3 Cách bổ sung canxi cho người gãy xương nhanh lành, hồi phục

Ngoài việc uống sữa, ăn thực phẩm giàu canxi thì bổ sung canxi cho người gãy xương thông qua viên uống càng giúp người bệnh nhanh chóng liền xương, phục hồi vết gãy. 

I – Gãy xương là gì? Có nguy hiểm không?

Gãy xương là tình trạng phá vỡ cấu trúc xương, làm mất tính liên tục của xương. Gãy xương có thể được phân loại theo:

 Sự di lệch của đầu xương gãy:

– Gãy xương di lệch: Xương tách ra thành nhiều phần, lệch đi khiến cho 2 đầu xương gãy không dính được với nhau.

– Gãy xương không di lệch: Xương nứt một phần nhỏ, nứt theo chiều ngang nhưng có thể liên kết được giữa 2 đầu xương gãy.

Thương tổn tổ chức phần mềm:

– Gãy xương kín: Xương gãy nhưng lại không có vết thương hở/thủng ra trên da.

– Gãy xương hở: Xương đâm qua da, chỗ xương lồi rút lại được vào trong vết thương và không nhìn thấy qua da. Tình trạng gãy xương này có nguy cơ gây ra nhiễm trùng xương nguy hiểm nhất.

Ngoài ra, gãy xương có thể phân loại theo tính chất đặc điểm đường gãy, nguyên nhân, cơ chế gãy xương…

Bi gãy xương là gìNgười bệnh bị gãy xương chân

Liệu gãy xương có nguy hiểm không? Với những trường hợp gãy xương cần được điều trị ngay từ đầu để tránh gặp phải những chiến chứng như sốc do mất máu, tổn thương thần kinh, tổn thương mạch máu, đi lại và vận động khó khăn.

II – Gãy xương bao lâu thì lành?

Quá trình liền xương nhanh hay chậm sẽ phụ thuộc vào mức độ gãy xương và độ tuổi người bệnh. Đối với những người trẻ thì quá trình liền xương sẽ nhanh hơn, ví dụ như nếu bị gãy xương bàn tay thì thời gian liền xương sẽ khoảng 4 đến 6 tuần.

III – Những nguyên nhân gãy xương

Có những nguyên nhân khiến người bệnh gãy xương như sau:

– Xương bị gãy do chấn thương: Xảy ra sau tác động của lực chấn thương như ngã, tai nạn sinh hoạt, tai nạn giao thông, chơi thể thao.

– Xương bị gãy do bệnh lý, hay còn gọi là gãy xương tự nhiên: Những bệnh về xương như u xương, lao xương, viêm tủy xương, loãng xương phá hủy xương, khiến mật độ trong xương giảm, xương yếu và dễ gãy hơn.

Nguyên nhân bị gãy xương còn do hoạt động quá nhiều, khiến cho xương chịu áp lực từ cơ bắp. Hay gãy xương do mệt mỏi thường xảy ra ở các vận động viên, ở những người hay căng thẳng và có sức căng lặp đi lặp lại.

IV – Dấu hiệu gãy xương

Những biểu hiện gãy xương của người bệnh đó là:

– Xương biến dạng ngay vị trí tổn thương

– Xuất hiện nhiều vết bầm tím ở khu vực chấn thương

– Người bệnh cảm nhận đau và sưng quanh khu vực chấn thương. Khi người bệnh cố gắng vận động hoặc có những tác động ở vị trí chấn thương thì tình trạng đau trong xương tăng lên.

– Mất chức năng ở vùng bị thương

– Khi người bệnh gãy xương hở, dấu hiệu bị gãy xương dễ nhận biết nhất là xương đâm xuyên qua da.

Dấu hiệu gãy xương Gãy xương đùi khiến chân mất cảm giác

V – Tại sao thiếu hụt canxi làm tăng nguy cơ gãy xương?

Xương có liên quan mật thiết với canxi, 99% lượng canxi tập trung ở trong xương và răng. Canxi giúp xương phát triển, cải thiện vóc dáng, duy trì hệ xương chắc khỏe.

Lượng canxi dự trữ được duy trì ổn định qua 3 yếu tố là thức ăn, nước uống đưa vào, hấp thu canxi từ ruột và đào thải qua thận. Như vậy, với một chế độ ăn uống đầy đủ hằng ngày cung cấp khoảng 1000mg thì có khoảng 200mg canxi bị đào thải.

