Gãy xương cành tươi là gì? Biểu hiện và cách điều trị gãy cành tươi

Gãy xương cành tươi có thể gặp ở mọi độ tuổi, nhưng phổ biến nhất là ở nhóm trẻ em dưới 10 tuổi. Vậy gãy xương cành tươi là gì? Nguyên nhân, biểu hiện và thời gian điều trị mất bao lâu? Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của NextG Cal để biết câu trả lời nhé!

Gãy xương cành tươi là gìHình ảnh gãy xương cành tươi ở cẳng tay.

I – Gãy xương cành tươi là gì? 

Gãy xương cành tươi là một loại gãy xương, khi một xương bị uốn và gãy nhưng không gãy thành 2 mảnh riêng biệt.

Chấn thương gãy xương này được gọi là gãy xương cành tươi vì tương tự như một cành cây bị bẻ gãy. Ngoài ra, gãy cành tươi còn được gọi với thuật ngữ gãy xương không hoàn toàn hoặc gãy xương một phần.

Chấn thương gãy xương cành tươi xảy ra phổ biến ở cẳng tay và cánh tay, do phản xạ khi ngã thường chống tay xuống.

Gãy cành tươi là gìSở dĩ được gọi là chấn thương gãy xương cành tươi vì tương tự như một cành cây bị bẻ gãy.

II – Nguyên nhân gãy xương cành tươi

Chấn thương gãy xương cành tươi thường xảy ra khi bị ngã trong tư thế dang cánh tay ra. Có thể gặp do va chạm hoặc chấn thương với một vật thể nào đó.

Gãy xương cành tươi có thể gặp ở mọi độ tuổi, nhưng phổ biến nhất là ở nhóm trẻ em dưới 10 tuổi. Nguyên nhân là do trong xương trẻ em phần lớn là sụn chưa cốt hóa, chức năng của sụn này là kéo dài xương trong quá trình phát triển.

Gãy xương cành tươi ở trẻ emGãy xương cành tươi có thể gặp ở mọi độ tuổi nhưng phổ biến là ở trẻ em, dưới 10 tuổi.

Do đó xương trẻ em thường mềm và linh hoạt hơn so với xương của người lớn. Khi chịu lực tác động xương cành tươi chỉ gãy một phần, không gãy thành từng mảnh rời.

III – Biểu hiện bị gãy xương cành tươi

Việc nhận biết chính xác dấu hiệu bị gãy xương cành tươi rất quan trọng trong việc sơ cứu ban đầu, tránh tổn thương nghiêm trọng hơn. Chấn thương gãy xương cành tươi ở trẻ em và người lớn thường có các dấu hiệu và triệu chứng như sau:

– Đau đớn tại vị trí gãy xương cành tươi, cơn đau lan rộng và gia tăng theo thời gian.

– Cảm giác đau và khó chịu kéo dài hơn 1 ngày hoặc 2 ngày.

– Sưng to, bầm tím.

– Tay/chân bị vặn, uốn cong hoặc biến dạng.

– Không thể đặt bất kỳ áp lực hoặc trọng lượng lên khu vực tổn thương.

Việc chụp X- quang sẽ giúp chẩn đoán chính xác bạn có bị gãy xương cành tươi hay không.

Gãy cành tươi đầu dưới xương quayGãy xương cành tươi gây đau đớn, sưng to, bầm tím tại vị trí tổn thương.

Gãy xương cành tươi ở trẻ em rất khó nhận biết. Trường hợp không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể gây một số biến chứng như:

– Chảy máu bất ngờ.

– Tổn thương bất kỳ mạch máu hoặc dây thần kinh xung quanh vị trí chấn thương.

– Nhiễm trùng ở trong hoặc xung quanh vị trí gãy xương cành tươi.

– Biến dạng chi trong quá trình liền xương.

– Chèn ép khoang.

– Liệt thần kinh.

– Vẹo trục.

– Viêm xương.

– Di lệch xương.

– Biến dạng chi.

