Nguyên nhân và cách xử lý khi bị tê tay chân sau sinh

Sinh xong bị tê tay chân là triệu chứng rất thường gặp ở chị em phụ nữ, đặc biệt là những người mẹ sinh con khi đã ngoài 30 tuổi. Vấn đề này khiến không ít phụ nữ cảm thấy rất lo lắng và mệt mỏi. Dưới đây là cách xử lý khi bị tê tay chân sau khi sinh cho các mẹ bỉm sữa có thể áp dụng.

I – Vì sao phụ nữ sau sinh bị tê tay?

Sau khi sinh, cơ thể người phụ nữ cho con bú thường bị thiếu một số loại vitamin nhóm B khiến cho dây thần kinh ngoại vi bị ngưng trệ hoạt động, máu huyết lưu thông kém, từ đó khiến phụ nữ sau sinh bị tê tay chân.

Bên cạnh đó, bệnh tê chân sau sinh mổ và sinh thường ở phụ nữ còn có thể phát sinh do tình trạng thiếu hụt canxi  và các khoáng chất như kali, phốt pho, magiê,… do cơ thể người mẹ phải cung cấp nhiều cho thai nhi trong quá trình mang thai, đặc biệt là giai đoạn cuối thai kỳ.

Đồng thời, sau khi sinh người mẹ không có thời gian nghỉ ngơi hợp lý, làm việc nhà, thức đêm chăm con, vận động quá nhiều, thường xuyên khiến cho xương khớp bị thoái hóa, kém linh hoạt, từ đó dễ gây tê tay sau khi sinh mổ và sinh thường.

Mặt khác, nếu trước khi mang thai hoặc sau khi sinh người mẹ mắc một số bệnh lý liên quan đến xương khớp như: viêm xương khớp, giãn dây chằng, thoái hóa xương khớp, đau thần kinh tọa,… thì hiện tượng bị tê chân sau khi sinh mổ và sinh thường xảy ra là điều tất yếu.

II – Triệu chứng tê chân, tê tay sau sinh

Phụ nữ ngoài 30 tuổi thường bị tê tay sau sinh mổ hoặc sinh thường, nặng hơn là đau tay, tê bàn tay và các ngón tay, đặc biệt các ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa.

Mẹ sau sinh bị tê đầu ngón tay nhẹ thường cảm thấy buồn bẳn, khó chịu, tê buốt như bị kim châm ở bàn tay, đau cổ tay, lòng bàn tay hoặc cẳng tay; nặng hơn thì cảm thấy đau rát và nhức nhối lan cả xuống cẳng tay và cánh tay, có khi bàn tay yếu và tê cứng không cử động được.

Bệnh tê tay chân sau sinh có thể xảy ra ở cả hai bàn tay, nhưng thường gặp nhiều hơn ở tay thuận khiến chị em cầm, nắm rất khó khăn, thường xuyên phải lắc bàn tay để bớt khó chịu. 

Triệu chứng tê tay, nhức chân sau sinh mổ hoặc sinh thường càng tăng nặng hơn vào ban đêm, làm cho chị em khó ngủ.

Phụ nữ sau sinh hay bị tê tay lâu ngày mà không được điều trị đúng cách sẽ khiến cho chị em có thể mất cảm giác ở các ngón tay, ngón tay cái có thể bị yếu, nguy hiểm hơn là bắp thịt bàn tay ở dưới ngón cái bị teo nhỏ lại. 

III – Tê tay chân sau sinh có nguy hiểm không?

Tê tay chân đơn thuần thường không nguy hiểm và có thể biến mất sau vài tháng nhưng cũng có trường hợp gây ra nhiều hậu quả và biến chứng. Không chỉ khiến người mẹ khó chịu, gặp khó khăn trong việc cầm nắm, đi đứng, sinh hoạt hàng ngày.

Nếu để tình trạng này kéo dài mà không được điều trị đúng cách và kịp thời đôi khi có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe như:

– Sức khỏe bị suy giảm nghiêm trọng.

– Cơ thể suy nhược và mệt mỏi.

– Mất ngủ, ngủ không sâu và không ngon giấc.

