Bị gãy xương mũi có sao không? Biểu hiện và cách điều trị

Dược sĩ tư vấn: Vũ Thị Hậu

Gãy xương mũi là chấn thương thường gặp nhất trong gãy xương ở vùng hàm mặt. Trong khi đó, mũi lại có rất nhiều chức năng và thẩm mỹ nên rất nhiều người muốn biết bị gãy xương mũi có sao không và bao lâu thì liền? Câu trả lời sẽ có ngay dưới đây, hãy cùng theo dõi nhé!

Gãy xương mũi là gìHình ảnh gãy xương mũi.

I – Xương mũi là xương gì?

Xương mũi là hai xương nhỏ nằm ở vị trí 1/3 trên của mũi. Cùng với các sụn mũi, xương mũi tạo nên bộ khung định hình cho mũi. 

Gãy xương mũi là gì? Gãy xương mũi chính là tình trạng xương mũi bị nứt, vỡ hoặc gãy. Đây là chấn thương thường gặp và phổ biến nhất trong gãy xương ở vùng hàm mặt.

May mắn là phần lớn trường hợp có tiên lượng tốt và không nguy hiểm tính mạng. Tuy nhiên, người bị gãy xương mũi cần phải thăm khám và điều trị kịp thời để tránh tình trạng để lại di chứng về sau.

Người bị gãy xương mũiXương mũi là hai xương nhỏ nằm ở vị trí 1/3 trên của mũi.

II – Nguyên nhân bị gãy xương mũi

Xương mũi chỉ bị gãy khi có lực mạnh tác động và mũi. Chấn thương gãy xương mũi thường đi kèm với các chấn thương ở mặt hoặc cổ, trong đó một số nguyên nhân chủ yếu là:

– Tai nạn giao thông.

ngã gãy xương mũi.

– Đập mũi vào các vật cứng cố định như bức tường, cánh cửa.

– Xảy ra va đập ở mũi khi chơi các môn thể thao có tính đối kháng.

– Bị đá hoặc đấm vào mũi.

Bất kỳ ai cũng có thể bị chấn thương gãy xương mũi, nhưng các đối tượng dưới đây có nguy cơ cao hơn gồm:

– Vận động viên hoặc những người tham gia các môn thể thao như quyền anh, bóng rổ, bóng đá, võ thuật, trượt ván.

– Người tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm, thắt dây an toàn.

– Người lái xe đạp địa hình.

– Trẻ nhỏ và người cao tuổi.

Bị gãy xương mũi có sao khôngChấn thương gãy xương mũi thường xảy ra do tai nạn giao thông, bị đánh hoặc đập trực tiếp vào mũi, té ngã…

( → Xem thêm: Gãy xương quai hàm: Nguyên nhân, cách nhận biết và điều trị)

III – Biểu hiện khi bị gãy xương mũi

Nhận biết chính xác dấu hiệu gãy xương mũi giúp bạn có cách sơ cứu đúng cách và xử trí kịp thời, giúp phòng ngừa chấn thương nghiêm trọng hơn. Các dấu hiệu gãy xương mũi gồm:

– Đau nhức ở vùng mũi, cơn đau tăng lên khi sờ nắn.

– Có cảm giác căng tức vùng mũi.

– Mũi bị biến dạng, méo mó.

– Mũi và vùng quanh mũi bị sưng nề.

– Chảy dịch nhầy hoặc máu mũi từ mũi.

– Khó thở, cảm giác bị nghẹt mũi ở 1 hoặc 2 bên mũi.

– Nghe thấy tiếng lạo xạo khi chạm vào xương mũi bị gãy.

– Vùng da ở dưới mắt bị đổi màu.

Gãy xương mũi có bị sao khôngKhi bị gãy xương mũi, bệnh nhân sẽ bị đau nhức ở vùng mũi, cơn đau tăng lên khi sờ nắn.

Người bị gãy xương mũi cần đến bệnh viện ngay khi có một trong các dấu hiệu sau:

– Liên tục chảy máu cam.

– Mũi hết sưng nhưng vẫn bị khó thở.

– Tình trạng sưng không thuyên giảm sau 3 ngày.

– Mũi biến dạng sau chấn thương.

– Uống thuốc giảm đau không có tác dụng.

– Sốt cao liên tục.

– Có vết cắt lớn ở trên gương mặt.

– Xuất hiện vết thương hở lớn ở trên mũi.

– Dịch trong như nước từ mũi chảy ra.

– Đau mắt, nhức đầu.

– Cứng cổ kèm theo tê ngứa cánh tay.

– Đau cổ, nôn nói.

– Khó thở. 

IV – Bị gãy xương mũi có sao không? 

