Gãy xương ở người già: Nguyên nhân và cách điều trị an toàn

Gãy xương ở người già là vấn đề đáng lo bởi hệ thống xương trong cơ thể người cao tuổi đã bị suy yếu theo thời gian. Vì lẽ đó mà khi trong gia đình không may có người già bị gãy xương mọi người đều đặt ra rất nhiều câu hỏi, chẳng hạn như: Người già bị gãy xương phải làm sao? Người già bị gãy xương có nên mổ không? Cần lưu ý những gì khi chăm sóc người già bị gãy xương?

đặc điểm xương và gãy xương ở người giàHình ảnh người già bị gãy xương tay. 

I – Nguyên nhân gãy xương ở người già

Người già bị gãy xương có thể do các nguyên nhân sau:

– Thoái hóa xương: Các vi chất tích lũy trong cơ thể người già ngày một suy giảm do các hormone giảm dần theo tuổi tác.

Hậu quả là hệ thống xương, vỏ xương gân, khớp, dịch khớp, bao khớp cũng bị suy giảm gây ra tình trạng thoái hóa xương khớp do lượng máu đến hệ thống xương suy giảm hoặc hoặc thiếu các dưỡng chất như canxi, collagen, protein…

Người già bị gãy xương phải làm saoCấu trúc xương suy yếu nên khi bị té ngã người già rất dễ bị gãy xương. 

– Tai nạn trong sinh hoạt hàng ngày: Đồ vật, dụng cụ ở trong nhà để bừa bãi nên người già khi đi lại mắt kém, sức yếu nên dễ va phải; ngã do trơn trượt sàn nhà, ở nhà tắm; trèo lên thang hoặc ghế đẩu để cắt tỉa cây rồi không may bị té ngã; tai nạn khi đi xe đạp; trở mình khi ngủ rồi trượt xuống sàn… 

Gãy xương ở người già phổ biến ở nữ giới hơn so với nam giới. Nguyên nhân là do phụ nữ bước vào độ tuổi mãn kinh thì hormon estrogen (có nhiệm vụ duy trì sức khỏe và độ chắc chắn của xương) bị suy giảm nghiêm trọng nên dễ bị loãng xương, gãy xương hơn so với nam giới.

II – Biểu hiện người già bị gãy xương

Các triệu chứng và biểu hiện thường gặp của gãy xương ở người già gồm:

– Đau nhói tại vị trí xương bị gãy, cảm giác đau tăng lên khi có cử động.

– Sưng tấy, bầm tím tại vùng chấn thương.

– Cong hoặc biến dạng chi có xương bị gãy.

Người già bị gãy xương có nên mổ khôngGãy xương gây đau nhức, sưng, bầm tím ở vùng bị chấn thương. 

– Hạn chế hoặc không thể cử động tại vị trí xương gãy.

– Nghe thấy âm thanh lạo xạo phát ra ở vùng chấn thương khi cử động.

– Nếu là gãy xương hở thì xương sẽ đâm xuyên qua da.

III – Người già dễ gãy những xương gì?

Gãy xương ở người già xảy ra khi có lực mạnh tác động vào xương. Bất kỳ loại xương nào trên cơ thể người già đều có nguy cơ bị gãy do đặc điểm xương của người cao tuổi là yếu, giòn hơn so với người trẻ. Tuy nhiên, một số loại xương ở người già có nguy cơ bị gãy cao hơn cả gồm:

– Gãy xương tay: Khi bị ngã, mọi người thường có phản xạ dùng tay để chống nên có thể dẫn tới gãy tay, xương cẳng tay, ngón tay hoặc bàn tay…

Gãy xương chậu, xương háng: Người già bị gãy xương háng, người già bị gãy xương chậu do bị ngã ngồi đập mông xuống sàn nhà.

Cách chăm sóc người già bị gãy xươngNgười già dễ bị gãy xương ở vùng khớp háng, tay, chân…

– Gãy xương đùi, bánh chè, chân: Người già có thể bị gãy xương đùi, chân, cẳng chân, ngón chân, bàn chân hoặc bánh chè nếu không may bị trượt té ngã. Trong đó, gãy xương cổ đùi nguy hiểm và phức tạp có thể ảnh hưởng tới tính mạng.

Gãy xương sườn: Người già bị gãy xương sườn có thể xảy ra khi ngủ trở mình rồi rơi xuống sàn nhà hoặc té ngã khi đi ở tư thế tác động trực tiếp tới xương sườn. 

IV – Cách điều trị gãy xương ở người già hiệu quả

Người già bị gãy xương phải làm sao? Tùy từng mức độ nghiêm trọng (vị trí gãy xương, gãy xương kín hay hở) cũng như độ tuổi, thể trạng và sức của từng người bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị gãy xương ở người già phù hợp. Các phương pháp điều trị gãy xương ở người già phổ hiến và hiệu quả hiện nay gồm: 

1. Mổ phẫu thuật

Nếu người già bị gãy xương nặng và nghiêm trọng (xương đâm ra ngoài, di lệch nhiều) thì việc thực hiện mổ phẫu thuật là cần thiết.

