nhất có thể để cơ thể và xương mau hồi phục.

– Giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ và lạc quan: Nhiều nghiên cứu cho thấy, khi bệnh nhân có tinh thần vui vẻ, thoải mái và lạc quan sẽ giúp rút ngắn thời gian hồi phục so với bệnh nhân thường xuyên buồn chán và suy nghĩ tiêu cực.

– Vận động và tập luyện phù hợp: Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi không có nghĩa là bạn chỉ nằm một chỗ ở trên giường. Khi được bác sĩ cho phép, bạn nên vận động và tập luyện nhẹ nhàng phù hợp với tình trạng cơ thể để giúp phục hồi xương và sức khỏe nhanh hơn.

– Bổ sung canxi đầy đủ: Người bệnh có thể bổ sung canxi dưới dạng thuốc theo hướng dẫn trong trường hợp chế độ ăn hàng ngày không đủ cung cấp canxi giúp xương mau liền và phục hồi. 

NextG Cal là thuốc bổ sung canxi có nguồn gốc hữu cơ tự nhiên, được chiết xuất từ xương bò non của Úc rất giàu canxi và photpho. Khi kết hợp với vitamin K1 và D3 sẽ giúp cung cấp và tăng hấp thu canxi, đưa canxi vận chuyển tới tận các mô xương.

Đau ở xương quai hàm bị kêuViên uống canxi NextG Cal của Úc

*Số giấy xác nhận quảng cáo NextG Cal: 2/2019/XNQC-QLD.

Nếu cần tìm hiểu thêm về gãy xương quai hàm hoặc thông tin về sản phẩm NextG Cal, bạn có thể để lại bình luận cuối bài viết, đặt câu hỏi trong khung chat hoặc gọi tới tổng đài 1800 1125 (miễn phí cước gọi) để được dược sĩ tư vấn.

5/5 - (1 bình chọn)

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Đăng kí để được tư vấn miễn phí