Gãy xương mũi có bị sao không? Chấn thương gãy xương mũi thường không gây nguy hiểm tới tính mạng của bệnh nhân, nhưng nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách thì có thể gây ra nhiều biến chứng nặng nề. Cụ thể:

– Biến chứng sớm: Bệnh nhân gãy xương mũi sẽ bị phù nề, bầm da, nhiễm trùng (ít gặp), chảy dịch não tủy (hiếm gặp).

– Biến chứng muộn: Gây sẹo co rút khiến người gãy xương mũi bị nghẹt mũi từ từ, sống mũi sụp hình yên ngựa, tháp mũi trở nên dị dạng, dính cuốn mũi, thủng vách ngăn…

Gãy xương mũi bao lâu thì liềnGãy xương mũi có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như phù nề, bầm da, nhiễm trùng, chảy dịch não tủy, sẹo co rút…

V – Gãy xương mũi bao lâu thì liền? 

Gãy xương mũi bao lâu thì lành phụ thuộc nhiều vào yếu tố khác nhau như mức độ chấn thương, phương pháp điều trị, độ tuổi và thể trạng của bệnh nhân.

Đối với người bình thường, thời gian cần thiết để xương mũi bị gãy phục hồi và liền hẳn là khoảng từ 4-6 tuần. Với các trường hợp gãy xương mũi nặng và nghiêm trọng thì có thể mất nhiều thời gian hơn.

Cách điều trị gãy xương mũiĐối với người bình thường, thời gian cần thiết để xương mũi bị gãy phục hồi và liền hẳn là khoảng từ 4-6 tuần.

(→ Xem thêm cách điều trị khi bị gãy xương sườn TẠI ĐÂY)

VI – Cách điều trị gãy xương mũi hiệu quả và an toàn

Tùy thuộc vào triệu chứng của người bệnh và mức độ tổn thương mà bác sĩ có thể chỉ định tự sơ cứu tại nhà trước khi tới bệnh viện hoặc điều trị y tế ngay lập tức. 

Cách sơ cứu và xử trí gãy xương mũi tại nhà như sau: 

– Trường hợp bị chảy máu mũi: Bệnh nhân cần ngồi xuống theo tư thế nghiêng người ra phía trước, thở bằng miệng để máu không chảy xuống cổ họng. 

– Trường hợp chỉ bị đau, không chảy máu mũi: Bệnh nhân nên ngước đầu cao lên để giảm đau nhói. Nếu bị sưng có thể dùng đá lạnh chườm vào mũi khoảng 20 phút.

– Sau khi sơ cứu xong lập tức đưa bệnh nhân tới bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất.

Tại bệnh viện, bác sĩ sau khi thăm  khám lâm sàng, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện một số phương pháp cận lâm sàng (chụp X-quang hoặc CT) nếu cần thiết. Sau chẩn đoán chính xác mức độ chấn thương, bác sĩ sẽ căn cứ vào bệnh án gãy xương mũi của bệnh nhân để chỉ định cách điều trị phù hợp.

1. Nắn chỉnh thông thường

Trường hợp bệnh nhân gãy xương mũi nhẹ, không có di lệch thì không cần phải thực hiện phẫu thuật mà sử dụng phương pháp nắn chỉnh thông thường. 

Cách chữa gãy xương mũi bằng nắn chỉnh thường được thực hiện sau khi xảy ra chấn thương 1-2 tuần. Thời gian này vừa đủ để làm giảm tình trạng sưng nề và xương chưa thể tự lành gây khó khăn cho việc điều trị.

Bác sĩ cho bệnh nhân uống thuốc giảm đau rồi đưa dụng vụ vào bên trong mũi kết hợp dùng tay nắm chính xương mũi bị gãy từ bên ngoài sao cho trở về đúng vị trí ban đầu.

Sau đó, cố định xương mũi bị gãy bằng cách đặt một miếng vật liệu cố định vào trong mũi và băng ép ở phía ngoài.

Thời gian có định khoảng 1 tuần. Trong thời gian này, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh uống thuốc kháng sinh để phòng tránh xảy ra nhiễm trùng.

2. Phẫu thuật gãy xương mũi

Điều trị gãy xương mũi bằng phương pháp phẫu thuật thường được sử dụng khi: Gãy xương mũi nặng và nghiêm trọng; xương mũi bị gãy thành nhiều mảng; gãy xương mũi bị di lệch nhiều; gãy xương mũi không được điều trị quá 14 ngày.

Phẫu thuật gãy xương mũi cấp tínhTùy theo từng mức độ nặng – nhẹ gãy xương mũi mà bệnh nhân có thể điều trị phẫu thuật hoặc không phẫu thuật.

