Các bệnh thường gặp khi mang thai, mẹ bầu cần đặc biệt chú ý!

Dược sĩ tư vấn: Vũ Thị Hậu

Có thể nói, niềm hạnh phúc nhất trong cuộc đời người phụ nữ là có khả năng mang thai và được làm mẹ. Tuy nhiên, chị em sẽ không tránh khỏi những bỡ ngỡ, lắng lo cần được giải đáp mọi thắc mắc, đặc biệt là những người lần đầu mang trong mình sinh linh bé nhỏ. Dưới đây là những dạng bệnh thường gặp ở phụ nữ mang thai mà bạn nên biết!

Các bệnh thường gặp khi mang thai

I – Những bệnh thường gặp khi mang thai mẹ bầu cần chú ý

1. Tiểu đường thai kì

Bệnh tiểu đường thai kì khá nguy hiểm, có thể gây sinh non, nguy cơ tiền sản giật, viêm bể thận, băng huyết sau sinh, dọa sảy thai, thai nhi dễ bị hạn canxi huyết, dễ suy hô hấp….Chính vì vậy, các bà bầu vô cùng lo lắng không biết làm thế nào để nhận biết bệnh cũng như cách chữa.

Nếu bạn đang trong thời kì mang thai, có những biểu hiện như hay khát nước, uống nước ban đêm nhiều, đi tiểu nhiều, nhiễm nấm âm đạo khó chữa, vết thương khó lành, sụt cân, mệt mỏi, kiệt sức thì nên đi khám vì nguy cơ cao là bạn bị tiểu đường thai kì.

Những bệnh thường gặp khi mang thai

– Cách xử lý: Khi bị bệnh này, cần có sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ khoa sản và khoa nội tiết để vừa chữa bệnh lại vừa không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Bên cạnh đó, nên giảm thiểu các trái cây chứa đường, bánh kẹo ngọt, nước ngọt nhé.

( Xem thêm: Tiểu đường thai kỳ sinh xong có hết không?)

2. Đau lưng khi mang thai

Đau lưng trong thời kì mang thai có lẽ là căn bệnh thường gặp khi mang thai. Làm thế nào để không bị đau lưng khi mang thai cũng là chuyện khó vì thực tế, khi thai nhi càng lớn thì điều này là không tránh khỏi.

Các bệnh thường gặp ở phụ nữ màng thai

– Cách xử lý: Các mẹ có thể tìm hiểu một số cách để giảm đau tối đa như: uống canxi để tăng cường sức khỏe cho xương, chườm nước ấm hoặc ngâm mình vào nước ấm giúp thư giãn các cơ, gân đỡ nhức mỏi, chườm lá ngải cứu rang muối, vận động thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày….

Tránh bôi dầu nóng hay xoa bóp mạnh, nếu không đúng cách sẽ gây hại tới thai nhi. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng không nên ngồi lâu sẽ dẫn tới tê mỏi chân tay và đau lưng.

3. Hạ canxi máu ở thai phụ

Hạ canxi máu có thể khiến bà bầu bị tê các đầu ngón chân, ngón tay, môi, lưỡi, co cơ tay không xòe nắm bình thường được, co cơ chân khiến bàn chân duỗi ra như đang đạp xe, có thể gây co cơ mặt, toàn thân, co cơ hô hấp gây khó thở, thậm chí giật toàn thân hoặc khu trú.

Nguyên nhân chính khiến thai phụ bị hạ canxi máu là do trong quá trình mang thai, cho con bú, người mẹ bị mất một lượng canxi lớn cho con để con phát triển hệ xương. Nếu mẹ không uống đủ canxi sẽ dễ bị hạ canxi máu.

Bên cạnh đó, nôn nghén làm cơ thể mệt mỏi, mất nước, sự lo lắng, tức giận cũng khiến tình trạng này xuất hiện.

– Cách xử lý: Khi bị hạ canxi máu, bạn nên bổ sung canxi từ nhiều thực phẩm khác nhau và uống thêm viên canxi đáp ứng đủ lượng canxi theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới ( 3 tháng đầu: 800mg, 3 tháng giữa: 1000mg, 3 tháng cuối và sau sinh: 1500mg).

