Bệnh loãng xương là gì? Cách bổ sung canxi cho người loãng xương

Dược sĩ tư vấn: Vũ Thị Hậu

Bệnh loãng xương không chỉ xuất hiện ở người già, phụ nữ mãn kinh mà còn xuất hiện ở độ tuổi trẻ hơn do bệnh, thuốc điều trị bệnh hoặc những thói quen xấu hàng ngày.

Thời gian đầu, loãng xương gần như không có biểu hiện hay gây đau đớn cho người bệnh nhưng bệnh nặng có thể gây nên những biến chứng nặng nề như gãy xương, đau lưng dai dẳng, thậm chí là tử vong. 

Bệnh loãng xương tiếng Anh là gì? Bệnh loãng xương tiếng Anh là Osteoporosis. Cùng tìm hiểu sâu hơn về thực trạng bệnh loãng xương hiện nay để biết cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả.

I – Bệnh loãng xương là gì?

Loãng xương (Osteoporosis) là một tình trạng đặc trưng bởi sự suy giảm mật độ xương, làm giảm sức mạnh của xương, khiến xương trở nên giòn hơn, dễ tổn thương và dễ gãy hơn.

Bệnh loãng xương là gìLoãng xương liên quan đến sự suy yếu dần dần của xương.

Cấu trúc xương bao gồm protein, collagen và canxi, tất cả tạo thành khối vững chắc giúp xương chắc khỏe.

Loãng xương thường là hậu quả của việc suy giảm các khung protein và lượng canxi gắn vào các khung này, dẫn tới hiện tượng tăng phần xốp của xương do số lượng tổ chức xương bị suy giảm và trọng lượng của một đơn vị thể tích xương cũng giảm đi.

Gãy xương liên quan đến bệnh loãng xương có thể xảy ra ở hầu hết các xương. Tuy nhiên, cột sống, xương hông và cổ tay là những khu vực thường bị tổn thương do loãng xương gây ra nhiều nhất.

Nhiều người nghĩ rằng, bệnh loãng xương được phân chia theo cấp độ như: bệnh loãng xương cấp độ 1, bệnh loãng xương cấp độ 2, bệnh loãng xương cấp độ 3 (bệnh loãng xương độ 3), bệnh loãng xương độ 4

Tuy nhiên thực tế, bệnh loãng xương phân loại theo nguyên nhân gây bệnh chứ không phân loại theo mức độ nghiêm trọng của bệnh. Có hai loại loãng xương: Loãng xương nguyên phátloãng xương thứ phát.

Loãng xương nguyên phát chỉ nhóm bệnh nhân mắc loãng xương do quá trình lão hóa của tạo cốt bào. Nhóm này gồm có phụ nữ ở tuổi mãn kinh (khoảng 50-60 tuổi) và người già (trên 60 tuổi).

Loãng xương thứ phát chỉ nhóm bệnh nhân bị loãng xương do các mắc bệnh hoặc sử dụng thuốc điều trị bệnh đã nhắc tới ở phần nguyên nhân gây nên, hoặc các bạn trẻ có thói quen ăn uống, sinh hoạt không phù hợp.

Bệnh loãng xương nguyên phátCó hai loại loãng xương là loãng xương nguyên phát và loãng xương thứ phát

II – Nguyên nhân tại sao bị bệnh loãng xương

Về căn bản, bệnh loãng xương nói chung và bệnh loãng xương cột sống nói riêng là do các tế bào xương bị mất đi nhanh hơn quá trình sản xuất xương của cơ thể. Dưới đây là các nguyên nhân chính gây bệnh loãng xương:

– Do thiếu canxi: Thiếu canxi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mật độ của xương, gây xốp xương và tăng nguy cơ loãng xương.

>> Xem VIDEO những biểu hiện của việc thiếu canxi <<

video bệnh loãng xương có biểu hiện gì

– Do quá trình lão hóa của cơ thể: Khi còn trẻ, tốc độ sản xuất tế bào xương nhanh hơn quá trình mất xương nhưng điều này sẽ đảo ngược ở độ tuổi 35 trở đi và thường càng về già thì tế bào xương mất đi sẽ càng nhiều hơn, đặc biệt là sau 60 tuổi.

