Bệnh lao xương là loại lao ngoài phổi phổ biến thứ ba sau bệnh lao bạch huyết và màng phổi. Vậy lao xương là bệnh gì ? Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị thế nào? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Bệnh lao xương là lao ngoài phổi có mức độ phổ biến thứ 3 chỉ sau bệnh lao màng phổi và bạch huyết
Nội dung:
I – Tìm hiểu về bệnh lao xương
Lao xương tiếng Anh là gì? Bệnh lao xương tiếng Anh là Tuberculosis of the bone. Nếu đang muốn tìm hiểu về bệnh lao xương, bạn đừng bỏ qua những thông tin chúng tôi sắp chia sẻ dưới đây nhé!
1. Bệnh lao xương là bệnh gì?
Bệnh lao xương là gì? Bệnh lao xương còn có tên gọi khác là bệnh lao xương khớp hay bệnh lao cơ xương, là bệnh lý nhiễm khuẩn tại xương khớp gây ra bởi trực khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis.
Những trường hợp dễ bị lao xương gồm:
– Những người trong độ tuổi từ 20 đến 40.
– Tiếp xúc thường xuyên với người bệnh lao phổi hay các nguồn lây lao khác.
– Những người có tiền sử lao trước đó như: lao phổi, lao hạch, lao sơ nhiễm, lao tiết niệu,…
– Bệnh lao xương ở trẻ em do chưa được tiêm phòng vaccin BCG.
– Người mắc các bệnh lý đái tháo đường, suy giảm miễn dịch, loét dạ dày – tá tràng, HIV/AIDS, suy dinh dưỡng,…
2. Nguyên nhân bệnh lao xương
Nguyên nhân gây bệnh lao xương là do trực khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis.
Một người có thể nhiễm lao từ vi khuẩn lao trong môi trường hoặc lây từ bệnh nhân lao. Thông thường, vi khuẩn lao sẽ xâm nhập đường hô hấp vào đến phổi và gây bệnh lao phổi nếu như miễn dịch của cơ thể không đủ mạnh để đối phó lại vi khuẩn lao.
Trực khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis là nguyên nhân gây bệnh lao xương
Từ tổn thương lao nguyên phát tại phổi, vi khuẩn lao có thể theo đường máu hay đường bạch huyết đến xương. Tại đây, chúng sẽ sinh sản và phát triển, hình thành nên củ lao.
Các xương xốp, lớn, chịu trọng lượng của cơ thể là vị trí mà vi khuẩn lao thường tấn công đầu tiên. Sự phá hủy này có thể gây tổn thương khung nâng đỡ của cơ thể.
3. Dấu hiệu bệnh lao xương
Lao xương biểu hiện như thế nào? Dưới đây là biểu hiện của bệnh lao xương:
– Dấu hiệu toàn thân: Tương tự các thể lao khác, các triệu chứng mắc bệnh lao xương có thể gặp là: mệt mỏi, chán ăn, người xanh xao, sụt cân, ra nhiều mồ hôi trộm, sốt dai dẳng, thường sốt về chiều.
– Dấu hiệu tại chỗ: Vùng xương bị vi khuẩn lao tấn công sưng to, cứng nhưng không có biểu hiện viêm (không nóng, không đỏ). Tùy thuộc tổn thương lao ở xương nào bệnh nhân sẽ đau tại vùng xương đó, kèm theo các dấu hiệu khác:
– Triệu chứng mắc bệnh lao xương sống: Ban đầu vùng đốt sống bị tổn thương đau âm ỉ, thường tăng lên về đêm, lâu dần cơn đau nghiêm trọng hơn, nếu bị lao vùng thắt lưng bệnh nhân có thể đau dữ dội. Lâu dần đốt sống, đĩa đệm bị phá hủy gây biến dạng, xuất hiện áp xe lạnh và hội chứng chèn ép.
Bệnh lao xương gây đau nhức, sưng tấy và cứng khớp tại các vị trí xương bị vi khuẩn lao tấn công
– Dấu hiệu bệnh lao xương khớp háng: Người bệnh đau nhiều vùng khớp háng, đau liên tục, tăng lên khi vận động. Lâu dần háng khó cử động và có tư thế bất thường, chân dạng, gấp, quay ra phía ngoài. Vùng sau cung đùi hạch sưng to, nổi rõ.