Khi bị thiếu hụt canxi do lượng ăn không đủ, hấp thu kém…thì canxi trong xương sẽ được huy động để duy trì nồng độ canxi trong máu, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của xương như:

– Thiếu xương (mật độ khoáng xương thấp hơn bình thường)

– Loãng xương (mật độ xương vô cùng thấp)

– Làm tăng nguy cơ gãy xương

Nguyên nhân gãy xươngThiếu canxi làm tăng nguy cơ gãy xương

Như vậy, thiếu canxi là một trong những nguyên nhân khiến người bệnh gãy xương do loãng xương, và chúng được xếp vào nhóm gãy xương do thiếu bệnh lý.

Ở Việt Nam, khoảng 20% phụ nữ Việt Nam trên 60 tuổi có triệu chứng loãng xương, ước tính mỗi năm có khoảng 17.000 ca gãy cổ xương đùi ở nữ, 6.300 ca gãy cổ xương đùi ở nam.

( → Xem thêm: Thiếu canxi là gì? Nguyên nhân, biểu hiện, cách bổ sung Canxi)

VI – Cách bổ sung canxi cho người gãy xương

Bổ sung canxi cho người bị gãy xương có nhiều cách khác nhau.

1. Sữa bổ sung canxi cho người gãy xương

Một số loại sữa nhiều canxi cho người gãy xương là sữa bò, thức uống từ sữa không chứa lactose, sữa đậu nành, sữa hạnh nhân…Mỗi ngày người bệnh uống từ 2-3 ly sữa để được bổ sung Canxi cùng các nguyên tố quan trọng cho cơ thể.

Sữa bổ sung canxi cho người gãy xươngSữa canxi cho người bị gãy xương

2. Thực phẩm bổ sung canxi cho người gãy xương

Một số loại thực phẩm giàu canxi mà người bệnh gãy xương nên bổ sung để nhanh chóng phục hồi bao gồm:

Rau màu xanh đậm: Rau chân vịt, cải cúc,cải xoăn, củ cải xanh, súp lơ, rau diếp…Vitamin K có trong rau xanh là yếu tố hoạt hóa osteocalcin, giúp tích tụ canxi vào trong xương.

Hải sản: Tôm, cua, cá, rong biển

Thực phẩm giàu canxi cho người gãy xươngThực phẩm giàu canxi cho người gãy xương

3. Thuốc canxi cho người gãy xương

Trong toa thuốc của bệnh nhân gãy xương, bác sĩ thường kê thuốc bổ sung Canxi kèm Vitamin D. Nếu bạn muốn bổ sung thêm thì nên hỏi ý kiến của bác sĩ. Hoặc nếu bác sĩ chưa kê thuốc, thì bạn có thể uống bổ sung canxi mỗi ngày đến khi xương liền thì ngưng.

Một lưu ý quan trọng khi chọn thuốc bổ sung canxi cho người gãy xương nên chứa canxi dạng vi tinh thể giúp quá trình hấp thu dễ dàng. Nếu như trong canxi có chứa Vitamin D3, Vitamin K, Magie, Photpho thì còn giúp người bệnh nhanh chóng liền xương, vết gãy sẽ phục hồi nhanh hơn.

Người bệnh gãy xương có thể tham khảo canxi NextG Cal là canxi hữu cơ nhập khẩu Úc. Thành phần canxi Hydroxyapatite (MCHA) dạng vi tinh thể, với tỷ lệ canxi: photpho là 2:1 tương tương tỷ lệ sinh lý trong xương người, giúp hấp thu một cách dễ dàng nhất. Các kết quả nghiên cứu lâm sàng đã chứng minh MCHA làm tăng mật độ xương, phòng ngừa loãng xương.

Dùng thuốc canxi cho người gãy xươngViên canxi cho người gãy xương NextG Cal

Bên cạnh đó, NextG Cal còn chứa Vitamin D3, là hoạt chất không thể thiếu khi bổ sung canxi cho người bị gãy xương, vitamin D3 làm tăng khả năng hấp thu canxi qua thành ruột. Hay vitamin K trong NextG Cal cũng  giúp vận chuyển canxi đến tận mô xương, hạn chế tình trạng vôi hóa động mạch, sỏi thận.

>> Xem VIDEO NextG Cal – Canxi hữu cơ nhập khẩu Úc dùng cho người thiếu canxi <<

Video thuốc canxi cho người bị gãy xương

Uống bổ sung canxi cho người gãy xương, cần lưu ý không bổ sung quá 500mg canxi mỗi lần uống, uống ít nhất 2 lít nước/ngày để tránh bị táo bón, sỏi thận.

Khi xương sắp lành, bạn có thể phục hồi thêm bằng những bài tập vật lý trị liệu, đi lại cẩn thận theo hướng dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, đi tái khám, chụp x quang gãy xương để kiểm tra xem xương đã lành hẳn chưa bạn nhé.

5/5 - (1 bình chọn)

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Đăng kí để được tư vấn miễn phí