Thêm nữa, ở người già, chức năng gan thận của người già cũng kém đi, khả năng hấp thụ canxi giảm, ít vận động và tắm nắng càng khiến cho bệnh trở nên trầm trọng hơn.

– Do thay đổi hooc môn: Hooc môn nội tiết tố quá nhiều hoặc quá ít cũng là nguyên nhân tại sao bệnh loãng xương, đặc biệt là hooc môn sinh dục và tuyến giáp.

– Hoóc môn sinh dục, đặc biệt là nồng độ Estrogen ở nữ giới vào thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh suy giảm thúc đẩy canxi chuyển từ xương vào máu.

Bên cạnh đó, thiếu hụt nội tiết tố estrogen cũng làm cho canxi không thể hấp thụ vào xương. Ở độ tuổi mãn kinh, phụ nữ có thể mất đi 30% lượng xương trong cơ thể.

– Quá nhiều hoóc môn tuyến giáp cũng gây mất tế bào xương. Điều này thường gặp ở bệnh nhân sử dụng thuốc kích thích tuyến giáp để điều trị bệnh hoặc ở người có tuyến giáp hoạt động quá mức.

Bị loãng xương phải làm saoCác nguyên nhân gây bệnh loãng xương

( Nên đọc: Thoái hóa đốt sống cổ – Nguyên nhân và cách xử lý)

– Ngoài ra, loãng xương còn do hoạt động quá mức của tuyến cận giáp, tuyến thượng thận.

– Do chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng và đặc biệt nghèo canxi, bị rối loạn ăn uống (biếng ăn) làm giảm quá trình tạo tế bào xương mới. Đây cũng là đáp án cho câu hỏi bệnh loãng xương thiếu chất gì.

– Do lối sống không khoa học: Bên cạnh đó, những thói quen lạm dụng bia rượu, cafe, thuốc lá, đồ ăn nhanh gây cản trở quá trình hấp thụ canxi, ít vận động, không tắm nắng cũng khiến cho mật độ xương bị suy giảm.

– Do một số bệnh gây ảnh hưởng đến quá trình tạo xương và mất xương như: Bệnh celiac, viêm ruột, viêm khớp dạng thấp, bệnh thận hoặc gan, lupus ban đỏ, ung thư, nhiều u tủy.

– Do sử dụng một số loại thuốc như thuốc chứa corticosteroid (dạng uống hoặc tiêm), thuốc chữa bệnh co giật, chữa trào ngược dạ dày, cấy ghép nội tạng, ung thư cũng khiến cho quá trình tạo xương bị cản trở.

– Bên cạnh đó, yếu tố di truyền (gia đình có người mắc bệnh loãng xương), tiền sử bị gãy xương cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương.

III – Biểu hiện của bệnh loãng xương 

Bệnh loãng xương dấu hiệu thế nào? Ở giai đoạn đầu, loãng xương thường không thể hiện các biểu hiện một cách rõ rệt.

Khi cấu trúc bị suy yếu, bệnh nhân sẽ xuất hiện những dấu hiệu bệnh loãng xương rõ ràng hơn. Các dấu hiệu nhận biết bệnh loãng xương gồm:

– Đau xương, đau lưng cấp và mạn tính.

– Biến dạng cột sống: khom lưng, còng lưng khi di chuyển, giảm chiều cao.

– Xương dễ gãy dù chỉ va chạm nhẹ.

Bệnh loãng xương triệu chứng thế nàoCác dấu hiệu nhận biết bệnh loãng xương

( Nên đọc: Đau khớp gối trái/phải: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị)

IV – Ai thường mắc bị loãng xương?