Theo đó, bác sĩ sẽ mổ để sắp xếp các miếng xương bị gãy trở về vị trí ban đầu dồi dùng ốc vít hoặc tấm kim loại chuyên dụng để cố định xương. 

Trường hợp người già bị gãy xương nặng nhưng không phẫu thuật có thể phải nằm bất động lâu. Hậu quả của việc nằm lâu và không cử động là có thể bị viêm phổi, loét tỳ đè, nhiễm trùng, nặng hơn là hình thành cục huyết khối trong lòng tĩnh mạch gây thuyên tắc phổi…. 

Do đó, đáp án cho câu hỏi người già bị gãy xương có nên mổ không là CÓ nếu bác sĩ chuyên khoa có chỉ định điều trị mổ phẫu thuật.  

Gãy xương ở người giàĐiều trị gãy xương bằng phương pháp mổ phẫu thuật. 

2. Băng bột cố định

Trường hợp gãy xương ở người già nhẹ (xương không đâm khỏi da, xương di lệch ít) thì phương pháp băng bột cố định sẽ được bác sĩ chỉ định. 

Sợi thủy tinh đúc hoặc bột thạch cao được sử dụng phổ biến nhất trong điều trị băng bột cố định xương gãy. Tác dụng là để cố định xương và để chúng tự lành và hồi phục.

V – Người già bị gãy xương nên ăn gì, uống gì?

Trong quá trình điều trị gãy xương cho người già, ngoài việc tuân thủ tuyệt đối theo chỉ định điều trị của bác sĩ thì người bệnh cần kết hợp với chế độ dinh dưỡngvà sinh hoạt hàng ngày để giúp xương mau chóng phục hồi:

Các thực phẩm tốt cho người già bị gãy xương gồm: Canxi (sữa, chế phẩm từ sữa, các loại hạt, cá, các loại rau màu xanh…); magie (cá chép, cá trích, cá thu,  chuối, sữa, bánh mì…); kẽm (ốc, cá, hải sản, hạt khô,..); vitamin A, B, C, D, E,…

Do chế độ ăn hàng ngày khó có thể đáp ứng đầy đủ lượng canxi cần thiết cho cơ thể (nhất là khi nhu cầu canxi cho việc phục hồi xương bị gãy cao hơn so với bình thường) nên người nhà cần nhờ bác sĩ tư vấn về việc sử dụng thêm viên uống bổ sung canxi NextG Cal và thuốc bổ cho người già bị gãy xương

Người già bị gãy xương nên uống sữa gì? Nên ưu tiên chọn mua sữa dành cho người già bị gãy xương có hàm lượng vitamin và khoáng chất cao (đặc biệt là canxi).

Bên cạnh đó, bạn nên chọn mua loại sữa có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đã được kiểm định chất lượng và của thương hiệu sữa uy tín, nổi tiếng.

Tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để biết đâu là loại sữa tốt cho người già bị gãy xương nên mua. 

Người già bị gãy xương nên ăn gìThức ăn cho người già bị gãy xương tốt cho quá trình phục hồi xương. 

( → Xem thêm cách bổ sung canxi cho người già TẠI ĐÂY )

Chỉ cho bệnh nhân gãy xương đi lại hoặc vận động khi có chỉ định của bác sĩ. Tránh vận động khi xương chưa hồi phục hẳn gây đau nhức và ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị.

Tuyệt đối không tạo áp lực lớn và mạnh lên vùng xương bị gãy. Cố gắng dành nhiều thời gian nghỉ ngơi; ngủ đủ giấc; giữ tinh thần lạc quan và vui vẻ…

VI – Cách phòng ngừa gãy xương ở người già 

Người già có thể chủ động phòng ngừa gãy xương bằng cách chú ý một số vấn đề trong việc đi lại và sinh hoạt hàng ngày như sau:

– Người già nên hạn chế tối đa đi lại nếu không có việc thực sự cần thiết và quan trọng. 

– Cần thật cẩn trọng khi đi lại, tốt nhất nên dùng gậy để hỗ trợ khi cần đi lại để đảm bảo an toàn. 

– Dép đi lại trong nhà cần có phần đế với độ ma sát cao.

Người già bị gãy xương nên uống sữa gìNgười già nên dùng gậy hỗ trợ khi đi lại để phòng ngừa gãy xương. 

– Không vội vàng khi làm việc, hoạt động trong sinh hoạt hàng ngày để tránh tác động lực mạnh lên xương.

– Không nên nằm võng hoặc nằm giường quá cao vì có thể dẫn tới bị trẹo người, té ngã khi đứng lên hoặc ngồi xuống.

– Khi người già bị té ngã người già cần đưa tới bệnh viện để được kiểm tra và điều trị kịp thời.

So với người trẻ tuổi, thời gian điều trị gãy xương ở người già sẽ mất nhiều thời gian hơn rất nhiều do cấu trúc xương đã bị suy yếu. Do đó, việc chủ động phòng ngừa gãy xương cho người già sẽ tốt hơn so với việc tìm cách khắc phục và điều trị. 

5/5 - (1 bình chọn)

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Đăng kí để được tư vấn miễn phí