Vùng khớp háng hình thành ổ áp xe lạnh. Nhiều trường hợp mủ lao ở ổ áp xe đi theo các thớ cơ tạo thành các ổ áp xe lan xuống tận đùi.
– Dấu hiệu lao xương khớp gối: Có hiện tượng căng, sưng to đầu gối, khớp gối, cử động gấp duỗi chân bị hạn chế. Vùng sau cung đùi sờ thấy nổi hạch.
Sang giai đoạn muộn, vùng đầu gối, khớp gối sưng to, căng phồng, các cơ phía trên và đầu gối lại bị teo nhỏ. Tổn thương ngày càng tăng lên, da vùng đầu gối nhợt, cử động gây đau và rất hạn chế.
4. Bệnh lao xương cột sống có lây không? Lây qua đường nào?
Bệnh lao xương có lây không là thắc mắc của rất nhiều người khi bản thân hoặc trong gia đình có người mắc bệnh lý này. Đáp án cho câu hỏi bệnh lao xương có lây nhiễm không là CÓ.
Vậy bệnh lao xương lây qua đường nào? Các con đường lây truyền bệnh bệnh lao xương cụ thể như sau:
– Đường hô hấp: Nếu người bị bệnh lao xương mắc lao phổi tiên phát thì không loại trừ được khả năng vi khuẩn lao phát tán ra môi trường và lây cho những người xung quanh khi người bệnh ho, hắt hơi, nói chuyện.
– Lây từ mẹ sang con.
– Lây qua vết thương hở và niêm mạc.
5. Bệnh lao xương có chữa khỏi không?
Bệnh lao xương có chữa khỏi được không? Với sự tiến bộ của các phương pháp chẩn đoán và điều trị hiện nay, bệnh lao xương có thể chữa khỏi hoàn toàn trong thời gian từ 9 đến 12 tháng.
Nhưng điều kiện cần và đủ đó là người bệnh cần được điều trị sớm, đồng thời tuân thủ tuyệt đối nguyên tắc cũng như phác đồ điều trị của bác sĩ.
Bệnh lao xương khớp hoàn toàn có thể điều trị dứt điểm nếu được phát hiện sớm và tuân thủ điều trị.
6. Bệnh lao xương có nguy hiểm không?
Ngoài thắc mắc bệnh lao xương có bị lây không, nhiều người còn đặt câu hỏi lao xương có nguy hiểm không?
Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, người bệnh có thể bị tàn phế. Sự chậm trễ trong điều trị dẫn tới một số biến chứng nguy hiểm như:
– Lao lan rộng: Vi khuẩn lao có thể phát triển đến các cơ quan khác trong cơ thể như phổi, màng não, đe dọa tính mạng bệnh nhân.
– Biến dạng xương: Xẹp đốt sống, gù nhọn, có thể chèn ép rễ thần kinh và tủy sống.
– Biến chứng thần kinh: Biến dạng xương – Cắt cụt chi: Nếu không được điều trị sớm và đúng phác đồ có thể dẫn đến các tổn thương không thể khắc phục được, buộc phải cắt cụt chi của người bệnh.
– Teo cơ vận động khớp.
– Liệt cơ tròn: Đây là hậu quả đến từ việc áp xe lạnh chèn ép tủy sống.
– Hạn chế vận động: Người bệnh lao xương sống gặp khó khăn trong việc cúi, ngửa.
( → Xem thêm về chứng nhuyễn xương là như thế nào TẠI ĐÂY)
II – Lao xương có mấy giai đoạn?
Bệnh lao xương gồm có 3 giai đoạn như sau:
– Giai đoạn khởi phát: Đây là giai đoạn đầu của bệnh, thường có biểu hiện là khớp sưng to, đau; hạn chế vận động; sút cân, sốt không rõ rệt…
– Giai đoạn toàn phát: Đây là giai đoạn tổn thương lao lan rộng, mức độ phá hủy nhiều; phần đầu xương, bao khớp và sụn khớp đều có tổn thương lao. Người bệnh thường có triệu chứng sốt, mệt mỏi, ăn ngủ kém, sụt cân nhiều, da xanh xao, vận động hạn chế…
– Giai đoạn cuối: Nếu được điều trị sớm và đúng nguyên tắc, các triệu chứng của bệnh sẽ giảm dần và khỏi, người bệnh có thể trở lại sinh hoạt và làm việc bình thường. Nhưng ngược lại, nếu không được điều trị sớm và đúng cách, bệnh sẽ trở nặng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Bệnh lao xương gồm có 3 giai đoạn
III – Bệnh lao xương nên ăn gì và kiêng ăn gì?
