So với gãy xương kín thì gãy xương hở nguy hiểm hơn rất nhiều do mức độ tổn thương nghiêm trọng và dễ bị nhiễm trùng. Cùng tìm hiểu gãy xương hở là gì, nguyên nhân do đâu, nguy hiểm thế nào và điều trị ra sao để chủ động phòng ngừa nhé.
Nội dung:
I – Gãy xương hở là như thế nào?
Gãy xương hở là gì? Là tình trạng xương bị gãy đâm xuyên qua da và có thể nhìn thấy đầu xương gãy nhô ra bên ngoài bằng mắt thường.
Hình ảnh gãy xương hở.
Gãy xương hở hay còn gọi là gãy xương mfở, loại gãy xương này thường có 40-70% kết hợp với chấn thương nơi khác như đầu, ngực, bụng hay chèn ép khoang.
II – Nguyên nhân bị gãy xương hở
Các nguyên nhân chính gây gãy xương hở là do tai nạn giao thông trong khi đi ô tô, xe máy; tai nạn trong lao động hoặc vận động; té ngã trong sinh hoạt…
Gãy xương hở chủ yếu xảy ra trong tai nạn giao thông hoặc lao động.
Ngoài ra, còn có nguyên nhân gãy xương hở do hỏa khí như mảnh pháo, đan thẳng, mảnh bom, mảnh mìn. Nguyên nhân này thường gặp trong thời kỳ chiến tranh ngày xưa.
( → Xem thêm: Gãy xương kín là gì? Bao lâu thì lành? Cách điều trị gãy xương kín )
III – Dấu hiệu gãy xương hở
Các dấu hiệu nhận biết bị gãy xương hở gồm:
– Xương đâm thủng qua da, nhìn thấy xương.
– Chảy nhiều máu, máu có kèm theo váng mỡ.
Gãy xương hở khi xương đâm thủng qua da, nhìn thấy xương.
– Vết thương sâu rộng, nhiều tổ chức dập nát, nhiều ngóc ngách và dị vật ở vị trí chấn thương.
– Ổ gãy xương có nhiều mảnh, di lệch lớn.
– Mất chức năng vận động ở chi bị chấn thương.
IV – Gãy xương hở có mấy độ?
Có mấy loại gãy xương hở? Gãy xương hở theo Gustilo được phân thành 3 loại như sau:
- Gãy xương hở độ 1: Rách da <1cm; vết thương hoàn toàn sạch; cơ dập ít; xương gãy đơn giản.
- Gãy xương hở độ 2: Rách da >1 cm; cơ dập nhẹ đến vừa; tổn thương phần mềm rộng, có thể có tróc da còn cuống, hoặc tróc hẳn vạt da; xương gãy ngang, chéo ngắn, mảnh rời nhỏ.
Các cấp độ gãy xương hở.
- Gãy xương hở độ 3: Tổn thương phần mềm rộng > 10 cm, bao gồm cả cơ, da và cấu trúc thần kinh mạch máu. Trong cấp độ 3 này lại được phân thành 3 nhóm:
– Độ IIIA: Phần mềm bị rách rộng, màng xương bị tróc ra, đầu xương gãy lộ ra ngoài nhưng phần mềm vẫn còn đủ để che phủ vùng xương gãy.
– Độ IIIB: Vết rách phần mềm rộng, màng xương tróc ra, đầu xương bị gãy lộ hẳn ra ngoài; vùng xương gãy bị nhiễm bẩn, phần mềm không đủ che phủ hết xương gãy.
– Độ IIIC: Vết thương bị dập nát nhiều, xương gãy phức tạp, tổn thương mạch máu.
( → Xem thêm: Gãy xương ở người già: Nguyên nhân và cách điều trị an toàn )
V – Gãy xương hở nguy hiểm hơn gãy xương kín? Ý kiến chuyên gia
Gãy xương hở và gãy xương kín loại nào nguy hiểm hơn? Theo các chuyên gia y tế, gãy xương kín nguy hiểm và nghiêm trọng hơn rất nhiều so với gãy xương hở.
Người bệnh không chỉ cần mất thời dài điều trị cùng lúc nhiều tổn thương mà còn phải đối mặt với nhiều nguy cơ biến chứng nguy hiểm hơn so với gãy xương kín.
Gãy xương hở tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm hơn so với gãy xương kín.
