Gãy xương bánh chè là loại chấn thương thường gặp ở vùng gối. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như teo cơ tứ đầu đùi, viêm mủ khớp, xơ hóa gối, vôi hoá các dây chằng, khớp giả, thoái hóa khớp gối… Cùng NextG Cal tìm hiểu kỹ hơn về chấn thương gãy xương bánh chè qua bài viết dưới đây!
Hình ảnh gãy xương bánh chè
Nội dung:
- I – Tổng quan về gãy xương bánh chè
- II – Gãy xương bánh chè có đi lại được không?
- III – Bị gãy xương bánh chè có nguy hiểm không?
- IV – Bị gãy xương bánh chè bao lâu thì lành?
- V – Bị gãy xương bánh chè nên ăn gì và tránh ăn gì?
- VI – Cách điều trị gãy xương bánh chè
- VII – Cách chăm sóc bệnh nhân gãy xương bánh chè
I – Tổng quan về gãy xương bánh chè
Các thông tin chúng tôi chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng gãy xương bánh chè đầu gối. Đồng thời, nắm được các nguyên nhân, biểu hiện và mức độ nguy hiểm khi bị gãy xương bánh chè.
1. Gãy xương bánh chè là như thế nào?
Gãy xương bánh chè thường gặp trong chấn thương ở vùng gối, theo thống kê là chiếm khoảng từ 2% đến 4% tổng số các loại gãy xương.
Gãy xương bánh chè là tình trạng gãy xương phạm khớp trừ gãy cực dưới, có thể gãy đơn thuần hay phối hợp, gãy kín hoặc gãy hở.
2. Nguyên nhân bị gãy xương bánh chè đầu gối
Các nguyên nhân bị gãy xương bánh chè trái và phải gồm:
– Do tác động lực trực tiếp: Gãy xương bánh chè do bị vật cứng đập trực tiếp vào xương hoặc do ngã đập xương bánh chè xuống nền cứng.
– Do tác động gián tiếp: Việc co cấp cẳng chân đột ngột khiến cơ tứ đầu đùi bất ngờ bị co gấp mạnh, xương bánh chè bị kéo và ép mạnh nên bị lồi cầu xương đùi, dẫn tới vỡ ngang xương bánh chè.
Gãy xương bánh chè thường hay gặp trong chấn thương ở vùng gối
3. Biểu hiện bị gãy xương bánh chè
Người bệnh có thể gặp các triệu chứng gãy xương bánh chè như sau:
– Đau nhói mặt trước khớp gối, không thể co duỗi gối.
– Dấu hiệu gãy xương bánh chè là vùng gối bị sưng nề nặng.
– Mất các lõm tự nhiên ở vùng gối.
– Xuất hiện các vết bầm tím dưới da.
– Cảm giác đau nhói khi ấn vào vị trí xương bánh chè bị gãy.
– Có thể sờ thấy khe giãn cách giữa 2 phần xương bị gãy.
4. Bị gãy xương bánh chè có phải mổ không?
Không phải tất cả các trường hợp bị gãy xương bánh chè đều phải mổ. Bệnh nhân thường sẽ được bác sĩ chỉ định mổ trong các trường hợp như không thể sử dụng phương án bó bột bảo tồn do di lệch trong gãy xương bánh chè lớn và xương bánh chè bị gãy hở.
Tùy từng tình trạng và mức độ gãy xương của mỗi người bệnh mà bác sĩ cách điều trị gãy xương bánh chè phù hợp, hiệu quả.
Gãy xương bánh chè sẽ phải mổ khi xương bị gãy hở
( → Xem thêm: Gãy xương đòn (gãy xương quai xanh): Biểu hiện và cách điều trị)
II – Gãy xương bánh chè có đi lại được không?
Xương bánh chè đóng vai trò rất quan trọng trong việc vận động duỗi và gấp gối. Gãy xương bánh chè ít gây ảnh hưởng tới khả năng đi lại trên mặt đường bằng phẳng.
Tuy nhiên, gãy xương bánh chè có thể gây ảnh hưởng tới các động tác liên quan đến gập gối như ngồi thấp, leo cầu thang hoặc ngồi xổm.
Thông thường nếu được điều trị đúng cách và kịp thời, người bị gãy xương bánh chè có thể đi lại và tham gia các hoạt động bình thường sau khoảng 6 tháng.
Nếu được điều trị đúng cách và kịp thời, người bị gãy xương bánh chè hoàn toàn có thể đi lại bình thường
III – Bị gãy xương bánh chè có nguy hiểm không?
Nếu được điều trị sớm và đúng phương pháp, gãy xương bánh chè sẽ liền xương và phục hồi chức năng tốt.
Nhưng nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, gãy xương bánh chè có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:
– Viêm mủ khớp gối.
– Teo cơ tứ đầu đùi.
– Các dây chằng bao khớp bị vôi và xơ hóa, gây khó khăn cho việc vận động gấp duỗi của khớp gối cũng như phục hồi chức năng của chi
– Liền lệch xương bánh chè.
