Một biến chứng thai kỳ rất nghiêm trọng do huyết áp tăng cao khiến thai phụ nào cũng lo lắng đó chính là tiền sản giật bởi phụ nữ mang thai dù có huyết áp bình thường cũng có thể bị ở sau tháng thứ 5 của thai kỳ. Vậy tiền sản giật là gì có nguy hiểm không? làm thế nào để nhận biết và phòng tránh nguy cơ? Dưới đây là những nội dung chi tiết về vấn đề này.
Nội dung:
I – Tiền sản giật là gì?
Tiền sản giật là bị gì? Tiền sản giật bệnh học là một biến chứng thường xảy ra khoảng từ tuần thứ 21 của thai kỳ do huyết áp tăng cao và có các dấu hiệu tổn thương các cơ quan khác, thường là thận.
Bệnh lý này có thể gây những biến chứng nghiêm trọng cả mẹ và bé như thai chết lưu, sinh thiếu tháng hoặc sau này bé dễ bị suy dinh dưỡng.
Theo thống kê từ tổ chức y tế thế giới (WHO), có khoảng 2-8% các bà mẹ mang thai mắc tiền sản giật, tỉ lệ tiền sản giật khi mang thai thay đổi ở từng khu vực trên thế giới.
Có khoảng 2-8% thai phụ mức tiền sản giật theo thống kê từ WHO
Trường hợp bị tiền sản giật nặng, siêu âm thai thấy thai chậm tăng trưởng trong tử cung, xét nghiệm chức năng gan giảm với biểu hiện tiểu cầu giảm, men gan tăng cao, creatinin máu tăng cao.
Tình trạng này có thể dẫn đến biến chứng cấp tính là sản giật, có kèm theo cơn co giật và hôn mê.
Đây cũng là một giải đáp cho câu hỏi bị tiền sản giật là gì? tiền sản giật nặng là gì? Phát hiện bằng cách nào?
II – Nguyên nhân gây tiền sản giật ở bà bầu
Hiện nay vẫn chưa có kết luận xác thực cuối cùng về nguyên nhân gây nên tiền sản giật và đang tồn tại nhiều quan điểm khác nhau.
Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu có thể thấy nguyên nhân gây bệnh liên quan đến cả người mẹ và người cha như tuổi tác mang thai, chế độ ăn uống, nhau thai, yếu tố di truyền,…
Bên cạnh quan tâm nguyên nhân gây nên hiện tượng tiền sản giật là gì, chị em cần lưu ý các yếu tố dưới đây có thể làm tăng nguy cơ mắc tiền sản giật:
- Mang thai lần đầu.
- Độ tuổi khi mang thai trên 40 tuổi.
Tuổi mang thai càng lớn tỉ lệ thuận với nguy cơ mắc tiền sản giật
( → Nên đọc: Bà bầu bị đau nhức xương khớp phải làm sao?)
- Thừa cân, béo phì.
- Mang đa thai (thai đôi, thai ba).
- Khoảng cách giữa hai lần mang thai dưới 2 năm hoặc trên 10 năm.
- Tiền sử đã từng bị tiền sản giật hoặc trong gia đình có người mắc tiền sản giật.
- Tiền sử mắc một số bệnh gồm có huyết áp cao, đau nửa đầu, tiểu đường, bệnh lupus, bệnh thận,… cũng là một trong những giải đáp nguy cơ tiền sản giật là gì.
III – Dấu hiệu tiền sản giật là gì?
Dấu hiệu của hội chứng tiền sản giật là gì? – chúng ta có thể nhận biết qua các triệu chứng phổ biến dưới đây:
– Huyết áp tăng cao: Huyết áp càng cao thì nguy cơ mắc tiền sản giật càng tăng. So với trước khi mang thai, nếu chỉ số huyết áp của thai phụ tăng 30mmHg đối với huyết áp tối đa và 15mmHg đối với huyết áp tối thiểu thì có thể thai phụ đang mắc tiền sản giật.
Triệu chứng tiền sản giật là gì? Một số triệu chứng nhận biết khi bị tiền sản giật
– Đau đầu nghiêm trọng
– Tiền sản giật triệu chứng thị lực thay đổi: Mắt mờ đi hoặc tạm thời mất thị lực, mắt nhạy cảm với ánh sáng.
– Đau bụng trên.
– Đi tiểu ít.
– Bên cạnh đó, có một số biểu hiện trùng lặp với các triệu chứng khi mang thai như chân bị phù, buồn nôn, nôn mửa, tăng cân nhanh, khó thở.