Một số biến chứng có thể xảy ra trong điều trị gãy xương hở đó là: Sốc chấn thương; tắc mạch máu do mỡ; chèn ép khoang; nhiễm trùng hay biến chứng mạch máu và thần kinh…
VI – Cách điều trị gãy xương hở
Sơ cứu gãy xương hở đúng cách hỗ trợ chống sốc, giảm nguy cơ xảy ra các biến chứng gãy xương hở đồng thời tạo thuận lợi cho việc điều trị sau này.
Các công việc sơ cứu và xử lý gãy xương hở gồm: giảm đau, băng bó kín vết thương, cố định tạm thời chi gãy, dùng kháng sinh và S.A.T, trợ tim mạch, trợ sức trợ lực và khi bệnh nhân ổn định thì mau chóng đưa tới bệnh viện tuyến trên.
Phẫu thuật cố định gãy xương hở.
Tại bệnh viện, bệnh nhân sẽ được bác sĩ thăm khám lâm sàng kết hợp chụp X-quang, CT hoặc MRI để chẩn đoán tình trạng gãy xương hở ở cấp độ nào để xác định được phác đồ điều trị phù hợp. Thông thường, cách điều trị và cách xử trí gãy xương hở bao gồm các công việc sau:
– Bước 1: Cắt lọc vết thương.
– Bước 2: Nắn chỉnh lại xương bị gãy.
– Bước 3: Cố định xương gãy sau khi đã nắn bằng cách bó bột hoặc đặt cố định ngoài.
– Bước 4: Dùng kháng sinh liều cao và liên tục, ít nhất 3 – 5 ngày bằng đường tiêm. Khi vết thương gãy xương hở ổn định thì sẽ thay bằng thuốc kháng sinh đường uống.
– Bước 5: Điều trị sau mổ gồm truyền dung dịch đẳng trương; truyền máu khi có chỉ định; truyền đạm, lipid; thuốc kháng sinh; giảm đau, kháng viêm, cầm máu.
VII – Cách chăm sóc người bị gãy xương hở
Khi có nhiệm vụ chăm sóc người bị gãy xương hở vừa thực hiện phẫu thuật xong, bạn cần đặc biệt chú ý một số vấn đề sau:
– Theo dõi bệnh nhân sát sao trong 24 giờ đầu sau khi phẫu thuật để phát hiện và xử lý sớm các tai biến của phẫu thuật, gây mê.
– Nếu thấy bệnh nhân bị chảy máu ở vị trí mổ cần thông báo ngay cho bác sĩ.
– Người bệnh nên kê cao chi bị gãy nhằm giảm bớt tình trạng ứ máu ở tĩnh mạch gây sưng phù.
– Không tự ý đi lại hoặc mang vác nặng khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ.
– Cố gắng dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh hoặc làm việc quá sức.
– Bệnh nhân cần hạn chế tối đa uống đồ uống và ăn thức ăn có chứa nhiều đường. Tuyệt đối không ăn đồ lạnh như kem, đá, nước lạnh; hút thuốc lá, uống bia rượu trong quá trình điều trị.
Viên uống bổ sung canxi NextG Cal.
– Đảm bảo chế độ ăn uống đa dạng và đủ dinh dưỡng, tăng cường các thực phẩm giàu canxi – khoáng chất quan trọng và cần thiết duy trì sự chắc khỏe của xương, khớp.
Ngoài việc bổ sung các thực phẩm giàu canxi như rau chân vịt, củ cải xanh, cải cúc, măng tây, cải bắp, cải xoăn, lá su hào, củ cải, bông cải xanh, sữa không béo, cá hộp, rong biển, hạt mè, sữa đậu nành, rau diếp, cần tây, sữa chua, hạnh nhân… thì người bệnh có thể uống bổ sung thêm canxi NextG Cal để xương bị gãy nhanh hồi phục.
Gãy xương hở tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng nguy hiểm nên việc chủ động phòng ngừa sẽ tốt hơn so với việc tìm cách chữa trị. Bạn cần thật cẩn trọng khi tham gia giao thông; trang bị bảo hộ lao động khi làm các công việc nguy hiểm đồng thời cần giáo dục cho cộng đồng cách sơ cứu gãy xương đúng cách để hạn chế tối đa các biến chứng trong gãy xương.