Hệ miễn dịch kém sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho trực khuẩn lao phát triển và bùng phát mạnh. Vì vậy, trong thời gian điều trị bệnh, người bệnh cần cải thiện và tăng cường sức đề kháng bằng cách xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý và đủ dưỡng chất.
1. Bệnh lao xương nên ăn gì?
Bệnh lao xương ăn gì? Người mắc bệnh lao xương nên ưu tiên ăn các thực phẩm giàu vitamin, sắt, chất xơ và các nguyên tố vi lượng.
– Các thực phẩm giàu kẽm và sắt: Bệnh nhân lao xương có nguy cơ cao thiếu hụt sắt và kẽm gây suy giảm miễn dịch, thiếu máu, chán ăn… Vì vậy nên bổ sung các loại thực phẩm như hàu, lòng đỏ trứng, thịt nạc, thịt bò, gan, đậu tương, nấm hương,…
– Các thực phẩm giàu vitamin: Vitamin A, C, E có tác dụng chống oxy hóa, tái tạo tế bào tổn thương và tăng cường hệ miễn dịch. Ngoài ra người bị lao xương cũng nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin K và B6 do khả năng tổng hợp vitamin K và hấp thu vitamin B6 bị giảm.
Các thực phẩm nên tăng cường bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày gồm có cá, bông cải xanh, thịt lợn, rau xanh đậm, các loại hạt, thịt bò, thịt cừu, nấm, quả hạch, trứng, ớt chuông ngọt, bơ, đậu Hà Lan, bí và các loại hoa quả…
– Các thực phẩm giàu chất xơ: Bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, cải thiện rối loạn tiêu hóa cho bệnh nhân lao và tăng khả năng thải độc cho cơ thể. Bột yến mạch, táo, cà rốt, bắp rang, bánh mì quả mọng, mì ống từ lúa mạch… là những thực phẩm có hàm lượng chất xơ dồi dào nhất.
2. Bệnh lao xương kiêng ăn gì?
Việc ăn các thực phẩm và đồ uống không phù hợp có thể khiến triệu chứng bệnh nghiêm trọng hơn, ngoài ra còn làm giảm tác dụng của thuốc điều trị. Do đó, người bệnh cần kiêng ăn các thực phẩm dưới đây trong thời gian điều trị:
– Thực phẩm chứa nhiều chất béo no và đường: Chất béo no và đường có thể kích thích phản ứng viêm và khiến khớp bị sưng nề nghiêm trọng hơn. Do đó, người bệnh lao xương nên hạn chế ăn đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh và chế biến sẵn, bánh kẹo…
– Đồ uống chứa cồn và caffeine như cà phê, rượu, bia…
– Tuyệt đối không hút thuốc lá, thuốc lào.
Những thực phẩm người bị lao xương không nên ăn
( → Xem thêm: Bệnh ung thư xương là gì? Có chữa được không? Cách điều trị)
IV – Các cách chữa bệnh lao xương khớp cốt
Các biện pháp chẩn đoán bệnh bệnh lao xương hiện nay gồm: khám lâm sàng; X- quang lao xương; xét nghiệm Mantoux; chọc hút mẫu bệnh phẩm từ vị trí lao xương và soi vi khuẩn; CT Scan, MRI….
Bệnh lao xương và cách chữa thế nào? Mục đích của việc điều trị là điều trị nhiễm trùng, tiêu diệt vi khuẩn lao; giảm đau; bảo tồn và phục hồi chức năng xương khớp, thần kinh; ngăn ngừa các biến chứng. Dưới đây là một số cách điều trị bệnh lao xương được áp dụng hiện nay:
1. Chữa bệnh lao xương và khớp bằng thuốc Tây
Sử dụng thuốc là phương pháp điều trị ưu tiên đối với người bệnh bị lao xương. Các thuốc kháng lao thường được sử dụng trong phác đồ điều trị như:
– Rifampicin.
– Isoniazid.
– Ethambutol.
– Pyrazinamid.