– Ngoài ra còn số biểu hiện khác của bệnh nhưng người bệnh khó phát hiện cũng là dấu hiệu tiền sản giật 3 tháng cuối như: Chức năng gan suy giảm, lượng tiểu cầu trong máu giảm, có protein trong nước tiểu, thai phụ gặp vấn đề về thận.
>> Xem VIDEO những dấu hiệu cần lưu ý khi mang thai <<
IV – Bị tiền sản giật có nguy hiểm không? Những biến chứng của tiền sản giật
Biến chứng của tiền sản giật có thể gây nguy hại nghiêm trọng đến sức khỏe của cả mẹ và bé:
1. Đối với mẹ
– Hội chứng HELLP (tán huyết, tăng men gan, giảm tiểu cầu): Các triệu chứng gồm có buồn nôn và nôn, đau đầu, đau bụng trên bên phải. Hội chứng này đặc biệt nguy hiểm vì có thể xảy ra trước khi có dấu hiệu tiền sản giật xuất hiện.
– Sản giật chiếm tỉ lệ 1-5%, là một biến chứng thường gặp ở giai đoạn nặng.
– Chảy máu: xuất huyết võng mạc, chảy máu trong gan, rau bong non (kèm biểu hiện choáng nặng).
– Rối loạn đông máu và suy giảm chức năng gan. Đông máu là một trong những nguyên gây gây tử vong mẹ vì nó rất khó điều trị và hiệu quả mang lại không cao.
Tiền sản giật nguy hiểm như thế nào? Tiền sản giật ở mức độ nặng có thể gây biến chứng sản giật
– Suy thận cấp. Biến chứng này có khả năng gây tử vong cho mẹ đến 23%.
– Phù phổi cấp và suy tim cấp: Biến chứng này thường xảy ra khi chuyển dạ hoặc sau khi đẻ một vài giờ.
– Tử vong do tiền sản giật sản giật: Chảy máu do vỡ bao gan trong hội chứng HELLP, phổi bị phù, đông máu và tan huyết xảy ra rải rác trong lòng mạch, suy thận cấp hoặc các biến chứng từ can thiệp của sản khoa đều có thể gây đến tử vong ở mẹ.
Theo thông tin cập nhật tiền sản giật 2017: Tiền sản giật là nguyên nhân tử vong mẹ 16% ở các nước đã phát triển, ở Việt Nam 29% (2011), trong đó 25% ở 32 tỉnh thành phía Nam (2013).
2. Đối với thai nhi
– Tiền sản giật có thể gây chết lưu, sinh non, suy dinh dưỡng.
Biến chứng của tiền sản giật khi mang thai là gì? Tiền sản giật ở thai phụ có thể gây hiện tượng sinh non
– Ngoài ra, trẻ có thể bị tử vong ngay sau khi sinh do ngạt, chảy máu phổi, chấn thương, chảy máu ở não thất…
Những biến chứng trên giúp chúng ta thấy được mối nguy hiểm của tiền sản giật là như nào. Thai phụ nên trao đổi sớm với bác sĩ khi xuất hiện các triệu chứng của bệnh, phát hiện càng sớm sẽ càng có cơ hội để điều trị tốt hơn.
( → Nên đọc: Bà bầu bị đau nhức răng phải làm sao?)
V – Cách điều trị biến chứng tiền sản giật
Không có cách nào điều trị hết tiền sản giật hơn là việc ngừng quá trình thai nghén. Nếu thai đã đủ tháng, hãy trao đổi với bác sĩ về việc sinh mổ, hiểu rõ về cơ chế tiền sản giật. Nhưng nếu thai quá nhỏ thì đó không phải là một phương pháp tốt.
Trong trường hợp này thai phụ nên đến khám thai, siêu âm, thực hiện các xét nghiệm đều đặn kết hợp ăn uống, sinh hoạt theo chỉ dẫn của bác sĩ để tránh các biến chứng của bệnh gây tổn hại sức khỏe cho mẹ và bé.
Trong trường hợp tiền sản giật nhẹ, các bác sĩ thường cho thai phụ điều trị ngoại trú, nghỉ ngơi tại nhà.
Lúc này, mẹ bầu nên nằm nghiêng phía bên trái, đo huyết áp 2 lần trong ngày, uống đủ nước (2-3 lít), ăn nhạt và tăng đạm. Nếu tình trạng bệnh trở nên nặng hơn, hãy đi khám bất cứ khi nào để có phương án xử trí tiền sản giật kịp thời.