Bác sĩ chỉ định người bệnh dùng thuốc giảm đau, uống thuốc kháng sinh và tiến hành phẫu thuật nắn xương kín, định hình mũi, chỉnh hình vách ngăn mũi. Phương pháp phẫu thuật thường được thực hiện sau 3-10 ngày xảy ra chấn thương.

VII – Cách chăm sóc bệnh nhân gãy xương mũi

Khi chăm sóc bệnh nhân gãy xương mũi, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau để giúp xương mau lành và sức khỏe mau chóng hồi phục:

– Sau điều trị gãy xương mũi cần theo dõi sát sao tình hình sức khỏe của bệnh nhân. Nếu nghi ngờ có dấu hiệu bất thường, cần thông báo ngay cho bác sĩ để được xử lý kịp thời.

– Uống thuốc, tái khám theo đúng chỉ định và lịch hẹn của bác sĩ.

– Có thể vận động, đi lại nhẹ nhàng nhưng cần tránh lực tác động đến vùng mũi.

– Không là các cử động hoặc công việc có liên quan tới xương mũi khi chưa được bác sĩ cho phép.

Gãy xương mũi kiêng ăn gì? Bệnh nhân gãy xương mũi nên kiêng ăn đồ ngọt, nước ngọt; nước uống có gas; đồ uống chứa chất kích thích như bia, rượu, cà phê; đồ ăn nhanh, chế biến sẵn, thức ăn có lượng dầu mỡ cao…

– Người bị gãy xương mũi nên ăn gì? Nên tăng cường ăn nhiều các thực phẩm và thức ăn giàu canxi, protein, sắt, kẽm, các vitamin và khoáng chất để hỗ trợ tốt nhất cho quá trình phục hồi xương mũi bị gãy.

– Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, giữ tâm lý vui vẻ và thoải mái, tránh căng thẳng, mệt mỏi, suy nghĩ tiêu cực.

–  Uống thuốc canxi: Người bệnh có thể bổ sung canxi dưới dạng thuốc theo hướng dẫn trong trường hợp chế độ ăn hàng ngày không đủ cung cấp canxi giúp xương mau liền.  

NextG Cal là thuốc bổ sung canxi có nguồn gốc hữu cơ tự nhiên, được chiết xuất từ xương bò non của Úc rất giàu canxi và photpho. Khi kết hợp với vitamin K1 và D3 sẽ giúp cung cấp và tăng hấp thu canxi, đưa canxi vận chuyển tới tận các mô xương.

Cách chữa gãy xương mũiViên uống canxi NextG Cal của Úc.

*Số giấy xác nhận quảng cáo NextG Cal: 2/2019/XNQC-QLD.

Gãy xương mũi không chỉ gây ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn liên quan đến vấn đề thẩm mỹ gương mặt. Do đó, bên cạnh việc tìm hiểu gãy xương mũi và cách điều trị thế nào, bạn nên chủ động phòng ngừa xảy ra chấn thương gãy xương mũi bằng cách: đội mũ bảo hiểm, thắt dây an toàn khi tham gia giao thông; không để xảy ra va đập vào mũi…

Nếu cần tìm hiểu thêm về gãy xương mũi hoặc thông tin về sản phẩm NextG Cal, bạn có thể để lại bình luận cuối bài viết, đặt câu hỏi trong khung chat hoặc gọi tới tổng đài 1800 1125 (miễn phí cước gọi) để được dược sĩ tư vấn.

5/5 - (1 bình chọn)

Bình luận (0)

Trả lời

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.

Bài viết liên quan

Gãy xương có ăn trứng vịt lộn được không? Nên ăn như thế nào?

Gãy xương có ăn trứng vịt lộn được không là câu hỏi nhận được sự quan tâm của rất nhiều…

Chi tiết

Gãy xương có ăn trứng vịt lộn được không? Nên ăn như thế nào?

Gãy xương có ăn trứng vịt lộn được không là câu hỏi nhận được sự quan tâm của rất nhiều…

Chi tiết
tại sao gãy xương kiêng ăn thịt gà

Bị gãy xương ăn thịt gà được không? Lời khuyên từ chuyên gia

Thịt gà giàu đạm và dinh dưỡng tốt cho sức khỏe nhưng theo kinh nghiệm dân gian thì những người…

Chi tiết
bị gãy xương quan hệ có sao khôngị gãy xương quan hệ có sao không

Bị gãy xương có nên quan hệ không? Quan hệ có sao không? Giải đáp

Bị gãy xương có nên quan hệ không là thắc mắc của không ít người vì thời gian cần thiết…

Chi tiết