Bạn có thể tham khảo sử dụng Canxi NextG Cal TẠI ĐÂY. Đậy là một trong những sản phẩm được các bác sỹ y khoa tin dùng, để bổ sung canxi cho cơ thể một cách nhanh nhất.

4. Ốm nghén

Khi mang bầu, hầu hết các bạn sẽ đều phải trải qua giai đoạn ốm nghén. Nhiều mẹ nghén ngủ có thể ngủ cả ngày.

Nhiều mẹ nghén đồ ăn ngửi thấy mùi thức ăn là sợ, buồn nôn, chỉ ăn một vài món lặt vặt có khi không ăn bao giờ. Tuy nhiên, nó chỉ tồn tại khoảng 3-4 tháng đầu thôi.

Những bệnh thường gặp ở phụ nữ mang thai

Để vượt qua giai đoạn ốm nghén này, mẹ bầu nên chú ý một số điểm sau:

– Nghén ngủ: khi cơ thể quá mệt mỏi, muốn ngủ nhiều vào ban ngày và thức vào ban đêm, mẹ hãy cứ nuông chiều bản thân nhưng đừng ngủ quá nhiều. Vài tiếng ban ngày là được. Sau đó cố gắng làm những việc hoạt động chân tay để đêm ngủ cho ngon giấc.

– Nghén thức ăn: Khi mang thai, khứu giác mẹ bầu rất nhạy cảm. Nếu không ăn được thì mẹ bầu nhất định phải uống vitamin, acid folic, sắt, canxi đầy đủ để cung cấp dưỡng chất cho bé.

Nếu thích món ăn nào thì hãy ăn, không nên ép buộc bản thân ăn những thứ không thích vì nếu nôn ra vừa mệt lại vừa phí. Đặc biệt, mẹ có thể ăn các loại bánh quy, ngũ cốc khô, kem lạnh hoặc dưa hấu sẽ giảm cơn ốm nghén khá hiệu quả.

– Ngửi một số mùi hương tinh dầu, ngậm gừng cũng giúp cơn buồn nôn giảm đi nhanh chóng.

– Nên chia nhỏ các bữa ăn giúp hấp thu thức ăn một cách tốt hơn.

5. Ra khí hư màu trắng đục

Mẹ bầu nếu bị ra khí hư màu trắng đục kèm theo triệu chứng ngứa, quần lót ẩm thì cũng đừng lo lắng quá bởi đây là một hiện tượng bình thường của nhiều chị em.

Khi mang thai, cơ thể sẽ có nhiều thay đổi, trong đó có sự biến đổi của hormon, chính điều này làm khí hư nhiều hơn giúp cản lại các loại vi khuẩn thâm nhập vào cơ thể.

– Cách xử lý: Khi bị ra khí hư, việc mẹ bầu cần làm là mặc đồ lót thoáng mát, thay quần thường xuyên để âm đạo thoáng mát và sạch sẽ.

Không thụt rửa sâu vào âm đạo sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập. Nếu khí hư có mùi khác lạ, xuất hiện kèm theo máu thì mẹ nên đi khám bác sĩ ngay nhé.

5. Phù nề ở mẹ bầu

Bạn thường thấy ở những tháng cuối, chân bà bầu sưng lên to hơn bình thường, đó chính là hiện tượng phù nề hay còn gọi là hiện tượng cơ thể giữ nước.

Điều này không chỉ giúp cơ thể mềm hơn, thai nhi phát triển dễ dàng hơn mà nước còn gián tiếp tăng cường sức khỏe cho mô xương chậu, các khớp giúp quá trình sinh em bé tốt hơn.

Các bệnh thường gặp trong thai kỳ

Chứng phù nề khi mang bầu sẽ chấm dứt khi bạn sinh con xong, vậy nên, các mẹ bầu đừng lo lắng nhé. Trừ khi mặt bị sưng nhiều, nhất là quanh mắt thì phải đi khám ngay vì rất có thể đó là dấu hiệu tiền sản giật.

Nếu sưng chân mà chân nọ sưng hơn chân kia kèm đau đùi và bắp chân thì rất có thể mẹ bầu bị hiện tượng đông máu.

