Gãy xương kín là gì? Phân độ – Cách chữa – Bao lâu lành?

Dược sĩ tư vấn: Vũ Thị Hậu

Gãy xương kín là tình trạng xương bị gãy nhưng không có tổn thương ở vùng da xung quanh thông với ổ gãy. Nếu không được phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách, tình trạng này có thể gây nhiều vấn đề nguy hiểm. Để hiểu rõ hơn về tình trạng này, bạn đọc có thể tìm hiểu cùng NextG Cal – Canxi hữu cơ từ Úc ngay tại bài viết dưới đây!

I. Gãy xương kín là gì?

Gãy xương kín là tình trạng xương bị gãy mà vùng da quanh ổ gãy không bị tổn thương hoặc có tổn thương nhưng không thông với ổ gãy.

gãy xương kín

Trong gãy xương kín không có tổn thương vùng da xung quanh thông với ổ gãy.

Biểu hiện của gãy xương kín không rõ ràng như gãy xương hở nên nhiều trường hợp phát hiện muộn, không điều trị kịp thời và gây ra biến chứng, thậm chí biến thành thương tật không điều trị khỏi hoàn toàn.

II. Phân độ gãy xương kín

Phân loại gãy xương kín giúp đánh giá được mức độ nặng – nhẹ của tình trạng gãy xương, bao gồm 4 cấp độ khác nhau như sau:

phân độ gãy xương kín

1. Gãy xương kín độ 0

Gãy xương kín và tổn thương mô mềm chỉ ở mức độ nhẹ và thường không đáng kể. Chấn thương gián tiếp đến chi và kiểu gãy đơn giản.

2. Gãy xương kín độ I

Tình trạng gãy xương ở phân độ I thường xảy ra do tai nạn, đoạn xương bị gãy va chạm mô mềm.

gãy xương kín là gì

Xương gãy đơn giản nên có thể nhanh lành khi tuân thủ điều trị của bác sĩ và chịu khó tập luyện.

3. Gãy xương kín độ II

Độ 2 nghiêm trọng và nặng hơn so với 2 phân độ 0 và I.

Gãy xương nặng, chấn thương trực tiếp vào chi, da hoặc cơ bị giập.

4. Gãy xương kín độ III

Đây là mức độ gãy xương nặng và nghiêm trọng nhất, gây tổn thương nghiêm trọng đến cơ bên dưới.

Chấn thương da rộng hoặc chấn thương dập nát ảnh hưởng rất lớn đến khu vực quanh chấn thương.

Gãy xương cấp độ III có nguy cơ gây đứt mạch máu dẫn đến mất máu quá nhiều và hội chứng chèn ép khoang.

Việc xử lý các vết thương ở cấp độ này rất khó, thời gian bình phục cũng rất lâu.

III. Các vị trí dễ gãy xương kín

Gãy xương kín có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí xương nào trên cơ thể. Tuy nhiên, dưới đây sẽ là 4 vị trí dễ gặp phải tình trạng này nhất, bao gồm:

gãy xương kín bao lâu thì lành

1. Xương cổ tay

Phương pháp điều trị ưu tiên khi bị gãy xương kín ở cổ tay là bó bột nhằm cố định xương và giúp xương nhanh hồi phục.

Trường hợp gãy xương cổ tay kín nghiêm trọng hơn sẽ cần đến phẫu thuật, kể cả khi vết thương đã liền miệng.

2. Xương cột sống

Gãy xương cột sống kín thường xảy ra ở những người lớn tuổi, do hiện tượng nén cột sống.

Xương cột sống là những đốt sống được xếp chồng lên nhau.

Nếu xảy ra tình trạng loãng xương, xương của người cao tuổi sẽ trở nên mỏng và yếu khiến đốt sống dễ bị chấn thương.