Tỷ lệ mắc bệnh loãng xương của người Việt Nam ngày càng gia tăng và có xu hướng trẻ hóa. Loãng xương có thể xuất hiện ở bất kỳ lứa tuổi nào, song hay gặp nhất ở những đối tượng sau:

1. Bệnh loãng xương ở trẻ em 

Nguyên nhân gây bệnh loãng xương ở trẻ em là do trẻ bị suy dinh dưỡng còi xương; chế độ ăn uống thiếu vitamin D và canxi; lười vận động và hoạt động ngoài trời; mắc các bệnh lý về đường tiêu hóa hoặc do di truyền.

Bệnh loãng xương ở trẻ emTrẻ em cũng bị bệnh loãng xương

2. Bệnh loãng xương ở người già

Bệnh loãng xương ở người cao tuổi rất phổ biến, đặc biệt là ở phụ nữ châu Á trên 45 – 50 tuổi. Trong khi đó, đàn ông ở độ tuổi này lại có nguy cơ loãng xương thấp hơn.

Nguyên nhân dẫn bệnh loãng xương ở người lớn là do lão hóa khiến lượng hormone giảm sút; thiếu vận động, không tập thể dục thường xuyên; ít vận động ngoài trời, hay nằm yên một chỗ; chế độ ăn uống thiếu canxi hoặc sử dụng một số loại thuốc gây ảnh hưởng tới việc hấp thụ canxi…

Có nhiều cách để chữa bệnh loãng xương ở người già như luyện tập thể dục đều đặn; bổ sung các dưỡng chất thiết yếu và sử dụng thuốc làm chắc khỏe xương.

3. Bệnh loãng xương ở phụ nữ mãn kinh

Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh loãng xương ở phụ nữ tuổi mãn kinh nhưng có thể chia ra làm 2 nhóm chính là: nguyên nhân không thể kiểm soát và nguyên nhân có thể kiểm soát.

Các nguyên nhân không thể kiểm soát gồm: Do giới tính, do di truyền và do sắc tộc. Các nguyên nhân có thể kiểm soát thường là hậu quả của một số bệnh ảnh hưởng tới rối loạn chuyển hóa chất khoáng của xương như: Do thiếu hụt hormone; từng bị gãy xương; chế độ ăn uống thiếu canxi và các khoáng chất; ăn quá nhiều protein, uống quá nhiều rượu, bia,  cà phê…

Bệnh loãng xương có chữa được khôngBệnh loãng xương thường xảy ra ở phụ nữ mãn kinh

4. Bệnh loãng xương ở người trẻ tuổi 

Bệnh loãng xương ở người trẻ tuổi đang diễn ra phổ biến, đặc biệt là ở những người đang trong độ tuổi lao động.

Bệnh loãng xương ở người trẻ xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Cụ thể là do nồng độ estrogen thấp; chế độ ăn uống không đầy đủ dưỡng chất cần thiết; tác dụng phụ của thuốc điều trị ung thư, xương khớp, thuốc chống co giật; lối sống và sinh hoạt thiếu lành mạnh; mắc các bệnh lý như nội tiết, viêm khớp, bệnh thận, lupus ban đỏ…

V – Bệnh loãng xương nên kiêng ăn gì và nên ăn gì?

1. Bệnh loãng xương nên ăn gì?

Trong chế độ ăn uống cho bệnh loãng xương, người bệnh cần tăng cường ăn nhiều các thực phẩm sau:

– Các thực phẩm giàu canxi: phô mai, sữa chua, tôm khô, sữa bò, đậu tương, xương ống động vật, cua,….