Nếu sưng phù lớn ở cổ tay hay bàn tay một cách bất thường thì có thể mẹ bị hội chứng ống cổ tay. Trong những trường hợp như vậy thì mẹ cần đến viện để khám và theo dõi nhé.

6. Rụng tóc nhiều thành từng búi

Nhiều mẹ than phiền bị rụng rất nhiều tóc khi mang thai, có khi chải tóc cuộn được thành một búi vứt đi. Nhưng các mẹ đừng quá lo nhé, có rất nhiều cách để khắc phục bệnh thường gặp ở thai kỳ này.

Nguyên nhân gây rụng tóc khi mang thai là do cơ thể bà bầu bị thay đổi nội tiết tố. Đi kèm với đó là sự thiếu hụt các loại vitamin A, C, chất sắt, canxi, protein, kẽm, acid folic, collagen….Biết được điều này, mẹ bầu cần phải thay đổi chế độ ăn uống sao cho đủ chất sẽ giúp giảm thiểu tối đa tóc rụng.

– Cách xử lý: Ngoài vấn đề dinh dưỡng, mẹ bầu cũng không nên sử dụng dầu gội, thuốc nhuộm tóc có hóa chất độc hại. Không chải tóc khi tóc ướt, không sấy tóc ở nhiệt độ cao…

7. Răng bị ê buốt

Khi mang thai, nhiều chị em thường gặp phải hiện tượng răng bị ê buốt nên không ăn được thức ăn cứng, quá lạnh hay nóng. Đây là dấu hiệu của bệnh nha chu, khá nguy hiểm cho cả mẹ và bé nếu không biết cách điều trị đúng và kịp thời.

Bệnh lý thường gặp khi mang thai

Trong khoang miệng của mẹ bầu bị mắc bệnh nha chu có chứa hai loại vi khuẩn là Actinomyces naeslundii Genospecies2 và Lactobacillus casei. Theo tạp chí Journal of Periodontology từng tìm hiểu và đưa tin thì bệnh răng miệng, ê buốt có tác hại đẻ non và thai nhi thiếu cân.

Chính vì vậy, các bà bầu nên giữ gìn răng miệng sạch sẽ bằng cách đánh răng mỗi ngày 3 lần sau khi ăn xong, súc miệng nước muối.

Đặc biệt là những mẹ trong thời kì ốm nghén, ăn liên tục nhưng cũng nôn nhiều, nên súc miệng nhiều lần trong ngày nhé. Cần thiết thì mẹ có thể tới bác sĩ nha khoa để điều trị nha.

8. Tê tay chân

Ở tháng thứ 5 trở đi, mẹ bầu rất dễ bị tê tay chân bởi thai nhi cũng đang lớn dần lên, chèn lên cách mạch máu khiến hệ thống tuần hoàn máu trong cơ thể mẹ gặp khó khăn. Bên cạnh đó, nhiều mẹ bị thiếu canxi, magie gây phù nề cũng khiến chân tay bị tê mỏi.

Mẹ nào bị nhẹ sẽ có cảm giác tê tê ở đầu ngón tay, ngón chân, giống như bị châm chích, kiến bò. Mẹ nào bị nặng hơn thì có thể bị tê ở các vị trí khác như đùi, mông, thắt lưng kèm cảm giác đau nhức.

Thông thường, bệnh sẽ hết khi mẹ đẻ xong. Nhưng để khắc phục ngay triệu chứng này giúp bạn đỡ khó chịu, bạn có thể xoa bóp cánh tay, bàn tay, chân hay những vùng bị tê trừ vùng bụng.

Khi có dấu hiệu nặng như tê nhiều khi đi bộ, không nâng nổi cánh tay, co cơ, hoa mắt…thì cần đi khám ngay vì đó có thể là dấu hiệu bệnh gan, tiểu đường thai kì….

9. Đi tiểu nhiều lần

Hiện tượng đi tiểu nhiều lần khi mang thai là hết sức bình thường bởi khi thai nhi lớn lên sẽ chèn ép vào bàng quang của người mẹ, làm cho mẹ bầu luôn cảm thấy buồn tiểu.