– Biến chứng khớp giả.
– Thoái hoá khớp gối sớm.
Gãy xương bánh chè có thể gây biến chứng thoái hoá khớp gối sớm
IV – Bị gãy xương bánh chè bao lâu thì lành?
Gãy xương bánh chè bao lâu hồi phục? Thời gian điều trị và hồi phục gãy xương bánh chè phụ thuộc vào tình trạng và mức độ gãy xương của từng người bệnh.
Thông thường, nếu gãy xương bánh chè được điều trị sớm và đúng phương pháp thì sau khoảng 3-4 tháng xương có thể phục hồi chức năng khớp gối tốt. Ngược lại, thời gian phục hồi gãy xương bánh chè sẽ lâu hơn nếu việc điều trị muộn và không đúng cách.
Gãy xương bánh chè điều trị bao lâu phụ thuộc vào mức độ gãy xương của từng bệnh nhân
V – Bị gãy xương bánh chè nên ăn gì và tránh ăn gì?
Bên cạnh việc điều trị gãy xương bánh chè theo chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân cũng cần đảm bảo có chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng để xương mau lành và hồi phục.
1. Bị gãy xương bánh chè nên ăn gì?
Các thực phẩm tốt cho người bị gãy xương bánh chè gồm:
– Các thực phẩm giàu canxi: Gồm phô mai, sữa, các loại hạt, sữa chua, cá hồi, cá mòi, hạnh nhân, các loại hạt, cải rổ, cải xoăn, rau chân vịt, quả sung, rau dền, đậu phụ, đậu nành, các loại hải sản…
– Các thực phẩm giàu kẽm: Gồm các loại thịt đỏ (thịt bò, thịt lợn, thịt cừu); động vật có vỏ (hàu, hến, cua, sò); các loại hạt (hạt gai dầu, hạt bí, hạt vừng, hạt lanh, hạt chia); các loại đậu (đậu lăng, đậu xanh); các loại hạt khô (đậu phộng, hạt thông, hạt điều, hạnh nhân); sữa; trứng; ngũ cốc nguyên hạt; sôcôla đen…
– Các thực phẩm giàu photpho: Thịt gia cầm và gia súc; cá; sữa và các sản phẩm từ sữa; quả hạch; các loại hạt; các loại đậu; trứng; tỏi; hoa quả sấy khô; khoai tây; các loại hạt nguyên cám; gan gà…
– Các thực phẩm giàu magie: Gồm sôcôla đen; quả bơ; các loại hạt (hạnh nhân, hạt Brazil, hạt điều, hạt bí ngô, hạt hướng dương, hạt quả hồ đào, hạt lanh, đậu phộng); cây họ đậu (đậu lăng, đậu Hà Lan, đậu xanh, đậu nành); một số loại cá béo (cá hồi, cá thu, cá bơn); các loại rau màu xanh (cải xoăn, rau chân vịt, rau xanh collard, rau cải, rau mù tạt); đậu phụ; ngũ cốc nguyên hạt; chuối….
Các thực phẩm giàu kẽm rất tốt cho người bị gãy xương bánh chè
– Các thực phẩm giàu vitamin B6: Gồm có thịt bò, cá hồi, cá thu, cá ngừ, thịt gà, tôm, trứng, khoai tây, sữa, lúa mì, chuối, trứng, gan động vật, cà rốt…
– Các thực phẩm giàu vitamin B12: Gồm có ngao, cua, hàu, trai, cá mòi, cá ngừ, cá hồi…
– Các thực phẩm giàu axit folic: Gồm chuối, cam, quýt, đậu, lúa mì, thịt gà, bắp cải, súp lơ xanh, bí đao, nấm, hoa quả và nước ép trái cây, mùi tàu, rau diếp, xà lách; các loại đậu như đậu lăng, đậu trắng, đậu Hà Lan, đậu nành, đậu Lima, đậu ván…
2. Bị gãy xương bánh chè kiêng ăn gì?
Các thực phẩm người bị gãy xương bánh chè không nên hoặc hạn chế ăn gồm có:
– Các đồ ăn chiên xào, chứa nhiều dầu mỡ và chất béo
– Đồ ăn nhanh, thực phẩm đóng hộp và thức ăn chế biến sẵn.
– Các đồ uống chứa cồn như rượu, bia.
– Đồ uống có ga, chất kích thích như nước ngọt, cà phê, trà đặc.
– Không hút thuốc lá, thuốc lào.
Các thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ có thể khiến quá trình phục hồi xương diễn ra lâu hơn
VI – Cách điều trị gãy xương bánh chè
Khi nghi ngờ bị gãy xương bánh chè, người bệnh cần nằm bất động và tiến hành sơ cứu bằng cách cố định gãy xương bánh chè tạm thời từ 1/3 giữa đùi đến bàn chân bằng nẹp gỗ trong tư thế gối duỗi hoàn toàn. Khi nẹp cần để chân và gối ở trong tư thế để duỗi thẳng
Ngay sau khi sơ cứu xong, cần đưa bệnh nhân tới bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Sau khi thăm khám gãy xương bánh chè và tiến hành chụp chiếu, căn cứ theo bệnh án gãy xương bánh chè của bệnh nhân, tùy theo mức độ gãy xương bánh chè mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp và phác đồ điều trị gãy xương bánh chè phù hợp, hiệu quả.