3. Xương mắt cá

Gãy xương mắt cá kín xảy ra khi khớp mắt cá chân bị xoắn nghiêm trọng.

phân độ gãy xương kín theo ao

Tùy thuộc vào mức độ gãy xương mắt cá nặng – nhẹ mà bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định phẫu thuật hoặc không.

4. Xương hông

Gãy xương hông kín xảy ra phổ biến ở nhóm người cao tuổi.

Phẫu thuật là phương pháp điều trị được sử dụng phổ biến khi bị gãy xương hông kín.

IV. Nguyên nhân gãy xương kín

Tình trạng gãy xương kín do nhiều nguyên nhân gây ra. Cụ thể gồm:

– Do chấn thương: Ngã, chấn thương thể thao, tai nạn giao thông…

– Do căng thẳng: Vận động quá mức, liên tục  lặp đi lặp lại một động tác trong thời gian dài…

– Do bệnh lý: Xương suy yếu do khối u, nhiễm trùng…

phân loại gãy xương kín

Bên cạnh đó, một số yếu tố nguy cơ làm tăng nguy gây ra tình trạng này như:

– Tuổi cao, xương mỏng, giòn và yếu.

– Loãng xương.

– Rối loạn đường ruột.

– Dùng thuốc Corticosteroid kéo dài.

– Các vấn đề về nội tiết.

– Uống nhiều rượu bia.

– Hút thuốc.

V. Dấu hiệu gãy xương kín

Khi bị gãy xương kín, người bệnh có thể nhận biết qua một số dấu hiệu dưới đây:

– Cơn đau xuất hiện đột ngột.

– Bị sưng tấy ở vị trí gãy xương.

– Vùng da gãy xương kín bị đỏ.

– Bầm tím ở vùng chấn thương.

– Di chuyển khó khăn.

– Nhìn thấy biến dạng rõ ràng ở vị trí bị gãy xương.

dấu hiệu gãy xương kín

Gãy xương kín làm xuất hiện cơn đau đột ngột, khó khăn khi di chuyển.

Tình trạng trở nên nghiêm trọng nhất khi xảy ra ở vị trí xương cột sống. Một số triệu chứng nhận biết bao gồm:

– Ngứa rát và tê ở vị trí gãy xương.

– Cơ thể người bệnh suy yếu.

– Bàng quang và ruột xuất hiện các dấu hiệu bất thường.

VI. Phương pháp chẩn đoán gãy xương kín

Bệnh cạnh thăm khám lâm sàng qua các triệu chứng bầm tím, đau nhức, biến dạng vùng chấn thương, tiền sử bệnh và hoàn cảnh chấn thương,…

gãy xương kín và hở

Bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện một số xét nghiệm dưới đây để có kết luận chẩn đoán chính xác về mức độ gãy xương.

1. Chụp X-quang

Đây là kỹ thuật chẩn đoán phổ biến được chỉ định cho tình trạng gãy xương.

Căn cứ vào hình ảnh chụp X- quang thu được, bác sĩ có thể đoán được chính xác mức độ xương gãy.

2. Chụp cộng hưởng từ (MRI)

Hình ảnh thu được từ chụp MRI cho phép bác sĩ xác định được tổn thương mô mềm cũng như ở các vị trí xung quanh chấn thương.

phân biệt gãy xương kín và hở

Căn cứ vào kết quả thu được để bác sĩ đề xuất phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả.

3. Chụp cắt lớp vi tính (CT)

Chụp cắt lớp vi tính (CT) dùng dòng tia bức xạ (tia X) để quét lên khu vực có xương bị gãy theo từng lát cắt ngang.

Hình ảnh thu được dưới dạng 2 hoặc 3 chiều giúp bác sĩ xác định được chính xác tổn thương cũng như bất thường để có phương pháp điều trị thích hợp.

VII. Các cấp độ điều trị gãy xương kín

Điều trị gãy xương kín có nhiều cấp độ khác nhau phụ thuộc vào mức độ gãy, loại xương gãy và nhiều yếu tố khác.