Điều này hơi bất tiện vì nhiều mẹ còn bị tiểu són, tiểu khi hắt hơi, tập thể dục…Tuy nhiên, không nên vì thế mà bớt uống nước hay nhịn đi vệ sinh bởi nó sẽ gây ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của mẹ.

– Cách xử lý: Để hạn chế tình trạng tiểu són, các mẹ bầu có thể ngồi ngả người về phía trước khi đi tiểu để giúp bàng quang thải sạch hoàn toàn nước tiểu ra ngoài, không uống nước trước khi ngủ, không uống cafe, tập bài tập Kegel giúp gia tăng sức mạnh vùng cơ xung quanh niệu đạo, khiến bà bầu điều khiển tốt hơn và giảm tình trạng són tiểu

Các bệnh lý thường gặp trong thai kỳ

Lần đầu mang thai chắc chắn các bạn sẽ không khỏi thắc mắc và lo lắng nhiều vấn đề, trong một bài viết chúng tôi chưa thể giải đáp hết được cho các bạn.

Trên đây chỉ là các bệnh thường gặp trong thai kỳ, hy vọng sẽ giúp các bạn vượt qua giai đoạn này một cách dễ dàng.

>> Xem VIDEO B/S chia sẻ các dấu hiệu cần lưu ý khi mang thai <<

video những bệnh thường gặp khi mang thai

II – Để mẹ khỏe, con khoẻ trong suốt thai kỳ, mẹ nên làm gì?

Để giúp mẹ khỏe, con khỏe trong suốt thai kì thì mẹ hãy đặc biệt chú ý vào bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể. Trong đó, đặc biệt quan trọng là bổ sung sắt và canxi, hai chất thường bị thiếu hụt lớn nhất trong quá trình mẹ mang bầu.

Canxi NextG Cal giúp cung cấp đầy đủ lượng canxi một cách nhanh chóng nhất cho mẹ bầu và là sản phẩm được các bác sỹ y khoa tin dùng. Sản phẩm chứa canxi và photpho ở dạng Hydroxyapatite tự nhiên, dưới dạng vi tinh thể (MCHA), cùng với Vitamin K1 và D3 để giúp cung cấp và tăng hấp thụ canxi.

Bệnh thường gặp ở thai kỳĐể bổ sung canxi cho bà bầu nên sử dụng NextG Cal

* Microcrystalline Hydroxyapatite (MCHA) có nguồn gốc từ xương và cung cấp nhiều chất bổ dưỡng vì nó rất giàu canxi, photpho cũng như các chất khoáng cần thiết khác như Magiê, Mangan, kẽm và sắt. MCHA là chất protein tự nhiên với canxi và photpho ở dạng tự nhiên. Tỷ lệ canxi và photpho là 2/1, là một tỷ lệ tự nhiên.

Để được tư vấn thêm về các bệnh thường gặp khi mang thai, mẹ bầu có thể trực tiếp liên hệ đến tổng đài 18001125 miễn phí nhé!

5/5 - (1 bình chọn)

Bình luận (0)

Trả lời

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.

Bài viết liên quan

Mẹ bầu Thu Quỳnh thai đôi vẫn đầy đủ canxi

Không biết có mẹ bầu nào chủ quan như Thu Quỳnh không vì cứ nghĩ ăn nhiều tôm, cua, cá…

Chi tiết

MC Mai Phương “tạm biệt” chuột rút thai kỳ

Khi có bầu 5 tháng, mình bị chuột rút 2 lần, đau điếng cả người. Vì thế, bác sĩ khuyên…

Chi tiết

Chia tay chuột rút cùng mẹ bầu Liêu Hà Trinh

Hello cả nhà! Còn vài ngày nữa Luka sẽ bước sang tuần 30 của thai kỳ rồi. Trinh cũng chạm…

Chi tiết

Bí quyết giúp MC Vân Hugo có một thai kỳ khỏe

“Bầu Vừng có NextG Cal Em bé khỏe mạnh, mẹ càng dẻo dai. Loại canxi duy nhất bác sĩ kê…

Chi tiết