– Các thực phẩm giàu chất béo tốt cho sức khỏe: socola đen, trứng, cá, hạt bí ngô, hạt hướng dương, hạt vừng, hạt chia, dầu oliu, dầu dừa, dừa, cá hồi, cá thu, cá mòi và cá trích…

– Các thực phẩm giàu vitamin D và tốt cho hệ tiêu hóa: súp lơ xanh, hạt đậu nành, rau bina, cải xoăn, bắp cải, chuối, cam, kiwi, dâu tây, việt quất, thanh long, xoài, đu đủ…

Bệnh loãng xương nên kiêng ăn gìLoãng xương ăn uống gì? Người bị loãng xương nên ăn nhiều các thực phẩm giàu canxi

2. Bệnh loãng xương nên kiêng ăn gì?

Những thực phẩm người bị bệnh loãng xương không nên hoặc hạn chế ăn gồm:

– Không nên ăn đồ ăn nhanh và các thực phẩm chế biến sẵn như cá thịt xông khói, thịt nguội, xúc xích, lạp xưởng…

– Hạn chế dung nạp các thức ăn làm giảm khả năng hấp thu canxi như cà phê, ca cao, nước xương, sôcôla, thực phẩm có nhiều sắt…

– Không uống quá nhiều trà và cà phê.

– Hạn chế tối đa bia, rượu và đồ uống có gas.

– Không hút thuốc.

– Chỉ ăn dưới 5g muối mỗi ngày.

( Nên đọc: Bị đau khớp gối nên ăn gì và kiêng ăn gì để nhanh khỏi bệnh?)

VI – Bệnh loãng xương và cách chữa

Bệnh loãng xương và cách điều trị thế nào? Người bệnh cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn điều trị của bác sĩ.

Việc điều trị loãng xương yêu cầu người bệnh cần phải kiên trì điều trị và tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ, việc ngắt quãng quá trình điều trị hay chỉ đơn giản là quên uống thuốc cũng có thể gây ảnh hưởng lớn đến hiệu quả điều trị.

1. Thực phẩm chữa bệnh loãng xương

Bệnh loãng xương chữa như thế nào? Một trong những cách chữa bệnh loãng xương tại nhà hiệu quả đó là chúng ta nên có chế độ ăn uống cân bằng và hợp lý, bổ sung đầy đủ canxi, vitamin D, protein cùng các vitamin, khoáng chất khác phù hợp với từng giai đoạn trong cuộc đời.

Một số thực phẩm giàu canxi phổ biến tại Việt Nam:

– Sữa và các chế phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai.

– Trứng gà, sữa đậu nành, đậu phụ.

Hải sản: Cá (cá mòi, cá hồi, cá trạch, cá bống, cá rô đồng…), tôm, cua, các loại hải sản có vỏ cứng. Tăng cường bổ sung các thực phẩm hải sản trong các bữa ăn hàng ngày cách khắc phục bệnh loãng xương hiệu quả, an toàn.

– Các loại rau: rau dền, cải ngọt, rong biển, khoai lang, rau chân vịt, cải xoăn, bông cải xanh, các loại rau có màu xanh thẫm, các loại quả đậu…

– Hoa quả: Cam, quýt, kiwi, chà là, quả mơ khô, quả sung, lê, dâu tằm…

– Các loại hạt: Hạnh nhân, hạt mè, các loại hạt đậu (đậu trắng, đậu đỏ, đậu lăng…).

– Ngũ cốc: Yến mạch, ngô.

Vitamin D có trong một số thực phẩm như nấm, cá hồi, cá, dầu gan cá, sò, trứng… Tuy nhiên, tắm nắng vẫn là phương pháp tốt và tiết kiệm chi phí nhất để có đủ vitamin D, giúp hỗ trợ điều trị bệnh loãng xương toàn thân nhanh chóng, hiệu quả.

Bệnh loãng xương nên uống sữa gìSữa và các chế phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai rất tốt cho người bị loãng xương

2. Thuốc bổ sung canxi cho người loãng xương

Làm sao trị bệnh loãng xương? Ở mỗi giai đoạn khác nhau trong cuộc đời, con người cần hàm lượng canxi khác nhau.

→ Theo tổ chức y tế thế giới WHO, trẻ em dưới 1 tuổi cần khoảng 300mg – 400mg mỗi ngày, trẻ em 1-10 tuổi cần khoảng 500 – 800 mg mỗi ngày, từ 11- 24 tuổi cần khoảng 1000 –  1200mg mỗi ngày, người lớn từ 24 – 50 tuổi cần khoảng 800mg – 1000mg, phụ nữ có thai, mẹ cho con bú, người cao tuổi (trên 50 tuổi) cần 1200 mg – 1500 mg /ngày.