Ngay cả khi kiểu gãy xương giống nhau nhưng phương pháp điều trị cũng có thể thay đổi do điều kiện sức khỏe, tuổi tác, thể trạng…

Tuy nhiên, dù sử dụng bất kỳ phương pháp điều trị nào thì các nguyên tắc cần tuân thủ vẫn gồm:

– Sắp xếp và đưa những mảnh hưởng về đúng vị trí.

– Cố định và ngăn di lệch xương.

– Chữa lành vết thương.

– Xây dựng và phát triển xương mới để đẩy nhanh quá trình liền xương.

Khi có kết quả chẩn đoán chính xác về mức độ gãy xương kín của bệnh nhân, bác sĩ có thể chỉ định 1 trong 4 phương pháp điều trị sau:

1. Kéo xương

Trường hợp xương có dấu hiệu bị di lệch, bác sĩ sẽ thực hiện nắn hoặc kéo xương bằng một thiết bị hỗ trợ.

sơ cứu gãy xương kín

Phương pháp này chỉ dùng áp lực nhẹ và liên tục nhằm sắp xếp lại các xương về đúng vị trí ban đầu.

2. Bó bột

Đa phần người bệnh gãy xương kín được chỉ định bó bột để cố định xương.

Tùy theo mức độ chấn thương, bác sĩ có thể chỉ định một trong các phương pháp dưới đây:

gãy xương kín độ 2

– Chỉ bó bột cho tới khi xương lành.

– Kéo xương hoặc nắn xương kết hợp với bó bột.

– Phẫu thuật cố định xương kết hợp với bó bột.

– Sử dụng đai bó bột để hạn chế tối đa hiện tượng xương di lệch trong quá trình điều trị.

3. Cố định bên trong

Phương pháp giúp giữ những mảnh xương bị gãy ở đúng vị trí, xương thẳng sau khi lành và quá trình phục hồi chức năng vận động nhanh chóng hơn.

Quy trình điều trị này khá phức tạp đòi hỏi người bệnh phải phối hợp tốt với bác sĩ. Cụ thể:

thế nào là gãy xương kín

– Bệnh nhân được mổ mở để sắp xếp các chi tiết bên trong.

– Bác sĩ dùng các thiết bị cấy ghép chuyên dụng khác nhau như vít, tấm kim loại, chốt thép không gỉ, đinh nội tủy… để cố định và đảm bảo sự ổn định cho xương.

4. Cố định bên ngoài

Phương pháp điều trị này được áp dụng khi bệnh nhân gãy xương kín bị tổn thương các mô mềm. Cụ thể:

– Bác sĩ mổ mở ở vị trí chấn thương để sắp xếp lại những mảnh xương gãy.

điều trị gãy xương kín

– Dùng vít và đinh kim loại đặt ở dưới và trên vết nứt để cố định xương đúng vị trí và thẳng hàng, tránh bị di lệch.

Đối với các trường hợp gãy xương kín nghiêm trọng hơn, phương pháp cố định bên ngoài chỉ là tạm thời.

Bệnh nhân có thể cần thực hiện phẫu thuật khi các tổn thương mô mềm ở vị trí gãy xương đã hồi phục.

VIII. Các phương pháp hỗ trợ sau gãy xương kín

Có 2 phương pháp hỗ trợ sau điều trị gãy xương kín hiện nay gồm:

1. Dùng thuốc giảm đau

Bệnh nhân chắc chắn sẽ bị đau, thậm chí là đau dữ dội.

Để giảm đau và khó chịu cho người bệnh, bác sĩ thường chỉ định một số loại thuốc giảm đau phù hợp theo từng mức độ đau:

– Thuốc giảm đau Paracetamol: Đây là loại thuốc giảm đau phổ biến nhất, phù hợp cho tình trạng đau nhẹ.

– Thuốc giảm đau kháng viêm không Steroid: Thường được chỉ định ở mức độ đau trung bình.