Nằm nghiêng bên trái là tư thế tốt cho mẹ bầu
VI – Tiền sản giật thai kỳ – Những thắc mắc thường gặp
Là biến chứng nguy hiểm nên hầu hết thai phụ đều quan tâm đến những vấn đề liên quan đến bệnh lý tiền sản giật. Một số giải đáp sau đây sẽ giúp các mẹ có thêm thông tin:
1. Tiền sản giật có bị lại không?
Phụ nữ đã từng bị tiền sản giật ở lần mang thai trước sẽ có nguy cơ tái phát tiền sản giật mang thai lần 2 và những lần tiếp theo là khá cao.
Vì vậy những thai phụ thuộc trường hợp này cần có sự tư vấn tiền sản giật, cẩn trọng khi mang thai lần sau, khám thai định kỳ và thường xuyên trao đổi với bác sĩ về tình trạng sức khỏe, những điều xảy ra ở cơ thể cảm thấy bất thường để sớm có biện pháp can thiệp nếu chẳng may tiền sản giật quay trở lại.
2. Xét nghiệm tiền sản giật khi nào?
Bác sĩ sẽ chẩn đoán dựa trên các triệu chứng như: huyết áp tăng và khó thở. Để xác định bệnh tiền sản giật, bác sĩ sẽ thực hiện xét nghiệm máu và kiểm tra protein trong nước tiểu cho thai phụ. Các dấu hiệu chính là huyết áp tăng cao và có protein trong nước tiểu.
Ngoài ra, siêu âm và kiểm tra nhịp tim khi thai nhi chuyển động cũng sẽ được thực hiện. Dựa vào các dấu hiệu này, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận chính xác.
Vì thế thai phụ nên đi siêu âm, kiểm tra thường xuyên theo lịch hẹn của bác sỹ trong suốt thai kỳ, đặc biệt là những tháng cuối để phòng tránh và phát hiện tiền sản giật tuần 37 và khám ngay khi có những biểu hiện như trên.
Thai phụ cần thăm khám và siêu âm theo lịch suốt thai kỳ
3. Tiền sản giật xảy ra khi nào?
Tiền sản giật thường xuất hiện sau tuần thứ 20 của thai kỳ. Rối loạn này cũng có thể gặp ngay trong giai đoạn sớm sau khi đẻ gọi là tiền sản giật sau khi sinh.
4. Tiền sản giật nên ăn gì và kiêng ăn gì?
Vì cân nặng và BMI là hai trong số các yếu tố nguy cơ của tiền sản giật có thể được kiểm soát để giúp giảm nguy cơ của thai phụ. Vì vậy chế độ ăn phù hợp sẽ là việc làm cần thiết cho các mẹ bầu.
❶ Thực phẩm thai phụ bị tiền sản giật nên ăn:
- Thực phẩm có chất chống oxy hóa
Nghiên cứu cho thấy các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như trái cây và rau quả đặc biệt quan trọng để giảm căng thẳng oxy hóa do tiền sản giật.
- Omega 3
Các chất dinh dưỡng góp phần phát triển não bộ như omega 3 đặc biệt quan trọng nếu bạn bị tiền sản giật thai kỳ. Cá là một trong những nguồn omega 3 tốt nhất nên ăn từ hai đến ba lần mỗi tuần trong suốt thai kỳ.
- Thực phẩm giàu canxi
Việc bổ sung canxi đầy đủ là một trong những biện pháp phòng ngừa tiền sản giật hiệu quả. Những thực phẩm như sữa, sữa chua và phô mai, cá hồi và rau bina… là những nguồn canxi tốt nhất.
Bổ sung thực phẩm giàu canxi tốt cho sức khỏe mẹ và sự phát triển của bé
- Axít folic
Axít folic được biết đến để ngăn ngừa dị tật bẩm sinh và giảm nguy cơ sinh non, axit folic có thể được tìm thấy trong rau lá xanh, trái cây họ cam quýt, đậu khô và ngũ cốc tăng cường.
- Sắt
Phụ nữ mang thai cần gấp đôi lượng chất sắt so với phụ nữ không mang thai. Vì vậy, điều quan trọng là bạn cần đảm bảo mình đã uống đủ lượng sắt cần thiết tương ứng trong 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kì. Nguồn sắt tốt tới từ các loại thực phẩm như: thịt đỏ nạc, thịt gia cầm, cá, đậu và rau bina.
- Các loại vitamin
Cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất cho cơ thể sẽ giúp em bé của bạn đầy đủ dưỡng chất, giảm được nguy cơ tiền sản giật ở phụ nữ mang thai, tăng cường sức đề kháng. Vitamin có nhiều trong rau củ, trái cây tươi.