Điều này có thể thấy, hàm lượng canxi cần thiết mỗi ngày cho người từ 12 tuổi trở lên rơi vào khoảng 1000mg canxi. Bữa ăn thông thường của người Việt thường chỉ cung cấp khoảng 500-700mg canxi (đối với gia đình kinh tế trung bình khá).

Bởi vậy, nếu bữa ăn của gia đình bạn không đảm bảo hàm lượng canxi cần thiết mỗi ngày thì bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để bổ sung canxi bằng thuốc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh loãng xương. Vậy bệnh loãng xương uống gì tốt?

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại canxi khiến không ít người cảm thấy bối rối khi chọn lựa sản phẩm bổ sung canxi. Vậy, bệnh loãng xương uống thuốc gì? Thuốc bổ sung canxi cho người loãng xương loại nào tốt? Một loại thuốc bổ sung canxi cho người loãng xương tốt nên có các yếu tố sau:

– Thứ nhất, là canxi hữu cơ: Canxi hữu cơ là canxi được tổng hợp từ các hợp chất hữu cơ, dễ hòa tan và hấp thu hơn, giảm thiểu các vấn đề về táo bón, sỏi thận, vôi hóa thành mạch.

– Thứ hai, chọn canxi có cả vitamin D và vitamin K: Bổ sung canxi cần phải có cả vitamin D để giúp cơ thể hấp thu canxi tốt hơn.

Điều này có lẽ ai cũng hiểu nhưng canxi cần có vitamin K để làm gì? Vitamin K đóng vai trò là người vận chuyển canxi vào tận mô xương. Bởi vậy, để phòng ngừa loãng xương tốt, bổ sung canxi nên bổ sung cả vitamin K.

– Thứ ba, hàm lượng canxi mỗi viên nên nhỏ hơn 500mg: Nhiều người thường nghĩ, phải chọn loại thuốc có hàm lượng canxi càng cao thì càng tốt.

Tuy nhiên, bạn phải biết rằng, mỗi lần bổ sung canxi, cơ thể chúng ta chỉ hấp thụ được tối đa 500mg canxi thôi. Nếu bạn cần bổ sung hàm lượng canxi cao mỗi ngày, bạn nên chia nhỏ ra thành nhiều lần.

– Thứ tự, ưu tiên các sản phẩm canxi được tổng hợp từ sản phẩm tự nhiên.

NextG Cal là một trong số những sản phẩm đáp ứng đầy đủ các tiêu chí của một sản phẩm thuốc bổ sung canxi cho người loãng xương tốt. 

Bị loãng xương uống thuốc gì

Thuốc bổ sung canxi NextG Cal

Mỗi viên nang NextG Cal chứa 500mg MCHA (Microcrystalline Hydroxyapatitie), tương đương với 120mg canxi và 55mg phốt pho; cùng với 8mcg Vitamin K1 và 2mcg Vitamin D3. 

MCHA là một dạng canxi được chiết xuất từ xương bò non, với các tính chất: cung cấp lượng canxi và phốt pho tương đương với tỉ lệ sinh lý trong xương người nên cơ thể sẽ hấp thu canxi dễ dàng hơn; thúc đẩy quá trình tạo xương và làm tăng mật độ xương; hạn chế lắng đọng canxi thừa nên tránh được sỏi thận, vôi hóa mạch máu, tăng nguy cơ tim mạch và đột quỵ…

Kết hợp cùng vitamin D3 và vitamin K1 giúp tăng cường chuyển hoá, tổng hợp, đưa canxi vào các mô xương, hỗ trợ chuyển hóa canxi tốt hơn.

NextG Cal có thể dùng được cho trẻ em từ 3 tuổi trở lên, giúp bổ sung canxi cho phụ nữ mang thai, cho con bú, người bị loãng xương.