– Mất cảm giác ở các ngón tay, ngón tay cái có thể bị yếu.

– Bắp thịt bàn tay ở dưới ngón cái bị teo nhỏ lại.

Do đó, ngay khi phát hiện triệu chứng bị tê tay chân sau sinh, các mẹ nên sắp xếp đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để được điều trị kịp thời, tránh bệnh trở nặng và gây ra những hậu quả nguy hiểm.

IV – Các biện pháp điều trị tê tay chân sau sinh đơn giản, hiệu quả

Vì sao phụ nữ sau sinh bị tê tay chân? Sau khi sinh, sức khỏe của người mẹ thường khá yếu, nếu không được chăm sóc đúng cách cộng với việc sau sinh hay bị tê tay chân càng khiến tình trạng thêm phức tạp.

Tuy nhiên, thay vì phải lo lắng quá nhiều, cách tốt nhất là người mẹ nên đến các cơ sở y tế gần nhất để bác sĩ có thể thăm khám và có cách chữa tê tay sau sinh hiệu quả.

Song song với các phương pháp điều trị của bác sĩ chuyên khoa, chị em có thể dùng thêm các biện pháp hỗ trợ dưới đây để tình trạng bà đẻ bị tê tay chân nhanh khỏi:

1. Mẹ sau sinh bị tê tay chân có thể chườm nóng cho dễ chịu

Chườm nóng có tác dụng kích thích lưu thông máu, giúp giảm đau và giảm cảm giác khó chịu khi bị tê tay chân sau khi sinh

Chị em có thể sử dụng gừng rang muối hoặc ngải cứu rang muối để chườm lên chỗ đau mỏi kết hợp với mát-xa vùng bả vai, khớp cổ tay… để ngăn chặn tê đầu ngón tay sau sinh.

2. Tránh hoạt động mạnh khiến sau sinh bị tê tay chân càng nặng hơn

Vận động nhẹ nhàng cũng là 1 cách trị tê tay sau sinh vì nó giúp cho các chị em lưu thông khí huyết, tinh thần phấn chấn, thoải mái. 

Tuy nhiên, khi bị tê bì chân tay sau sinh, chị em không nên hoạt động mạnh, tránh xoay cổ tay mạnh vì dễ gây tổn thương các dây thần kinh ở đầu ngón tay.

Lúc đó, chị em nên nghỉ ngơi, hạn chế vận động mà tiến hành các phương pháp xoa bóp giúp giãn cơ, giảm đau là tốt nhất.

3. Có chế độ dinh dưỡng tốt để tránh bị tê ngón tay sau sinh

Làm sao để hết tê tay sau sinh? Bên cạnh việc thăm khám để xác định nguyên nhân, các bà mẹ sau sinh cần chú ý chế độ ăn uống và tập luyện đúng cách để tránh bị tê tay sau khi sinh

Các chị em không nên ăn uống kiêng khem quá mức mà cần có chế độ ăn uống giàu canxi, giàu vitamin khoáng chất cho xương chắc khỏe, phòng ngừa thiếu hụt dinh dưỡng dẫn đến tình trạng đẻ xong bị tê tay chân.

3.7/5 - (3 bình chọn)

2 Bình luận

  • Avatar

    Khách

    26/07/2019

    Sau sinh mổ e bị đâu chân và lưng còn bị tê tay chân lữa nguyên nhân làm sao và điều trị thế nào ạ

    • Avatar

      Canxi NextG Cal

      01/08/2019

      Chào bạn, triệu chứng đau mỏi chân, đau lưng, tê bì chân tay là 1 biểu hiện của thiếu canxi sau sinh. Bạn chú ý ăn uống điều độ, đặc biệt là các thực phẩm giàu canxi như tôm, cá, trứng , sữa, rau xanh lá đậm… kết hợp uống thêm thuốc bổ sung canxi như NextG Cal.
      Để được tư vấn kỹ hơn bạn có thể chat trực tiếp với dược sỹ tại đây nhé: m.me/nextgcal.vn

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Đăng kí để được tư vấn miễn phí

    -->