( → Xem thêm: Gãy xương bàn chân bao lâu thì lành? Dấu hiệu và cách điều trị)

IV – Cách chữa trị gãy xương cành tươi

Tùy thuộc vào vị trí và mức độ gãy xương mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Một số phương pháp gồm:

1. Dùng nẹp

Trường hợp bị gãy xương cành tươi nhẹ và đau ít, bác sĩ có thể chỉ định phương pháp nẹp có thể tháo rời để cố định xương. Phương pháp này phù hợp với các khu vực di chuyển nhiều như cổ tay.

Nẹp là một dụng cụ chỉnh hình linh hoạt, giúp hạn chế tình trạng bị cứng và bất động trong quá trình điều trị gãy xương cành tươi. Người bệnh cũng có thể tháo nẹp khi đi tắm, nhưng nếu là đối tượng trẻ em thì cần có sự theo dõi sát sao của bố mẹ.

Cách điều trị gãy xương cành tươiĐiều trị gãy xương cành tươi bằng phương pháp nẹp có thể tháo rời.

2. Bó bột

Gãy xương cành tươi có nguy cơ cao dẫn đến gãy xương hoàn toàn. Do đó, bệnh nhân cần bó bột để cố định xương, ngăn chặn xảy ra tình trạng gãy hoàn toàn.

Thời gian bó bột xương cành tươi bị gãy trung bình từ 4-6 tuần. Tùy thuộc vào kiểu gãy cành tươi mà bác sĩ chọn cách bó bột phù hợp. 

Gãy cành tươi có cần bó bột khôngBó bột điều trị gãy xương cành tươi.

3. Phẫu thuật

Trường hợp gãy xương cành tươi nặng và nghiêm trọng bác sĩ có thể phải chỉ định một trong hai phương pháp phẫu thuật gãy xương cành tươi là:

– Đặt một thanh kim loại ở bên trong xương.

– Gắn một tấm kim loại ở xung quanh vết nứt bằng ốc vít.

Để giảm bớt sự khó chịu cho người bệnh, bác sĩ sẽ kê toa thuốc như acetaminophen hoặc ibuprofen. 

V – Cách chăm sóc bệnh nhân gãy xương cành tươi

Thời gian trung bình để xương cành tươi bị gãy lành và phục hồi là từ khoảng 4 – 8 tuần, tùy theo mức độ của chấn thương và độ tuổi của người bệnh.

Để xương cành tươi mau liền, khi chăm sóc bệnh nhân bị gãy xương cành tươi, bạn cần lưu ý một số điều sau:

– Tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi quá trình liền xương. Nếu phát hiện có bất thường, bác sĩ sẽ có hướng khắc phục kịp thời.

– Không để bệnh nhân vận động mạnh hoặc làm các công việc nặng liên quan đến xương cành tươi khi xương chưa phục hồi hoàn toàn.

– Cho người bệnh ăn uống đa dạng, đủ dưỡng; tăng chế độ ăn giàu canxi, vitamin D, B6, B12, sắt, magie, kẽm và phosphat… 

– Có thể bổ sung canxi dưới dạng thuốc theo hướng dẫn trong trường hợp chế độ ăn hàng ngày không đủ cung cấp canxi giúp xương mau liền và phục hồi. 

NextG Cal là thuốc bổ sung canxi có nguồn gốc hữu cơ tự nhiên, được chiết xuất từ xương bò non của Úc rất giàu canxi và photpho. Khi kết hợp với vitamin K1 và D3 sẽ giúp cung cấp và tăng hấp thu canxi, đưa canxi vận chuyển tới tận các mô xương.

Gãy xương cành tươi phải làm saoViên uống canxi NextG Cal của Úc

( → Xem thêm: 3 Cách bổ sung canxi cho người gãy xương nhanh lành, hồi phục)

*Số giấy xác nhận quảng cáo NextG Cal: 2/2019/XNQC-QLD.

Nếu cần tìm hiểu thêm về gãy xương cành tươi hoặc thông tin về sản phẩm NextG Cal, bạn có thể để lại bình luận cuối bài viết, đặt câu hỏi trong khung chat hoặc gọi tới tổng đài 1800 1125 (miễn phí cước gọi) để được dược sĩ tư vấn.

5/5 - (1 bình chọn)

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Đăng kí để được tư vấn miễn phí