– Thuốc giảm đau Opioid: Phù hợp dùng khi bệnh nhân đau với mức độ nặng.

2. Vật lý trị liệu

Sau khi xương bị gãy đã lành, bệnh nhân cần tiến hành tập vật lý trị liệu kết hợp vận động nhẹ nhàng để sớm hồi phục các cơ và chức năng vận động.

cách để điều trị gãy xương kín

Tập vật lý trị liệu hỗ trợ phục hồi cơ bắp và khả năng vận động.

Tuy nhiên, người bệnh cần tập theo đúng hướng dẫn của chuyên gia hoặc bác sĩ.

Phương pháp vật lý trị liệu mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như:

– Phục hồi sức mạnh cơ bắp tại vị trí bị ảnh hưởng do chấn thương.

– Phục hồi khả năng vận động và độ linh hoạt của cơ thể.

– Giảm đau, hạn chế tình trạng cứng khớp.

– Hỗ trợ tăng cường sức khỏe tổng thể.

IX. Biện pháp phòng ngừa gãy xương kín

Gãy xương kín rất nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Bạn nên chủ động phòng ngừa tình trạng này thay vì chữa trị:

– Dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng: Đảm bảo cung cấp đủ canxi và vitamin D theo lượng khuyến nghị mỗi ngày. Thực phẩm giàu dưỡng chất tốt cho xương gồm: sữa, sữa chua, trứng, đậu phụ…

phương pháp chữa trị gãy xương kín

Chế độ ăn uống đủ canxi và vitamin D3 giúp tăng cường sức khỏe xương khớp

– Tắm nắng ít nhất 15 phút mỗi ngày vào buổi sáng để cơ  thể có đủ vitamin D3 giúp tăng hấp thu canxi.

– Luyện tập thể thao tối thiểu 30 phút mỗi ngày với các bộ môn và bài tập phù hợp như bơi lội, yoga, bóng rổ, đạp xe giúp tăng độ chắc khỏe cho khung xương.

– Tránh tăng cân quá nhiều, duy trì cân nặng ở mức hợp lý để giảm áp lực lên xương.

– Phòng tránh té ngã bằng cách không gian sinh sống luôn đủ ánh sáng, khô ráo, đi chậm và cẩn thận.

– Bỏ thói quen uống rượu bia, hút thuốc lá, thuốc lào.

– Tránh vận động quá mức hoặc mang vác nặng khiến xương bị quá tải.

– Không nên thực hiện các động tác lặp đi lặp lại vì dễ khiến xương bị quá tải dẫn đến gãy.

– Trang bị đồ bảo hộ khi chơi các bộ môn thể thao đối kháng hoặc làm những công việc nguy hiểm để hạn chế bị chấn thương.

– Điều trị triệt để các bệnh lý liên quan đến xương khớp nếu có.

( → Xem thêm các cách bổ sung canxi cho người gãy xường TẠI ĐÂY )

X. Một số câu hỏi liên quan đến gãy xương kín

Dưới đây là giải đáp cho một số thắc mắc liên quan đến gãy xương kín:

1. Gãy xương kín có nguy hiểm không?

Nếu được điều trị kịp thời và đúng cách, gãy xương kín sẽ không gây ảnh hưởng đến sự kết nối giữa các xương và  khả năng hồi phục cũng nhanh chóng.

gãy xương kín có nguy hiểm hay không

Ngược lại, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, nhiều vấn đề nguy hiểm sẽ phát sinh như:

– Di lệch xương nhiều và nặng hơn.

– Tăng nguy cơ thành gãy xương hở.

– Một số biến chứng nguy hiểm có thể gặp phải gồm: Hội chứng khoang, nhiễm trùng, hoại tử mạch máu, sốc giảm dịch, huyết khối tĩnh mạch sâu, sốc chấn thương vô trùng…

Để hạn chế tối đa nguy cơ gây nguy hiểm, bạn nên đi thăm khám ngay khi bị té ngã, tai nạn, va chạm hoặc va đập mạnh để được sơ cứu kịp thời và điều trị đúng cách.