- Magie
Magiê có nhiều trong các loại rau xanh, chứa nhiều chất diệp lục. Ngoài ra, trong lúa mỳ, các loại quả cứng, các loại đậu (đỗ), thịt, hải sản… cũng dồi dào magiê, các sản phẩm từ sữa bò, chocolate cũng chứa một lượng magiê vừa phải.
Một số thực phẩm có chứa magiê
- Vitamin D
Khi theo thức ăn vào cơ thể, thường chỉ khoảng 3040% lượng magiê được hấp thu và Vitamin D3 là chất có tác dụng giúp cơ thể hấp thu magiê tốt hơn.
Các loại cá béo như cá hồi, là một nguồn tuyệt vời của vitamin này cũng giúp xây dựng răng và xương của con bạn. Bên cạnh đó, trứng cũng có vitamin D.
❷ Bệnh tiền sản giật ở phụ nữ mang thai cần kiêng:
- Phủ tạng động vật: như tim, gan, cật (thận)
- Mỡ động vật, bơ
- Một số gia vị cay nóng như: Hạt tiêu, gừng, ớt
- Các loại bánh kẹo ngọt, mứt chứa nhiều đường, các loại nước ngọt
- Tiền sản giật ở thai phụ cần kiêng thực phẩm chế biến sẵn như: Ngũ cốc ăn sáng, mì ăn liền, giò chả, lạp xưởng, đồ hộp, mì chính, bột ngọt, hạt nêm.
- Dưa, cà muối.
- Các loại quả sấy khô.
- Rượu, bia, nước ngọt có đường, đồ uống có ga…
- Thực phẩm sống (thịt sống, trứng trần…), gỏi
Mẹ bầu cần tránh ăn các thực phẩm sống như gỏi, nộm
- Hạn chế các món rán, quay, xào.
- Hạn chế sử dụng các loại quả ép, xay sinh tố (nên ăn cả múi, miếng để có chất xơ).
Có thể thấy, chế độ ăn uống rất quan trọng trong việc phòng và giảm biến chứng tiền sản giật và sản giật vì vậy thai phụ cần đặc biệt chú trọng đến các thực phẩm nạp vào cơ thể mỗi ngày.
Cũng theo phân tích ở trên, canxi sẽ làm giảm nguy cơ mắc tiền sản giật tới 49% ở những phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh thấp và 82% ở phụ nữ có nguy cơ cao.
Để giảm nguy cơ tiền sản giật bộ y tế khuyến cáo, trong 3 tháng đầu, mẹ bầu cần 800mg canxi mỗi ngày, 3 tháng tiếp theo là 1000mg canxi và 1500mg canxi vào 3 tháng cuối.
Do lượng canxi này khá lớn nên bổ sung qua thực phẩm thường không đủ, khi đó cần phải bổ sung thêm canxi từ thuốc hoặc các chế phẩm bổ sung canxi. Trước khi bổ sung nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi bổ sung, để cơ thể hấp thu tối ưu canxi, các mẹ nên lưu ý một số vấn đề sau:
– Không nên bổ sung canxi sau 15 giờ.
– Mỗi lần bổ sung canxi, cơ thể chỉ hấp thụ được tối đa 500mg.
– Bổ sung vitamin D đồng thời với canxi.
– Nên chọn canxi hữu cơ để giảm nguy cơ mắc táo báo, vôi hóa nhau thai, sỏi thận.
Canxi hữu cơ giúp mẹ bầu hấp thu tối đa, tránh táo bón, sỏi thận
– Không nên uống canxi cùng sữa
( → Nên đọc: Tại sao không uống canxi với sữa cùng một lúc?)
– Cần hạn chế sử dụng các sản phẩm như nước ngọt đóng chai, bia rượu, thuốc lá, cafe, trà… sẽ ngăn cản quá trình hấp thụ canxi của cơ thể.
Trên đây là toàn bộ nội dung giúp thai phụ tìm hiểu về tiền sản giật là sao? Để có một thai kì khỏe mạnh, tránh tình trạng tiền sản giật các mẹ nên chú ý hơn trong việc bổ sung canxi cho cơ thể.
Nếu còn thắc mắc hãy để lại bình luận cuối bài viết, đặt câu hỏi trong khung chat hoặc gọi tới tổng đài 1800 1125 (miễn phí cước gọi) để được dược sỹ tư vấn chi tiết.
2 Bình luận