( Nên đọc: Ai nên dùng canxi NextG Cal?)

VII – Cách phòng ngừa bệnh loãng xương

Tỷ lệ người bị bệnh loãng xương ngày càng tăng cùng với các hậu quả nặng nề sẽ gây gánh nặng cho ngành y tế.

Vì vậy, việc tiến hành thực hiện các nghiên cứu dịch tễ học bệnh loãng xương và các yếu tố nguy cơ là vô cùng cần thiết để đưa ra những giải pháp dự phòng sớm.

Bệnh loãng xương có thể phòng ngừa được nếu chúng ta có một chế độ sinh hoạt, ăn uống, vận động, nghỉ ngơi phù hợp. Cách phòng bệnh loãng xương như sau:

  • Chọn thực phẩm chứa canxi dễ tiêu hóa: 

– Để phòng chống bệnh loãng xương, bạn nên ưu tiên các thực phẩm giàu canxi nhưng dễ tiêu hóa (rau, hoa quả, ngũ cốc, hạt dinh dưỡng, cá, sữa chua) nhiều hơn các thực phẩm khó tiêu (trứng, hải sản, phô mai). 

– Đối với sản phẩm sữa, sữa dê, sữa hạt sẽ dễ tiêu hóa hơn sữa bò, nhưng hàm lượng canxi và vitamin D của sữa dê là cao nhất. Nếu bạn chọn sữa hạt thì nên chọn sữa hạt từ hạnh nhân.

  • Chọn bài tập thể dụng phù hợp với sức khỏe: 

– Nếu sức khỏe không tốt bạn không nên lựa chọn các hình thức vận động mạnh (tập gym, đẩy tạ…) , hãy tham khảo các hình thức vận động nhẹ có lợi cho sức khỏe như yoga, bài tập dưỡng sinh, thái cực quyền, bơi lội… 

– Nên tránh các bài tập phải kéo căng cột sống, các môn thể thao có nguy cơ cao bị té ngã (cưỡi ngựa), các môn thể theo yêu cầu khả năng di chuyển nhanh, mạnh và bất ngờ (cầu lông, bóng chuyền, tennis). Một buổi tập thể thao không nên quá 30-45 phút.

Cách phòng bệnh loãng xươngTập yoga, tập dưỡng sinh giúp phòng ngừa bệnh loãng xương hiệu quả

VIII – Giải đáp những thắc mắc thường gặp khi bị loãng xương

1. Bệnh loãng xương có nguy hiểm không?

Bị bệnh loãng xương nguy hiểm không? Khi bị loãng xương, người bệnh dễ bị gãy xương khi ngã, đặc biệt là xương cột sống, xương hông, xương cổ tay. Nhẹ có thể dẫn đến thương tật, nặng có thể bị tàn phế, thậm chí là gây tử vong. 

Theo thống kế, có tới 20% người mắc bệnh loãng xương bị tử vong do gãy xương. Đây là một con số không hề nhỏ đáng để mọi người để ý hơn tới việc phòng và điều trị bệnh. Nghiêm trọng hơn, có một số trường hợp gãy xương cột sống ngay cả khi không bị ngã.

Bệnh cũng gây ra các cơn đau dai dẳng ở lưng, mất chiều cao và tư thế đứng thẳng do các xương cột sống bị suy yếu và co lại.

Do đó, ngay khi phát hiện dấu hiệu của bệnh loãng xương, người bệnh nên đi khám càng sớm càng tốt để được bác sĩ tư vấn phương pháp chữa bệnh loãng xương cột sống phù hợp, tránh các biến chứng bệnh loãng xương xảy ra.

2. Bệnh loãng xương có chữa được không?

Cho đến nay, Y học vẫn chưa có thuốc đặc trị bệnh loãng xương nên không thể chữa khỏi hoàn toàn. 

Bệnh loãng xương diễn ra âm thầm, cho đến khi nặng thì mới bộc lộ những biến chứng của bệnh loãng xương. Nếu phát hiện sớm, người bệnh có thể điều trị để cải thiện, ngăn chặn bệnh phát triển nặng thêm.