1. Điều trị bảo tồn
– Bệnh nhân được chỉ định phương pháp điều trị bảo tồn khi xương bánh chè nhẹ ít gãy lệch hoặc gãy xương bánh chè có di lệch dãn cách dưới 3mm và chênh diện khớp mặt sau xương bánh chè dưới 1mm.
– Bác sĩ chọc hút hết máu tụ trong ổ khớp sau đó tiến hành bó bột toàn bộ đùi bàn chân. Thời gian bó bột thường từ 6 đến 9 tuần.
– Kết hợp dùng thuốc giảm đau và chống sưng nề.
Điều trị bảo tồn gãy xương bánh chè bằng cách bó bột
2. Phẫu thuật gãy xương bánh chè
Điều trị phẫu thuật được bác sĩ chỉ định đối với các trường hợp bệnh nhân bị gãy xương bánh chè hở hoặc mức độ di lệch của các xương bánh chè bị gãy lớn không thể điều trị bằng phương pháp bó bột bảo tồn.
Một số phương pháp kết xương được sử dụng trong phẫu thuật gãy xương bánh chè đó là: Quấn thép quanh chu vi Berger; khâu cố định xương bằng chỉ nylon hoặc chỉ thép; sử dụng đinh Kirschner và buộc dây néo ép số 8.
Phương pháp kết xương quấn thép quanh chu vi Berger
3. Điều trị phục hồi chức năng gãy xương bánh chè
❶ Các bài tập gãy xương bánh chè ở giai đoạn bất động khớp gối:
– Tập co cơ tĩnh 10 giây/lần trong nẹp và bột, mỗi ngày ít nhất 10 lần.
– Tập cử động các khớp cổ chân, háng để tăng cường tuần hoàn.
– Khi bột khô, người bệnh cần đứng dậy để tập đi với nạng.
Bài tập phục hồi chức năng sau gãy xương bánh chè
❷ Các bài tập phục hồi chức năng sau gãy xương bánh chè chè ở giai đoạn sau bất động (sau khi tháo nẹp gãy xương bánh chè hoặc tháo bột):
– Xoa bóp chống kết dính xung quanh xương bánh chè, quanh khớp và sẹo mổ.
– Cử động xương bánh chè theo chiều ngang và chiều dọc.
– Tập luyện kỹ thuật
– Tập duỗi hoàn toàn khớp gối.
– Tập luyện gập gối theo xu hướng tăng dần.
– Gia tăng sức mạnh cơ đùi bằng cách tập cản sức với tạ, ghế chuyên dụng và bao cát.
– Các bài tập xuống tấn, đi lên xuống cầu thang, đạp xe đạp.
Ngoài ra, khoảng 2 tuần sau khi phẫu thuật, bệnh nhân có thể điều trị kết hợp với các phương pháp vật lý trị liệu gãy xương bánh chè như: điện xung, hồng ngoại, điện phân …
Khi thực hiện các bài tập vận động khớp gối, nếu thấy khớp gối bị sưng nề nhiều người bệnh giảm cường độ tập đồng thời chườm lạnh khớp gối.
VII – Cách chăm sóc bệnh nhân gãy xương bánh chè
Khi chăm sóc người bệnh bị gãy xương bánh chè cần lưu ý một số vấn đề sau:
– Chú ý nghỉ ngơi đầy đủ, tránh làm việc quá sức gây căng thẳng.
– Cần hạn chế vận động khi đang trong thời gian điều trị.
– Khi bệnh cải thiện không nên đi lại ngay và đứng quá lâu, mang vác nặng.
– Chỉ nên vận động, tập thể thao nhẹ nhàng.
– Khám định kỳ theo đúng lịch hẹn của bác sĩ.
– Bổ sung canxi giúp xương mau lành và phục hồi.
NextG Cal là viên uống canxi hữu cơ được chiết xuất từ xương bò non có chứa canxi và photpho ở dạng Hydroxyapatite tự nhiên dưới dạng vi tinh thể (MCHA), kết hợp cùng với vitamin D3 và K1 sẽ giúp cung cấp và tăng hấp thu canxi. Không chỉ vậy, thành phần MCHA trong NextG Cal còn chứa các khoáng chất quan trọng và thiết yếu khác cho cơ thể như magie, mangan, sắt và kẽm…
Viên uống canxi NextG Cal giúp bổ sung canxi cho xương chắc khỏe
( →Tìm hiểu chi tiết viên uống canxi NextG Cal NGAY TẠI ĐÂY)
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về việc gãy xương bánh chè hoặc muốn biết thêm thông tin về sản phẩm viên uống canxi NextG Cal, hãy nhanh chóng gọi điện tới tổng đài 1800 1125 để được dược sĩ tư vấn trực tiếp.