2. Gãy xương kín bao lâu thì lành?

Thời gian phục hồi xương gãy ở mỗi bệnh nhân là khác nhau, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của chấn thương, cơ địa, thể trạng và cách chăm sóc.

gãy xương kín bao lâu thì có thể lành

Thông thường, gãy xương chân sẽ lâu lành hơn so với gãy xương cổ gáy và tay.

Bên cạnh đó, tuổi càng cao thì khả năng phục hồi chấn thương cũng sẽ chậm hơn và khó hơn.

Điều quan trọng trong quá trình điều trị gãy xương kín là bệnh nhân cần tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ kết hợp ăn uống, nghỉ ngơi và luyện tập phù hợp để mau chóng phục hồi.

3. Sơ cứu gãy xương kín thế nào?

Sơ cứu gãy xương kín đúng cách giúp giảm đau, giảm tình trạng xương di lệch và các tổn thương phát sinh khác.

Khi phát hiện có người bị gãy xương, điều đầu tiên cần làm là gọi cấp cứu y tế.

gãy xương kín có thể lành không

Trong thời gian chờ cấp cứu y tế, hãy thực hiện theo hướng dẫn sau:

– Không di chuyển người bệnh nếu không thực sự cần thiết.

– Cầm máu và băng kín vết thương.

– Cố định tạm thời xương gãy bằng bằng nẹp, băng ép.

– Nâng cao chi bị gãy sau khi cố định để giảm sưng, phù nề.

– Theo dõi, quan sát và nói chuyện với bệnh nhân.

Khi cố định xương gãy, cần chú ý các nguyên tắc sau:

– Nẹp cố định xương cần đủ rộng, dài và chắc chắn.

– Có thể dùng nẹp gỗ, tre hoặc kim loại đều được.

– Không đặt trực tiếp nẹp lên da thị, cần sử dụng đệm lót ở đầu nẹp và đầu xương.

– Khi cố định cần thực hiện cho cả bên trên và dưới của xương.

4. Cách phân biệt gãy xương kín và hở

Gãy xương kín và hở là 2 tình trạng gãy xương hoàn toàn khác nhau. Cụ thể:

– Gãy xương kín: Là tình trạng xương bị gãy mà vùng da quanh ổ gãy không bị tổn thương hoặc có tổn thương nhưng không thông với ổ gãy.

– Gãy xương hở: Là tình trạng xương bị gãy có tổn thương bề mặt da thông với ổ gãy hoặc đầu xương đâm xuyên qua da.

phân biệt gãy xương kín và hở thế nào

Hình ảnh gãy xương kín và gãy xương hở

So với gãy xương hở, gãy xương kín ít gây nhiễm trùng hơn nhưng người bệnh không nên chủ quan.

Ngay khi có triệu chứng bị đau nhức bất thường, hãy đến bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời.

3.5/5 - (2 bình chọn)

Bình luận (0)

Trả lời

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.

Bài viết liên quan

Bầu ăn xà lách được không? Nên ăn sống hay chín?

Bà bầu ăn xà lách được không? Rau xà lách chứa một số chất dinh dưỡng cần thiết và có…

Chi tiết

Bầu ăn quýt được không? Có tốt cho mẹ và bé hay không?

Bà bầu ăn quýt được không là câu hỏi nhận được sự quan tâm của rất nhiều mẹ đang trong…

Chi tiết

Bầu ăn rong nho được không? 8 công dụng của rong nho khi mang thai

Bà bầu ăn rong nho được không – phụ nữ đang mang thai hoàn toàn có thể ăn rong nho…

Chi tiết

Bầu ăn bò khô được không? Cần lưu ý những gì?

Phụ nữ mang thai thường tự hỏi có bầu ăn bò khô được không, liệu có thể thưởng thức hương…

Chi tiết