– Acid Paraaminosalicylic.
– Streptomycin.
!Lưu ý: Người bệnh chỉ sử dụng thuốc chữa bệnh lao xương khớp khi có sự chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý mua và uống thuốc vì rất nguy hiểm. Khi uống thuốc cần tuân thủ về liều lượng và thời gian uống, tránh tình trạng bệnh lao xương kháng thuốc.
Người bệnh nên tuân thủ tuyệt đối về liều lượng và thời gian uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ
2. Chữa lao xương bằng thuốc nam
– Bài thuốc Dương hòa thang: Thục địa 40g, bạch giới tử 4g, cao ban long 20g, ma hoàng 4g, tục đoạn 12g, quế chi 6g, ngưu tất 12g, cam thảo 4g. Cho các nguyên liệu vào ấm sắc với 500ml nước. Sắc cho tới khi còn 200ml thì chia làm 2 lần uống hết trong ngày.
– Bài thuốc Cốt lao thang gia giảm: Thạch cao 8g, sài hồ 12g, địa cốt bì 12g, miết giáp 20g, mẫu đơn bì 12g, ngưu tất 12g, đào nhân 8g, xuyên tục đoạn 12g, hồng hoa 4g. Cho các nguyên liệu vào ấm sắc với 800ml nước, còn 300ml thì chia 3 lần uống hết trong ngày. Mỗi ngày uống 1 thang.
– Bài thuốc Bát trân thang: Thục địa 16g, xuyên khung 12g, đương quy 12g, bạch thược 16g, kỷ tử 12g, đảng sâm 16g, quy bản 12g, bạch truật 12g, cam thảo 4g, hoài sơn 16g, phục linh 12g, kê nội kim 8g. Sắc với 500ml nước cho tới khi còn 200ml là được. Chia làm 2 lần uống hết trong ngày, mỗi ngày uống 1 thang.
Lưu ý: Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ, người có chuyên môn trước khi sử dụng. Không nên tự ý mua và dùng thuốc để tránh nguy hại sức khỏe và ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị.
3. Chữa bệnh lao xương khớp bằng phẫu thuật
Phương pháp phẫu thuật được bác sĩ chỉ định trong các trường hợp sau:
– Người bệnh không đáp ứng với điều trị nội khoa và phục hồi chức năng.
– Xuất hiện các biến chứng như có ổ áp xe lớn, biến dạng xương khớp, giới hạn hoạt động, gây ảnh hưởng tới công việc và sinh hoạt hàng ngày.
V – Cách phòng bệnh lao xương
Lao xương là bệnh lý nguy hiểm, có tiến triển nhanh chóng và rất dễ gây các biến chứng nghiêm trọng nguy hiểm cho tính mạng người bệnh. Vì vậy bạn nên chủ động phòng bệnh bằng một số biện pháp dưới đây:
– Tiêm vaccine ngừa lao BCG cho trẻ dưới 1 tháng tuổi để ngăn chặn tình trạng nhiễm trực khuẩn lao gây bệnh lao xương ở trẻ em.
– Vệ sinh sạch sẽ nhà cửa và không gian sống.
– Đeo khẩu trang khi tới những nơi đông người và bệnh viện.
– Người đang điều trị lao nói chung và lao xương sườn nói riêng nên cách ly để tránh lây nhiễm cho người khác.
– Người thường xuyên tiếp xúc với người bệnh mắc lao và người đã từng mắc lao cần được tầm soát lao phổi bằng cách xét nghiệm đờm, chụp phổi, lao xương khớp xquang…
Trên đây là những thông tin về bệnh lao xương mà chúng tôi tổng hợp được. Hy vọng sẽ giúp các bạn hiểu rõ lao xương là bị gì, nguyên nhân, triệu chứng, bệnh lao xương có chữa được không và cách điều trị thế nào.
Tốt nhất, ngay khi phát hiện biểu hiện bệnh lao xương, bạn nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt đề được điều trị phù hợp và kịp thời, phòng tránh các biến chứng nguy hiểm xảy ra.
Nếu cần tìm hiểu thêm về bệnh lao xương bạn có thể để lại bình luận cuối bài viết, đặt câu hỏi trong khung chat hoặc gọi tới tổng đài 1800 1125 (miễn phí cước gọi) để được dược sĩ của NextG Cal tư vấn.