Việc nắm rõ bệnh loãng xương có biểu hiện gì và nguyên nhân ra sao sẽ giúp người bệnh phát hiện và điều trị bệnh kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm bệnh loãng xương. Đồng thời có cách phòng ngừa bệnh loãng xương hiệu quả.

Bệnh loãng xương có chữa được khôngY học hiện vẫn chưa có thuốc đặc trị bệnh loãng xương nên không thể chữa khỏi hoàn toàn

3. Bệnh loãng xương chữa ở đâu?

Khám bệnh loãng xương ở đâu? Người bệnh nên tìm đến các bệnh viện uy tín tại Hà Nội và TPHCM để việc chữa trị bệnh loãng xương hiệu quả và an toàn. Cụ thể:

– Tại Hà Nội: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện E, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện E Đa khoa Trung ương…

– Tại TPHCM: Bệnh viện Nhân dân 115, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM, Bệnh viện chấn thương chỉnh hình TPHCM, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, Bệnh viện chấn thương chỉnh hình Sài Gòn…

Làm sao biết bệnh loãng xương? Cách phát hiện bệnh loãng xương mà bác sĩ thường sử dụng là chụp X quang để đo mật độ xương ở phần cột sống thắt lưng, vùng cổ xương đùi hoặc cổ tay; xét nghiệm máu và nước tiểu để kiểm tra lượng nội tiết tố và tìm kiếm các nguy cơ làm tăng sự mất xương như sự thiếu hụt các loại vitamin hoặc khoáng chất trong cơ thể.

Nếu vẫn còn thắc mắc bệnh loãng xương cách điều trị thế nào hoặc muốn biết thêm thông tin về sản phẩm NextG Cal, bạn  có thể để lại bình luận cuối bài viết, đặt câu hỏi trong khung chat hoặc liên hệ đến hotline 18001125 (miễn cước) để được dược sĩ tư vấn.

*Số giấy xác nhận quảng cáo NextG Cal: 2/2019/XNQC-QLD.

4/5 - (4 bình chọn)

Bình luận (2)

Trả lời

  1. Avatar

    Tôi năm nay 50 tuổi, nữ . Bị loãng xương. Tôi nên uống mấy viên thuốc trong ngày là đủ ( thuốc NextG Cal ) tôi uống sáng 1 viên tối 1 viên có được không ạ ?

    • Canxi NextG Cal

      Chào bạn, liều dùng canxi hữu cơ Úc NextG Cal là 2-4 viên/ngày tuỳ theo chế độ ăn uống mình có thường xuyên bổ sung thực phẩm giàu canxi không ạ.
      Hiện tại bạn có đang dùng bất kỳ thuốc gì không ạ để nhãn hàng tư vấn cách dùng canxi phù hợp ạ?
      Bạn có thể liên hệ trực tiếp tổng đài miễn cước 1800 1125 (giờ hành chính) để được tư vấn cụ thể nhé ạ!

Bài viết liên quan

Uống glucosamine với canxi được không? Nên uống thế nào?

Uống Glucosamine với canxi được không đang được xem là thắc mắc của rất nhiều người. Đây được xem là…

Chi tiết

Gãy xương có ăn trứng vịt lộn được không? Nên ăn như thế nào?

Gãy xương có ăn trứng vịt lộn được không là câu hỏi nhận được sự quan tâm của rất nhiều…

Chi tiết

Gãy xương có ăn trứng vịt lộn được không? Nên ăn như thế nào?

Gãy xương có ăn trứng vịt lộn được không là câu hỏi nhận được sự quan tâm của rất nhiều…

Chi tiết
tại sao gãy xương kiêng ăn thịt gà

Bị gãy xương ăn thịt gà được không? Lời khuyên từ chuyên gia

Thịt gà giàu đạm và dinh dưỡng tốt cho sức khỏe nhưng theo kinh nghiệm dân gian thì những người…

Chi tiết